CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu (làm sạch dữ liệu, thống kê mô tả mẫu, kết quả kiểm định thang đo, phân tích tương quan và hồi quy), thảo luận kết quả nghiên cứu.
4.1. Làm sạch dữ liệu
Phiếu khảo sát chính thức được phát đến các đối tượng khảo sát là các du khách trong nước đi theo các tour du lịch đến thăm quan tại các điểm du lịch trên địa bàn TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Phiếu khảo sát chính thức được phát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Việc phát phiếu khảo sát chủ yếu thực hiện vào các ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật), vì đây là những ngày nghỉ của tác giả và vào những ngày này du khách thường đến Cam Ranh nhiều hơn, thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu.
Trong số 250 phiếu khảo sát được phát ra có 244 phiếu khảo sát được hồi đáp, trong đó có 7 phiếu khảo sát không hợp lệ được loại ra (chỉ chọn trả lời một lựa chọn, không nghiêm túc trong trả lời, trả lời quá trung lập, trả lời theo quy luật,…). Phiếu khảo sát hợp lệ cuối cùng được sử dụng cho quá trình phân tích số liệu là 237 phiếu thoả mãn yêu cầu tối thiểu của việc lấy mẫu ( ≥ 115 phiếu) đạt tỷ lệ hồi đáp là 97,6% và số phiếu hợp lệ đạt 97,1% trong tổng số phiếu trả lời.
4.2. Thống kê mô tả về mẫu khảo sát
Dựa vào thông tin về cá nhân đối tượng khảo sát trong các phiếu khảo sát hợp lệ thu về (237 phiếu hợp lệ), tác giả lập bảng phân bố mẫu như sau :
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt phân bố mẫu khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Chọn Điểm Đến
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Của Tác Giả Tóm Tắt Chương 2
- Phân Tích Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha
- Độ Phù Hợp Của Mô Hình Và Kiểm Định Anova
- Liên Quan Đến Nhân Tố Động Cơ Đi Du Lịch Của Khách
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến du lịch của du khách nội địa - một nghiên cứu tại Cam Ranh - Khánh Hòa - 10
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nam | 107 | 45,2 | |
Nữ | 130 | 54,8 | |
Độ tuổi | Dưới 22 tuổi | 28 | 11,7 |
Từ 22 đến 30 tuổi | 115 | 48,6 | |
Từ 31 đến 40 tuổi | 56 | 23,7 | |
Từ 41 đến 50 tuổi | 27 | 11,4 | |
Từ 51 đến 60 tuổi | 8 | 3,4 | |
Trên 61 tuổi | 3 | 1,2 | |
Nghề nghiệp | Học sinh và sinh viên | 28 | 11,7 |
CBCC và VC nhà nước | 44 | 18,4 | |
Tiểu thương | 74 | 31,2 | |
Công nhân | 58 | 24,5 | |
Khác | 34 | 14,2 | |
Thu nhập TB/tháng | Dưới 5 triệu đồng | 44 | 18,6 |
Từ 5 triệu đến 7 triệu đồng | 149 | 62,7 | |
Trên trên 7 triệu đến 10 triệu đồng | 36 | 15,4 | |
Trên 10 triệu đồng | 8 | 3,3 |
Nguồn: Tác giả xử lý
Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ các thành phần trong mẫu khảo sát theo giới tính là khá đồng đều. Thứ hai là khá phù hợp với thực tế là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên mặc dù là vào mùa hè, song số lượng khách là học sinh sinh viên không nhiều (do họ vẫn phải học, vào các năm khác thì số lượng này khá đông). Thứ 3 là về nghề nghiệp thì tỷ lệ chiếm cao nhất là tiểu thương và công nhân, vì do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thời trước đó họ không đi du lịch và họ tranh thủ vào ngày nghỉ đến Cam Ranh nghỉ mát và tranh thủ đi các tour du lịch đến Cam Ranh thăm quan (chủ yếu là đi theo
đoàn) và điều này cũng tương ứng với nhóm khách có thu nhập trung bình hàng tháng từ 5 đến 10 triệu đồng.
4.3. Kiểm định thang đo
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng cao hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha
> 0,6 do đó đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (tính nhất quán).
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
Nhân tố Động cơ đi du lịch: Cronbach’s Alpha = 0.842 | ||||
DC01 | 17.2996 | 3.736 | .684 | .800 |
DC02 | 17.3080 | 3.849 | .665 | .806 |
DC03 | 17.2743 | 3.801 | .675 | .803 |
DC04 | 17.4093 | 3.607 | .634 | .817 |
DC05 | 17.2405 | 3.988 | .590 | .825 |
Nhân tố Hình ảnh điểm đến : Cronbach’s Alpha = .827 | ||||
HA06 | 16.5865 | 4.540 | .602 | .799 |
HA07 | 16.4219 | 4.872 | .590 | .804 |
HA08 | 16.6667 | 4.248 | .681 | .776 |
HA09 | 16.6878 | 4.241 | .626 | .793 |
HA10 | 16.6751 | 4.322 | .631 | .791 |
Nhân tố Khả năng tiếp cận : Cronbach’s Alpha = .742 | ||||
TC11 | 16.6667 | 3.257 | .516 | .693 |
TC12 | 16.4262 | 3.220 | .558 | .678 |
TC13 | 16.6835 | 3.005 | .552 | .678 |
TC14 | 16.8186 | 3.166 | .512 | .694 |
16.5443 | 3.545 | .491 | .736 | |
Nhân tố Nguồn thông tin về điểm đến : Cronbach’s Alpha = .789 | ||||
TT16 | 8.8101 | 1.095 | .672 | .667 |
TT17 | 8.7257 | 1.098 | .656 | .685 |
TT18 | 8.9114 | 1.148 | .564 | .784 |
Nhân tố Quyết định chọn điểm đến: Cronbach’s Alpha = .728 | ||||
QD19 | 16.8734 | 3.509 | .462 | .692 |
QD20 | 16.9958 | 3.309 | .507 | .674 |
QD21 | 16.9873 | 3.385 | .509 | .674 |
QD22 | 17.0844 | 3.450 | .425 | .706 |
QD23 | 17.0042 | 3.182 | .540 | .660 |
Nguồn: Kết quả từ phân tích SPSS
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập:
Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện để kiểm định độ hội tụ của các biến thành phần và khái niệm. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ (các biến quan sát hội tụ về cùng 1 nhân tố) và giá trị phân biệt (thuộc về nhân tố này và phải phân biệt với nhân tố khác). Kết quả phân tích nhân tố khám phá theo phương pháp Principal Component với phép xoay Varimax cho thấy có 4 nhân tố được rút ra theo tiêu chí eigenvalue (số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 và phương sai trích > 0,5 (Gerbing và Anderson, 1988) với các tham số thống kê (kiểm định Bartlett, kiểm định KMO, kích thước mẫu) đều đạt tiêu chuẩn. Các biến quan sát đều đạt giá trị hội tụ và phân biệt.
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập KMO and Bartlett's Test
.739 | ||
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 1564.181 |
Df | 325 | |
Sig. | .000 |
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues | Extraction Sums of Squared Loadings | Rotation Sums of Squared Loadings | |||||||
Total | % of Varianc e | Cumula tive % | Total | % of Varianc e | Cumula tive % | Total | % of Varianc e | Cumula tive % | |
1 | 5.064 | 19.478 | 19.478 | 5.064 | 19.478 | 19.478 | 4.906 | 18.870 | 18.870 |
2 | 3.372 | 12.970 | 32.448 | 3.372 | 12.970 | 32.448 | 3.242 | 12.468 | 31.338 |
3 | 3.051 | 11.733 | 44.181 | 3.051 | 11.733 | 44.181 | 3.197 | 12.296 | 43.634 |
4 | 2.912 | 11.200 | 55.381 | 2.912 | 11.200 | 55.381 | 3.054 | 11.747 | 55.381 |
Nguồn: Kết quả từ phân tích SPSS
Ma trận các nhân tố sau xoay
Rotated Component Matrixa
Component | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | |
DC04 | .810 | |||
DC05 | .675 | |||
DC03 | .669 | |||
DC01 | .639 | |||
DC02 | .584 | |||
TC12 | .751 | |||
TC13 | .625 |
.622 | ||||
TC11 | .611 | |||
TC10 | .602 | |||
HA07 | .819 | |||
HA08 | .681 | |||
HA09 | .660 | |||
HA06 | .621 | |||
HA10 | .548 | |||
TT17 | .823 | |||
TT16 | .722 | |||
TT18 | .553 |
Nguồn: Kết quả từ phân tích SPSS
Từ kết quả trên, cho thấy hệ số KMO = .739 > 0,5 và kiểm định Barlett: Sig = 0,000 < 0,05, suy ra dữ liệu phù hợp để để thực hiện phân tích nhân tố khám phá và việc phân tích nhân tố là phù hợp đối với tập dữ liệu đang xét. Số lượng 4 nhân tố được trích ra đều có giá trị eigenvalue lớn hơn 1 (đạt tiêu chuẩn) và phương sai trích > 0,5 bằng 55.381% (đạt tiêu chuẩn), điều này có nghĩa là 4 nhân tố được rút ra có thể giải thích được 55.381% sự biến thiên của tập dữ liệu. Các biến đều đạt giá trị hội tụ và phân biệt, có nghĩa là biến quan sát có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Sau khi xoay các nhân tố, ta thấy sự tập trung của các quan sát theo từng nhân tố đã khá rõ ràng. Bảng kết quả phân tích cho thấy có tất cả 18 biến quan sát tạo ra 4 biến độc lập. Đó là:
- Động cơ đi du lịch (DCDL): DC01, DC02, DC03, DC0, DC05.
- Hình ảnh điểm đến (HADD): HA06, HA07, HA08, HA09, HA10.
- Khả năng tiếp cận (KNTC): TC11, TC12, TC13, TC14, TC15.
- Nguồn thông tin về điểm đến (TTDD): TT16, TT17, TT18.
4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc:
Thang đo nhân tố Quyết định chọn điểm đến (QDC) được đưa vào phân tích nhân tố bằng phương pháp Principle components bao gồm 5 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy 5 biến quan sát trên đều thuộc một nhân tố với các tham số kiểm định thống kê đều thỏa mãn yêu cầu.
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .828 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 319.337 |
Df | 10 | |
Sig. | .000 |
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố với biến phụ thuộc KMO and Bartlett's Test
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues | Extraction Sums of Squared Loadings | |||||
Total | % of Variance | Cumulative % | Total | % of Variance | Cumulative % | |
1 | 3.275 | 65.498 | 65.498 | 3.275 | 65.498 | 65.498 |
2 | 0.693 | 13.857 | 79.355 | |||
3 | 0.412 | 8.230 | 87.585 | |||
4 | 0.354 | 7.078 | 94.664 | |||
5 | 0.267 | 5.336 | 100.000 |
Từ kết quả trên cho thấy: Giá trị KMO = .828 > 0,5 và kiểm định Barlett: Sig = 0,000 < 0,05, suy ra dữ liệu phù hợp để để thực hiện phân tích nhân tố khám phá và các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể, việc phân tích nhân tố là phù hợp đối với tập dữ liệu đang xét. Có nghĩa
là 5 biến quan sát QD23, QD20, QD21, QD22 và QD19 có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.
Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA cho các biến phụ thuộc
Hệ số tải | |
QD23 | .810 |
QD20 | .675 |
QD21 | .669 |
QD22 | .639 |
QD19 | .584 |
Eigenvalues | 3.275 |
Phương sai trích | 65.498% |
Nguồn: Kết quả từ phân tích SPSS
Đối với kết quả phân tích trên, ta thấy một nhân tố được trích ra có giá trị eigenvalue lớn hơn 1 (= 3.275, đạt tiêu chuẩn) và phương sai trích > 0,5 bằng 65.498% (đạt tiêu chuẩn), do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp. Như vậy, ta thu được nhân tố Quyết định chọn điểm đến (QDC) với 5 biến quan sát: QD19, QD20, QD21, QD22 và QD19.
Từ các kết quả trên ta có các giả thuyết nghiên cứu sau:
- H1: Có mối liên hệ giữa nhân tố Động cơ đi du lịch (DCDL) và nhân tố Quyết định chọn điểm đến (QDC).
- H2: Có mối liên hệ giữa nhân tố Hình ảnh điểm đến (HADD) và nhân tố Quyết định chọn điểm đến (QDC).
- H3: Có mối liên hệ giữa nhân tố Khả năng tiếp cận (KNTC) và nhân tố Quyết định chọn điểm đến (QDC).
- H4: Có mối liên hệ giữa nhân tố Nguồn thông tin về điểm đến
(TTDD) và nhân tố Quyết định chọn điểm đến (QDC).
4.4. Phân tích tương quan và hồi quy