Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Của Tác Giả Tóm Tắt Chương 2


khách trong nước”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Bình Thuận là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của du khách trong nước: nguồn nhân lực, giá cả dịch vụ hợp lý, sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ, điểm đến an toàn, môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng du lịch.

Hình 2 7 Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thanh Liêm Nguồn Hoàng Thanh Liêm 2015 Các 1


Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thanh Liêm

Nguồn : Hoàng Thanh Liêm (2015)


Các giả thuyết nghiên cứu:

+ H1: Nguồn nhân lực: Hướng dẫn viên, nhân viên,… du lịch lịch sự, vui vẻ, nhiệt tình, phong cách chuyên nghiệp có tác động cùng chiều với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của KDL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

+ H2: Giá cả dịch vụ hợp lý: Giá cả dịch vụ có tác động cùng chiều với sự lưa chọn điểm đến của du lịch Bình Thuận.

+ H3: Đa dạng về các sản phẩm dịch vụ: Sự đa dạng các loại sản phẩm, dịch vụ: Dịch vụ ăn uống, mua sắm,… có tác động cùng chiều với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của KDL .


+ H4: Điểm đến an toàn: Điểm du lịch luôn đảm bảo an toàn cho du khách có tác động cùng chiều với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận .

+ H5: Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên trong lành, Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, phong phú, hài hòa có tác động cùng chiều với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của KDL

+ H6: Cơ sở hạ tầng du lịch tốt có tác động cùng chiều với sự lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của KDL.

Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua xử lý 325 phiếu khảo sát ý kiến của du khách trong nước đến Bình Thuận du lịch trong thời gian từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 6 yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách trong nước là: Nguồn nhân lực, Giá cả dịch vụ hợp lý, Sự đa dạng về các loại sản phẩm dịch vụ, Điểm đến An toàn, Môi trường tự nhiên, Cơ sở hạ tầng du lịch. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố có sự tác động mạnh nhất và môi trường tự nhiên là yếu tố có sự tác động yếu nhất.

Từ đó, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị để nâng cao sự lựa chọn của du khách trong nước đối với du lịch Bình Thuận.

- Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương (2016) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp và đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến sự lựa chọn cũng như hành vi dự định của người dân Hà Nội đối với 2 điểm đến là Huế và Đà Nẵng.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 4 yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến du lịch Huế và Đà Nẵng của du khách Hà Nội: động cơ bên trong, cảm nhận về điểm đến, nguồn thông tin điểm đến, thái độ với diểm đến.


Hình 2 8 Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương Nguồn Hoàng Thị Thu Hương 2

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương

Nguồn : Hoàng Thị Thu Hương (2016)

Các giả thuyết nghiên cứu :

- Giả thuyết H1: Động cơ bên trong có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.

- Giả thuyết H2: Cảm nhận về điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.

- Giả thuyết H3: Nguồn thông tin điểm đến có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.

- Giả thuyết H3: Thái độ với diểm đến có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.

Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua xử lý 938 phiếu khảo sát ý kiến của du khách Hà Nội đến Huế và Đà Nẵng du lịch trong thời gian từ năm 2015 đến 2016. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 4 yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn Huế và Đà Nẵng là điểm đến du lịch của khách du lịch người Hà Nội: động cơ bên trong, cảm nhận về điểm đến, nguồn thông tin điểm đến, thái độ với diểm đến. Trong đó, nguồn thông tin điểm đến là yếu tố có sự tác động mạnh nhất và cảm nhận về điểm đến là yếu tố có sự tác động yếu nhất.


Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là người dân Hà Nội khi chọn điểm đến Huế, Đà Nẵng nói riêng và những điểm đến có đặc trưng loại hình du lịch văn hóa và du lịch biển nói chung.

2.5. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất


2.5.1. Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất


2.5.1.1. Động cơ đi du lịch


Động cơ đi du lịch là yếu tố đẩy hối thúc con người quyết đi định du lịch với mong muốn của du khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình và mong muốn tự khám phá những điều mới lạ (Um và Crompton, 1979). Động cơ đi du lịch chính là nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, tìm kiếm những điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch hay được xem như là cơ sở nền tảng ảnh hưởng đến cách hành xử của khách du lịch (Crompton, 1979). Khách du lịch mong muốn đến một nơi nào đó để thăm quan những điểm du lịch mới, khám phá và được trải nghiệm (Trần Thị Kim Thoa, 2015), đồng thời mong muốn thăm quan các danh lam thắng cảnh và tìm hiểu về các giá trị văn hóa tại điểm đến (Hoàng Thị Thu Hương, 2016). Từ đây có giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H1: Động cơ đi du lịch của khách du lịch trong nước ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch.

2.5.1.2. Hình ảnh điểm đến


Hình ảnh và nét đặc trưng của điểm đến (image và character) là nét đặc trưng cho điểm đến là một yếu tố rất quan trọng để thu hút khách đến với một điểm đến bất kỳ, nó nhấn mạnh ở các khía cạnh như: tính đặc trưng, phong cảnh, văn hóa, môi trường, mức độ an toàn, mức độ tiện nghi, tính thân thiện của người dân địa phương hoặc là sự kết hợp của các yếu tố này (Mike và


Caster, 2007). Đây là tập hợp các yếu tố liên quan đến tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, sự an toàn của điểm đến, sự thân thiện và mến khách của người dân (Trần Thị Kim Thoa, 2015 và Hoàng Thanh Liêm, 2015). Từ đây có giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H2: Hình ảnh điểm đến ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

2.5.1.3. Khả năng tiếp cận


Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch (Accessibility) thể hiện ở tính dễ dàng và thuận tiện trong việc di chuyển tới điểm đến và di chuyển tại điểm đến (Mike và Caster, 2007). Khả năng tiếp cận thể hiện ở vị trí điểm đến gần nơi khách du lịch sinh sống (hay lưu trú) và thể hiện qua việc du khách có thể dể dàng đặt các tour du lịch đến các điểm đến, có nhiều tour du lịch cho du khách lựa chọn, giá các tour phù hợp và phương tiện di chuyển có chất lượng tốt (Trần Thị Kim Thoa, 2015). Từ đây có giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H3: Khả năng tiếp cận ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

2.5.1.4. Nguồn thông tin về điểm đến


Nguồn thông tin về điểm đến du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến của du khách. Trước khi đi du lịch đến một nơi nào đó, khách du lịch sẽ tìm kiếm nguồn thông tin liên quan đến điểm này. Các nguồn thông tin có thể bao gồm cả thông tin bên trong và thông tin bên ngoài, các thông tin phi chính thức từ người thân bạn bè và chính thức từ quảng cáo của các công ty lữ hành. Các nguồn thông tin về điểm đến mà du khách có thể biết qua phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo chí và đặc biệt là qua các kênh của mạng Internet: website, zalo, facebook,…), du khách cũng thường tham khảo các nguồn


thông tin qua quảng cáo của các công ty lữ hành (Trần Thị Kim Thoa, 2015 và Hoàng Thị Thu Hương, 2016). Từ đây có giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H4: Nguồn thông tin về điểm đến ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

2.5.1.5. Cơ sở hạ tầng du lịch


Cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố hữu hình tại điểm đến phục vụ các nhu cầu cần thiết cho du khách, như các hệ thống cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, resort, homestay,…), hệ thống cơ sở ăn uống, các khu (hay trung tâm) vui chơi giải trí và mua sắm (Um và Crompton, 1979; Mike và Caster (2007). Nếu tại điểm đến có nhiều cơ sơ lưu trú (nhất là các cơ sở lưu trú cao cấp) và có nhiều cơ sở ăn uống (nhất là các cơ sở ăn uốn sang trang trọng và có nhiều món ăn ngon), cũng như tại điểm đến có nhiều khu vui chơi và mua sắm hấp dẫn thì sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến của du khách (Hoàng Thanh Liêm, 2015). Từ đây có giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H5: Cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước.

2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Dựa trên những đặc điểm của điểm đền huyện Cam Ranh, cơ sơ lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, tác giả đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Cam Ranh làm điểm đến du lịch của du khách trong nước là: động cơ đi du lịch, hình ảnh điểm đến du lịch, khả năng tiếp cận, nguồn thông tin điểm đến, cơ sở hạ tầng du lịch.


Hình 2 9 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Tóm tắt chương 2 Chương 2 3


Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến du lịch và khách du lịch, điểm đến du lịch, khái quát về điểm đến du lịch huyện Cam Ranh, hệ thống cơ sở lý thuyết chung về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến của du khách và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Cam Ranh là điểm đến du lịch của du khách trong nước, gồm: động cơ đi du lịch, hình ảnh điểm đến, khả năng tiếp cận, nguồn thông tin về điểm đến, cơ sở hạ tầng du lịch. Sau đó đưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sơ bộ (thiết kế thang đo sơ bộ, thảo luận nhóm, điều chỉnh mô hình và các giả thuyết, điều chỉnh thang đo và mã hóa), phương pháp nghiên cứu chính thức (thiết kế phiếu khảo sát chính thức, kích thước mẫu và chọn mẫu, cơ sở lý thuyết về phân tích dữ liệu).

3.1. Quy trình nghiên cứu


Dựa theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) và dựa trên thực tế nội dung nghiên cứu của đề tài, thì quy trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước như sau:

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu Nguồn Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang 2007 4


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007)

3.2. Nghiên cứu định tính sơ bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023