2.1.2 Vị trí địa lý
2.1.2.1 Thuận lợi
Tọa độ địa lý: Đảo Bình Ba ở khoảng vĩ độ 11.8376780 Bắc, kinh độ 109.2401930 Đông.
Bình Ba là một hòn đảo nhỏ thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía nam, cách cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) 15 km về phía đông, cách trung tâm thành phố Cam Ranh 7 hải lý, nằm cách đất liền khoảng 20km (12 hải lý), cách sân bay 17 km đường bộ và 20km đường biển, phía Bắc giáp cửa nhỏ vịnh Cam Ranh, phía Nam giáp cửa lớn vịnh Cam Ranh, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp vịnh Cam Ranh. Một trong những nơi đón Bình Minh sớm nhất tại Việt Nam.
Cái tên gọi Bình Ba đã trở nên quen thuộc và thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước biết tới bởi vị trí độc đáo của nó. Nằm án ngữ nơi cửa biển, Bình Ba như người mẹ hiền hòa chở che sóng gió cho ngư dân vùng đảo này (Bình: Bức Bình Phong, Ba: phong ba bảo tố; Bình Ba: bức bình phong chen chắn gió).
Là đảo nhỏ nằm ngay cửa vịnh Cam Ranh có diện tích trên 3 km² và độ cao từ 0,5m đến 204m so với mặt nước biển, ít bị chia cắt và tương đối bằng phẳng, cao nhất là điểm Hòn Dự (Mao Du): 204m, xung quanh xã tiếp giáp với biển.
Bình Ba có 3 thôn: Bình Ba Đông, Bình Ba Tây và Bình An nằm yên ả ở phía Nam, dưới chân ba ngọn núi Ma Du, Hòn Cò và Mũi Nam chụm lại. Đây là những dãy núi che chắn phong ba, bão táp cho vịnh Cam Ranh. Dân số khoảng hơn
5.000 người. Dân cư sống tập trung tại cầu cảng kéo dài sang bãi Nồm.
Với điều kiện giao thông và hình thức đi lại tạo thành một tuyến du lịch rất phong phú và đa dạng giữa đường biển kết hợp với đường bộ và đường sắt. Khách du lịch sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị với nhiều loại phương tiện khi đến Bình Ba du lịch. Và nếu loại hình du lịch cộng đồng tại đảo Bình Ba được quan tâm phát triển hơn nữa sẽ đem lại cho khách du lịch ấn tượng không chỉ về cảnh đẹp đất nước mà còn cả sự thân thiện, lòng mến khách của con người Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế
- Điều Kiện Cần Thiết Để Phát Triển Du Lịch Homestay
- Những Giá Trị Của Việc Phát Triển Du Lịch Homestay
- Thời Gian Tham Gia Phát Triển Du Lịch Homestay Của Các Hộ Dân
- Đánh Giá Của Chính Quyền Địa Phương Về Sự Phát Triển Du Lịch Homestay Tại Đảo Bình Ba
- Kết Quả Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Chất Lượng Phục Vụ Của Người Dân Địa Phương Của Du Lịch Homestay Tại Đảo Bình Ba
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
2.1.2.2 Hạn chế
Để tới đảo Bình Ba khách du lịch đi nhiều loại phương tiện: từ đường bộ đến đường thủy. Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho chuyến đi nhưng lại khiến du khách không tiện lợi cho sức khỏe trong chuyến đi. Thêm vào đó thời gian để khách ra đến đảo cũng mất hàng giờ nên lịch trình thăm đảo cho những du khách sẽ hạn chế về số ngày của chuyến đi, đặc biệt du khách sẽ có ít thời gian để được khám phá hết đảo trong chuyến du lịch ngắn ngày như 1 hoặc 2 ngày. Vì là điểm đến du lịch còn hoang sơ và chính quyền xã khuyến khích địa phương phát triển du lịch chứ chưa đi vào quy hoạch du lịch tại đảo cụ thể nên còn nhiều bất cập ở đây như: chưa có các khu vệ sinh công cộng cho khách du lịch, du lịch tại đảo chỉ là đáp ứng nhu cầu về ăn uống và tắm biển, còn về khám phá di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh chưa được quan tâm… Vì vậy, việc phát triển các loại hình du lịch giữ chân du khách và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như quảng bá nhiều chương trình du lịch hấp dẫn tại đảo là rất cần thiết, đặc biệt là loại hình du lịch homestay.
2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh
2.2.1 Tài nguyên du lịch
2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên
a) Địa hình
Có 2 dạng địa hình chính là:
Địa hình núi: Là những đỉnh núi gồm Hòn Dự, Hòn Cò, núi Bãi Vè… với diện tích 487.77 ha chiếm 83.7% diện tích tự nhiên toàn xã.
Địa hình đồng bằng: Với diện tích là 94.78 ha, chiếm 16.3% diện tích tự nhiên toàn xã. Có nhiều bãi biển hoang sơ như Bồ Đề, Nhà Cũ, Cây Me, Hòn Cò, Bãi Chướng… có nơi còn nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó đặt chân tới. Ngoài ra các bãi biển Bình Ba còn hoang sơ, quyến rũ, chỉ cần lội ra xa vài chục mét người ta thấy những san hô tuyệt đẹp ngay dưới chân. Đặc biệt thường có trên các bãi biển là những tảng đá vôi vô vàn hình thù, kiểu dáng, màu sắc hết sức sinh động.
b) Khí hậu
Có khí hậu ôn hòa và 2 mùa mưa nắng rõ rệt, thời tiết khí hậu ở Bình Ba khá dễ chịu. Thời gian từ khoảng giữa tháng 9 đến tháng 12, vào mùa mưa nên việc đi du lịch đến Cam Ranh, Nha Trang hay Bình Ba đều được du khách cân nhắc. Tuy là vùng biển ít gió bão, song mưa nhiều sẽ ảnh hưởng nhiều đến kỳ nghỉ của du khách.
Thời gian từ sau tháng 2 đến tháng 9, khí hậu tuy khô và hơi nóng nhưng trên đảo lại khá mát mẻ và biển rất tuyệt vời. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để thưởng ngoạn cảnh đẹp của đảo Bình Ba là vào khoảng tháng 3 đến tháng 7, từ khoảng sau tháng 7 đến đầu tháng 9 cũng là lựa chọn thích hợp nếu như bạn không thực hiện chuyến đi du lịch trong khoảng thời gian trước đó. Vì vậy, thời điểm thích hợp để đến với Bình Ba là từ tháng 2 đến tháng 8, nhưng đẹp nhất vẫn là những tháng mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 4.
c) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt của cư dân trên đảo và khách du lịch.
- Nước biển:
Bao bọc xung quanh đảo Bình Ba là biển. Nước biển trong xanh và có nguồn tài nguyên hải sản rất phong phú như: tôm, ốc, ghẹ, và nhiều loại cá, san hô… Nơi đây có mực nước chỉ hơn 50cm và nước biển cực kì trong lành, có sự tồn tại của hai dòng nước nóng lạnh song song.
Ở Bình Ba có nhiều bãi biển cho du khách tham quan và lặn ngắm san hô như bãi Chướng, bãi Nồm, bãi Nhà Cũ… Trong đó, bãi Nhà Cũ được coi là điểm ngắm san hô tuyệt nhất bởi tập trung những rạn san hô kỳ lạ cùng mực nước biển thấp và màu nước trong xanh.
- Nước ngọt:
Khan hiếm nước sinh hoạt là một vấn đề tồn tại của Bình Ba hiện nay, làm ảnh hưởng đến không nhỏ hoạt động du lịch. Và nước ngọt tại đảo bị nhiễm mặn
d) Tài nguyên động thực vật
Ở đảo Bình Ba có nhiều tài nguyên biển, bao gồm các nguồn rong, tảo thực
vật, trữ lượng hải sản lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hải sản; các điều kiện thuận lợi để khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản.
Với diện tích toàn đảo hơn 300ha và trên 700 hộ dân sinh sống, những bãi cát trắng trải dài và làn nước luôn trong xanh, thơ mộng, Bình Ba là hòn đảo tập trung chủ yếu vào ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản đa dạng như: Sò điệp, trai, ốc hương, cua, ghẹ và các loại cá... đặc biệt là tôm hùm. Có thể nói nghề này là nguồn thu nhập chính của những ngư dân nơi đây.
2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn
a) Các di tích lịch sử - cách mạng
Hòn Cò: Hòn Cò nằm ở phía đông, bên cạnh là Bãi Chướng, với độ cao 200m so với mặt nước biển, từ đây có thể quan sát toàn bộ tàu thuyền ra vào vịnh từ biển đông vào đảo và từ cảng Cam Ranh ra đảo.
Bởi tính chất và vị trí độc đáo này giữa năm 1939, Pháp thực hiện một số chủ trương nhằm xây dựng Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch “phòng thủ chung” ở Đông Dương. Và Hòn Cò được chúng chọn là nơi để thực hiện ý đồ ấy.
Năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương và gửi tối hậu thư cho Pháp đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Đến năm 1942, Nhật thực sự đã độc chiếm cảng và vịnh Cam Ranh. Chúng xây dựng nơi đây thành căn cứ và trở thành một trong những bàn đạp để Nhật đánh chiếm các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương.
Năm 1944, cùng với việc đưa quân chiếm đóng các tỉnh miền Nam nước ta, đảo Bình Ba ở Cam Ranh trở thành trụ sở Bộ tư lệnh miền Nam Đông Dương của Nhật. Một lần nữa Hòn Cò đã trở thành khu căn cứ quân sự quan trọng để chúng kiểm soát toàn bộ tàu thuyền ra vào cảng.
Từ dưới chân núi, mất khoảng 30 phút đi bộ để lên tới đỉnh Hòn Cò. Ngày nay, công trình đường bộ xuyên đảo đã hoàn thành vì vậy chúng ta có thể đi bằng xe máy lên tới đỉnh chỉ mất khoảng 10 phút.
Đường hầm xuyên núi: là một công trình quân sự được Pháp bố trí bằng một trận địa liên hoàn nằm rãi rác từ lưng chừng núi tới đỉnh. Đó là những đường
hầm xuyên đảo nối thông 4 hướng Đông Tây Nam Bắc và đầu ra là đỉnh các hướng của ngọn núi, từ đây chúng có thể quan sát toàn bộ vùng lãnh hải quan trọng này.
Càng đi vào sâu bên trong, không khí trở nên mát lạnh. Thông qua đường hầm du khách có thể qua được mặt bên kia đảo do vậy đường hầm cũng chính là sợi dây huyết mạch dẫn đến các trận địa pháo gồm 5 ụ súng khổng lồ quay các hướng, chứng minh sức mạnh và tội ác của địch trong chiến tranh.
Tháp lô cốt của người Pháp: ngoài hệ thống đường hầm xuyên đảo được đúc kiên cố bằng pê tông là hệ thống các phòng, đồn, bốt đã phủ rêu xanh nhưng hầu như còn nguyên vẹn, được xây dựng thế kỉ 19.
Bệ đỡ súng thần công: Trên đỉnh hòn cò là trận địa pháo với khẩu súng thần công có bán kính 20mm quay được các hướng để bắn. Theo lời kể lại của các cụ bô lảo khẩu thần công này có thể bắn xa đến tận Phan Rang.
b) Các di tích lịch sử văn hóa - lễ hội
Đình Bình Ba xã Cam Bình: Đình làng Bình Ba có từ thế kỉ 19, ban đầu đặt tại bãi Vè (phía Tây Bắc đảo) sau đó được dời vào vị trí trung tâm đảo như hiện nay. Đình làng hiện nay được xây dựng trên 200 năm, thờ chư vị tiền hiền, có công lập làng đầu tiên là cụ Nguyễn Phụng cùng hậu hiền là cụ Phan Bạc.Theo dòng lịch sử, Đình làng Bình Ba thuộc thôn Bình Ba, Huyện Vĩnh Xương đã được 4 lần sắc phong ấn vua.
Đình Bình Ba đã trải qua nhiều lần trùng tu, lần gần đây nhất là vào năm 2009. Kiến trúc của đình, cũng như kiến trúc các đình khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đình Bình Ba bao gồm: Nghi môn, Án phong, Võ ca, sân đình, tiền tế Hậu tế, Miếu Thanh minh. Qua đó, có thể thấy Đình làng Bình Ba đã có bề dày lịch sử, ngày 14 tháng 10 năm 2011 UBND Tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định xếp hạng Đình Bình Ba là di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh.
Lăng Nam Hải Bình: Lăng được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, là cơ sở tính ngưỡng của ngư dân đảo với tục thờ Cá Ông (còn gọi là Cá Voi). Lúc bấy giờ người dân trên đảo sống bằng nghề chài lưới nên sùng bái loài cá voi gọi là “Ông Nam Hải”. Vào khoảng năm 1825, xác một cá voi lớn (Ông Nam Hải) trôi dạt vào
bờ, ngay trước miếu lăng, ngư dân làm lễ rước ông vào miếu và lập lăng để thờ cúng cho đến ngày nay. Năm 1851 nhân dân Bình Ba, cùng với lăng ông Nam Hải được vua Tự Đức sắc phong “Nam Hải cự tộc tướng quân”.
Lăng Nam Hải nay đã trùng tu khang trang, miếu Nam Hải vẫn lưu giữ đầy đủ các hiện vật được người dân thờ cúng từ xưa như gươm, đao, mão, nón và 17 chiếc rương lớn, nhỏ bên trong đựng hài cốt cá voi, ngư dân làm lễ rước ông vào miếu và người dân đã chọn vị trí đất tương đối bằng phẳng ngay trong khu vực dân cư, mặt chính quay ra biển, để thờ “Ông” như thể hiện sự quan sát của vị thần này để bảo hộ dân làng mỗi khi có tàu thuyền ra khơi. Lăng Ông Nam Hải Bình Ba lễ vía Ông vào ngày 20/7 hàng năm.
Hiện tại lăng Ông Nam Hải còn lưu giử 05 sắc phong thời Nguyễn ban tặng. Với những giá trị văn hóa mà ngư dân xã đảo Bình Ba còn lưu giữ, năm 2005 lăng Ông Nam Hải được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận di tích là di tích cấp tỉnh, loại hình di tích lịch sử văn hóa.
Chùa Bình Tịnh là ngôi chùa lâu đời nhất trên đảo Bình Ba, cùng với Tịnh Thất Ngọc Gia Hương (thường xuyên khóa cửa), Điện Quan Âm, Điện Địa Tạng là nơi linh thiêng của người dân trên đảo và thu hút nhiều khách du lịch đến đây.
Lễ hội cầu ngư trên đảo Bình Ba (hay còn gọi Lể hội Nginh Ông): là hình thức tín ngưỡng sùng bái, thờ cúng cá Ông rất phổ biến và là hoạt động tín ngưỡng dân gian không thể thiếu của ngư dân sống ven biển. Theo bà con ngư dân, cá Ông là một vị thần biển thường xuất hiện cứu vớt kịp thời những người bị nạn trên biển.
Tại đây “lễ hội cầu ngư” được diễn ra tại Bình Ba với các nghi lễ: hò Bá trạo, cúng mở cửa lăng, cúng Ông nhỏ, cúng Cô nhập... Lễ hội tổ chức trong không khí trang nghiêm, đậm đà bản sắc văn hóa vùng, miền. Đặc biệt hơn, cứ 3 năm lại đáo lễ Hát Bội một lần để phục vụ bà con nhân dân thưởng thức sau những ngày lao động vất vả. Đây cũng là dịp để dân làng gặp gỡ những người con xa quê hương trở về tụ họp, chung vui trong ngày hội làng và để mọi người thắp nén nhang tỏ lòng thành kính "Uống nước nhớ nguồn" đối với Thần Nam Hải, Thành hoàng, Tiền hiền và Hậu hiền - những vị thần hay người có công trạng bảo vệ dân làng, phù hộ ngư
dân làm ăn sinh sống. Đó là nét lưu truyền đã thấu vào máu thịt của con cháu đất này, họ xem “Lễ hội cầu ngư” chính là dịp để cầu cho “Quốc thái dân an”, mưa thuận gió hòa, ra khơi bám biển.
Theo năm theo mùa thường là lễ hội diễn ra ngày 12.7 âm lịch (của năm chẵn). Lễ tế thường diễn ra trong 02 ngày. Ngày đầu, người ta tổ chức bày trí trần thiết trong lăng, đến tối thì tiến hành cúng lễ túc (lễ cáo yết hay lễ tiên thường). Ngày thứ hai, tổ chức lễ nghinh thần (Nghinh Ông).
Sau lễ cầu ngư, ngư dân thường tổ chức các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí như đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co,…Mục đích chính của lễ hội cầu ngư và hát bá trạo là nhân lúc trước khi ra khơi, người ta tổ chức cúng ông Nam Hải và chư thần để cầu mong làng xóm bình yên, những người ra khơi được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều hải sản.
Lễ hội Xuân Kỳ: Hàng năm mỗi độ xuân về, ngư dân trên đảo tổ chức lễ hội Xuân kỳ vào ngày 23/3 âm lịch với những hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ bà con sau những ngày lao động vất vả. Trong đó hát Bội là một trong những nội dung của phần hội được bà con xã đảo yêu thích và mong đợi.
Qua đó, có thể thấy Đảo Bình Ba hiện nay có nhiều công trình kiến trúc được xếp vào loại hình di tích nghệ thuật, đặc biệt kể đến là lăng Nam Hải Bình Ba và đình Bình Ba. Đây là những di tích có lối kiến trúc phong nhã, mang đậm nét văn hóa thuần Việt, có những họa tiết hoa văn sinh động với "Lưỡng Long", "Rồng chầu
- Phượng múa"... Đặc biệt, trên các bờ nóc, bờ dải có những hoa văn đặc thù của lăng Ông - nơi thờ cúng Cá Voi của ngư dân ven biển Miền Trung. Bên cạnh đó, là những lễ hội và các phong tục mang đậm chất nét riêng độc đáo của người dân vùng biển đảo và thu hút đông đảo quần chúng và khách du lịch tích cực tham gia đó là sẽ là những điểm nổi bật và đặc sắc cho sự phát triển của du lịch homestay tại đảo.
c) Các di tích khảo cổ
Theo các nhà khảo cổ học thì hòn đảo này có người ở từ đời Chiêm Thành (di chỉ khảo cổ được phát hiện năm 1990 tại Cam Bình), tùy táng sơ đồ bằng đất nung, di chỉ có niên đại thuộc văn hóa khảo cổ học Sa huỳnh. Và cũng ảnh hưởng
và có liên quan đến Di chỉ khảo cổ học Hòa Diêm (xã Cam Thịnh Đông, Cam Ranh) - cách di chỉ Xóm Cồn khoảng 5km về phía Nam - được khai quật lần đầu tiên vào tháng 4 - 1998, và sau đó lần thứ hai vào tháng 4 - 2002. Hàng chục mộ chum, hàng ngàn tiêu bản gốm cùng nhiều di vật bằng đá, đồng, sắt, thủy tinh, mã não… có niên đại từ 2000 - 2500 năm cách ngày nay đã được tìm thấy. Kết quả thu được tại Hòa Diêm cho thấy đây là một di chỉ cư trú xen lẫn mộ táng. Những đặc điểm về di vật ở đây phản ánh sự tiếp nối văn hóa với một số truyền thống từ Xóm Cồn trong sự phát triển lên giai đoạn Sa Huỳnh sau này ở Khánh Hòa. Nơi đây có rất nhiều di tích khảo cổ khác và di tích khảo cổ Hòa Diêm được công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia có giá trị đặc biệt về mặt khoa học. Nó chứa đựng những nét đặc trưng về khu cư trú của cư dân thời tiền sơ sử, cũng như hình thức mộ táng của những cư dân này và có nhiều vết tích cũng như những di tích mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu trên hòn đảo này (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
2.2.2 Cộng đồng địa phương
Xã Cam Bình có hơn 1.200 hộ dân với hơn 5.200 nghìn người sinh sống tập trung ở 4 thôn trên đảo Bình Ba và Bình Hưng.
Đến nay, toàn xã có khoảng 1.000/1.200 người dân trên đảo Bình Ba sinh sống chủ yếu bằng nghề biển và nuôi tôm hùm. Ngày nay, nhờ những điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch, đảo Bình Ba đã rất phát triển về du lịch, đặc biệt loại hình du lịch homestay tại đảo cũng rất nổi bật. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn mang tính chất tự phát và số lượng nhà dân làm homestay cũng tăng dần và ngày càng được mở rộng khắp đảo. Trong số 80% người dân nuôi tôm hùm họ cũng chuyển sang kinh doanh thêm du lịch, đặc biệt xây dựng nhà nghỉ homestay cho khách, hằng năm có trên 40 hộ dân làm du lịch homestay.
Năm 2012, du lịch Bình Ba tại đảo bắt đầu phát triển. Trong đó, loại hình du lịch homestay trở nên phổ biến bởi tính chất đơn giản của loại hình này. Hiện nay, tại đảo Bình Ba có hơn 20 hộ dân làm dịch vụ lưu trú theo hình thức homestay, hơn 30 nhà nghỉ và nhiều nhà dân bán hàng giải khát và ăn uống, gần 10 hộ dân làm nghề cho thuê xe máy, xe điện chở khách du lịch tham quan trên đảo. Đây là dấu