phổ biến và đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân, đóng góp khoảng 20-35% GDP8. Do đó, không qua ngạc nhiên khi hình thức này có số lượng DN được ngân hàng Ngoại thương Việt Nam duyệt hồ sơ tín dụng cao như vậy.
Hình thức phổ biến tiếp theo là công ty TNHH, với 162 DN chiếm khoảng 36% trong tổng quan sát. Sự phổ biến của loại hình này chủ yếu là do điểm mạnh của nó về tài chính là ít rủi ro cho chủ DN do cá nhân chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào DN. Trái với HGĐ, TNHH có tư cách pháp nhân và nó đang được xem là một trong những mô hình kinh doanh tốt nhất hiện nay. Đó có thể là lý do số lượng hồ sơ tín dụng của loại hình này được chấp nhận nhiều như trong thể hiện trong Bảng 4.2.
ng 4.2: Loại hình hoạt động kinh doanh của các DNNVV
HGĐ | DNTN | CÔNG TY HỢP DANH | HTX | TNHH | CTCP | |
CÓ VAY | 177 | 42 | 2 | 9 | 150 | 43 |
KHÔNG VAY | 6 | 0 | 0 | 1 | 12 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam –Nh Ngoại Thương Khu Vực Tp.cần Thơ
- Những Rào Cản Hạn Chế Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Các Dnnvv Tại Nh Ngoại Thương Khu Vực Tp.cần Thơ
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam khu vực TP.Cần Thơ - 6
- Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Cung Cấp Tín Dụng Của Nh Ngoại Thương Khu Vực Cần Thơ Đến Phân Khúc Dnnvv Trong Năm 2018
- Một Số Đề Xuất Về Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Và Lượng Tín Dụng Tại Nh Ngoại Thương Của Các Dnnvv
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam khu vực TP.Cần Thơ - 10
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn: Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, 2018
Với tổng số 423 DN có phát sinh quan hệ tín dụng với ngân hàng ngoại thương VN khu vực Cần Thơ năm 2018, th đặc điểm của lượng vốn phân theo thời hạn vay có thể thấy rò thông qua phần thống kê đồng thời ở H nh 4.2 như sau:
8 Theo bà Nguyễn Thị Hương – Phó Tổng cụ trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trung hạn (từ 13 đến 60 tháng)
29%
Dài hạn (≥ 60 tháng)
1%
Ngắn hạn (≤ 12tháng) 70%
Nguồn: Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, 2018
ình 4.2: Cơ cấu các kho n vay phân theo thời hạn
Nh n vào đồ thị cơ cấu trên, ta thấy rò có sự chênh lệch rất lớn giữa các thời hạn cho vay. Số lượng DN với hồ sơ vay dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 1% và với số lượng vốn tối đa được cung cấp cũng thấp hơn rất nhiều so với hai loại thời hạn vay còn lại, chỉ vào khoảng 16, tỷ đồng và thời hạn vay tối đa trong bộ mẫu là 280 tháng. Trái ngược với những khoản vay dài hạn, những khoản vay từ 12 tháng trở xuống dường như được ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ưu tiên hơn đối với các DNNVV này, chiếm tỷ trọng 0% trong tổng cơ cấu. Mặt khác, nh n vào Bảng 4.3, tuy lượng vốn tối thiểu được của loại thời hạn này khá ít so với khoản vay trung và dài hạn, nhưng lượng vốn tối đa của DN được ngân hàng Ngoại thương Việt Nam duyệt là rất cao – hơn 4.800 tỷ đồng, tuy chỉ có duy nhất 1 DN TNHH trong mẫu được duyệt với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng và 10 DN với loại h nh khác nhau được duyệt lượng tín dụng với số lượng vốn lớn hơn lượng vốn trung b nh của khoản vay ngắn hạn 1 . 3 tỷ đồng. Qua đây ta thấy rằng mặc dù các DNNVV có thể rất cần nguồn vốn dài hạn để đầu tư phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh dài
hạn nhưng họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này từ ngân hàng chính thức có quy mô lớn vào bậc nhất tại Việt Nam. Từ đây có thể suy đoán rằng, họ - các DNNVV cũng có thể sẽ gặp khó khăn tương tự trong việc tiếp cận loại vốn này tại các NHTM khác trong khu vực.
ng 4.3: Thống kê lượng tín dụng được cung cấp đến các DNNVV phân theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
LƯỢNG VỐN TB | LƯỢNG VỐN TỐI THIỂU | LƯỢNG VỐN TỐI ĐA | ||
NGẮN HẠN (≤ 12tháng) | 295 | 17.737,4 | 10 | 4.826.952,0 |
TRUNG HẠN (từ 13 đến 60 tháng) | 123 | 4.489,9 | 20 | 200.000,0 |
DÀI HẠN (≥ 60 tháng) | 5 | 4.803,0 | 400 | 16.816,6 |
TỔNG | 423 | 13.732.4 | 10 | 4.826.952,0 |
Nguồn: Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, 2018
Bảng 4.4 tiếp theo sẽ giúp ta có cái nh n tổng quát về giá trị, cũng như đặc điểm của nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của DN bao gồm: tổng tài sản của DN đến hết năm 2017 (triệu đồng), lợi nhuận thuần cuối năm 2017 (triệu đồng) và hệ số nợ bằng tổng số nợ của DN vào cuối năm 2017 chia cho tổng số tài sản (lần).
- Tổng tài sản. So sánh giá trị tài sản của nhóm DN được vay vốn và không được th dường như có có sự khác biệt về giá trị tài sản của hai nhóm này, thể hiện qua giá trị trung bình (TB) và giá trị tài sản lớn nhất của một DN trong nhóm. Giá trị tài sản trung bình của nhóm được duyệt hồ sơ tín dụng là vào khoảng 14,2 tỷ đồng gấp đôi so với giá trị trung bình của nhóm không được vay (khoảng 6,3 tỷ
đồng). Đồng thời, giá trị tài sản cao nhất trong nhóm có vay cũng cao hơn rất nhiều – gấp hơn 40 lần, so với giá trị cao nhất của nhóm không vay. Qua đây ta có thể dự đoán được phần nào đó về một trong những nhân tố tác động đến quyết định cấp tín dụng có thể là sự quyết định dựa vào giá trị của DN khá nhiều.
- Lợi nhuận thuần. Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của một công ty thông thường thì lợi nhuận thuần sẽ là đích đến quan trọng nhất. Do đó, sẽ là một sự thiếu xót nếu như bỏ qua yếu tố này trong mô hình phân tích hồi quy. Tương tự như giá trị tài sản, lợi nhuận trung bình của hai nhóm DN có và không vay cũng dường như có sự khác biệt: nhóm có vay có lợi nhuận TB vào khoảng 2.300 triệu đồng cao gấp 4 lần so với lợi nhuận TB của nhóm không vay 548,2 triệu đồng. Sự khác biệt này lại càng rò và càng lớn khi nhìn vào giá trị cao nhất của lợi nhuận trong hai nhóm. Lợi nhuận cao nhất của một DN có phát sinh quan hệ tín dụng chính thức với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2018 cao gấp 100 lần so với nhóm DN không có phát sinh quan hệ tín dụng. Qua đây, ta có thể dự đoán rằng lợi nhuận cũng có thể sẽ là một yếu tố khác bên cạnh tổng giá trị tài sản của DN, tác động đến việc lựa chọn DN cung cấp tín dụng cũng như lượng tín dụng được duyệt nếu hồ sơ đó được chấp nhận bởi ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Hệ số nợ. Là một chỉ số được tính toán bằng cách lấy tổng số nợ chính phát sinh trong năm 201 chia cho tổng số tài sản mà DN tích luỹ đến 2017. Khác với hai chỉ tiêu trước, chỉ tiêu hệ số này dường như không có sự khác biệt về giá trị giữa hai nhóm DN, thể hiện qua giá trị trung bình của cả hai đều vào khoảng 0,3 lần và giá trị nhỏ nhất đều bằng 0. Hệ số nợ bằng 0 là do có một vài DN tính đến cuối năm 201 đã thanh toán hết nợ cũ hoặc chưa có phát sinh thêm nợ mới. Trong khi đó, cũng có một vài DN có hệ số nợ rất cao, hơn gấp 3 lần giá trị tài sản mà nó có được. Có thể thấy rằng những DN này có thể sẽ gặp khó khăn về thanh toán nếu tình hình nợ không có sự cải thiện trong thời gian sắp tới. Qua sự biến động về giá trị của chỉ tiêu này, ta có thể dự đoán rằng có thể chỉ tiêu này không phải là một tiêu chí quan trọng trong việc kiểm soát
ng 4.4: Thống kê các chỉ tiêu kh năng thanh toán phân theo nhóm tín dụng
TÀI SẢN (triệu đồng) | HỆ SỐ NỢ (lần) | LỢI NHUẬN (triệu đồng) | |||||||
TÍN DỤNG | TB | Min | Max | TB | Min | Max | TB | Min | Max |
CÓ VAY | 14.213,6 | 23,5 | 921.004,8 | 0,3 | 0 | 3,33 | 2.301,5 | -13.843 | 272.000 |
KHÔNG VAY | 6.344,4 | 91,0 | 22.785 | 0,3 | 0 | 0,98 | 548,2 | -1.309 | 2.704 |
Nguồn: Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, 2018
Ghi chú:
- TB: trung bình
- Min: giá trị nhỏ nhất
- Max: giá trị lớn nhất
43
44
đối tượng cho vay của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong năm 2018.
Kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh của DN, số lượng hiệp hội mà DN đang là thành viên, DN có sản xuất hay kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau hay không? Với các sản phẩm của m nh, DN có xuất khẩu chúng ra nước ngoài hay không? Là bốn yếu tố được kiểm soát trong nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động của DNNVV. Trong đó, kinh nghiệm và hiệp hội là hai biến định lượng; còn đầu tư ngoài ngành và xuất khẩu là hai biến định tính. Tất cả được lần lượt mô tả Bảng 4.5:
Kinh nghiệm. “Tuổi thọ” của một DN bất kỳ có thể nói là một minh chứng rò ràng nhất cho sự thành công hay thất bại của DN. Do đó, để đánh giá năng lực hoạt động của DN thì tuổi thọ của DN hay nói cách khác là kinh nghiệm hoạt động của trong lĩnh vực kinh doanh đó chỉ tiêu đo lường khá tốt năng lực đó. Biến này được đo lường bằng cách tính lấy năm 2018 trừ cho năm thành lập của DN. Giá trị của yếu tố này được tính theo cách thức mô tả trên và trình bày rò giá trị thống kê ở Bảng 4.5. Ta thấy có sự chênh lệch về kinh nghiệm của nhóm được vay và nhóm không được vay được thể hiện rò ở kinh nghiệm cao nhất và kinh nghiệm TB của DN trong mẫu. DN có kinh nghiệm hoạt động “già dặn” nhất trong nhóm được cho vay là 44 năm, trong khi giá trị này ở nhóm không vay chỉ là 24 năm. Một điều đáng chú ý ở chỉ tiêu này là dường như NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM không mấy mặn mà với cách DN start-up, vì ta thấy rằng nhóm có vay lẫn không vay tại ngân hàng này đều có số năm kinh nghiệm tối thiểu từ 5 năm trở lên!
TIÊU CHÍ | KINH NGHIỆM | HIỆP HỘI | SP KHÁC | XUẤT KHẨU | |||||||
TÍN DỤNG | TB | Min | Max | TB | Min | Max | Có | Không | Có | Không | |
CÓ VAY | 17,76 | 5 | 44 | 0,25 | 0 | 6 | 79 | 344 | 55 | 368 | |
KHÔNG VAY | 13,82 | 6 | 24 | 0,09 | 0 | 1 | 3 | 19 | 4 | 18 |
ng 4.5: Thống kê các chỉ tiêu năng lực hoạt động phân theo nhóm tín dụng
Nguồn: Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, 2018 Ghi chú:
- TB: trung bình
- Min: giá trị nhỏ nhất
- Max: giá trị lớn nhất
45
- Hiệp hội. Có rất nhiều lý do khác nhau để một DN quyết định tham gia hay không vào một hiệp hội DN bất kỳ. Như là tập huận cho lao động của họ, hỗ trợ trong việc xuất khẩu sản phẩm DN ra nước ngoài, sinh hoạt các luật và chính sách mới đến DN,… Với những mục tiêu khác nhau đó, khi DN tham gia hiệp hội thì hiệp hội sẽ là “cầu nối” đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên trong các quan hệ kinh tế - xã hội với các tổ chức trong và ngoài nước, là đầu mối làm cầu nối trong mối quan hệ giữa các Hội viên với các cơ quan Đảng, Chính quyền, các cơ quan hữu quan, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ Pháp luật quy định.Với sự liên kết rộng rãi, tác động mạnh mẽ trong nhiều mối quan hệ cùng những hoạt động thiết thực, các Hiệp hội đã và đang góp phần không nhỏ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, khi DN có thể tham gia nhiều hiệp hội khác nhau th năng lực hoạt động của DN sẽ có thể cao hơn so với các DN không có tham gia hoặc tham gia với số lượng ít hơn. V vậy, biến này được đưa vào mô h nh và đo lường bằng số lượng hiệp hội mà DN đó tham gia tính đến hết năm 2018. Và tất nhiên có rất nhiều DN không tham gia bất kỳ hiệp hội nào (đồng nghĩa biến Hiệp hội nhận giá trị 0), là 368 DN. Tương ứng, chỉ có 77 DN tham gia ít nhất một hiệp hội bất kỳ; trong đó có 19 DN tham gia nhiều hơn một hiệp hội. Chứng tỏ rằng, các DN này đã nhận thấy được lợi ích của việc tham gia hiệp hội trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nên mới đăng ký tham gia nhiều hiệp hội khác nhau như vậy. Giá trị thống kê của biến hiệp hội dường như cũng thể hiện rằng có sự khác biệt về số lượng hiệp hội giữa hai nhóm DN. Đối với nhóm không có vay hầu như không có DN nào tham gia hiệp hội nên giá trị trung bình chỉ có 0,09 số hiệp hội. Và trên hết số lượng hiệp hội nhiều nhất mà một DNNVV trong nhóm có vay tham gia là 6 hiệp hội, nhiều gấp 6 lần so với nhóm không đi vay.