- Giả thuyết H4: Nhân tố kỹ thuật có tác động đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau.
- Giả thuyết H5: Nhân tố thị trường có tác động đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau.
4.5.2. Nhận xét về phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Yếu tố điều kiện tự nhiên có mức ảnh hưởng khá lớn đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau với beta = 0.264. Bên cạnh đó đánh giá điểm trung bình yếu tố này cũng khá cao với Mean = 3.6414. Theo đánh giá của ngành tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau, năm 2010, số lượng trang trại nuôi trồng thủy sản của tỉnh có xu hướng tăng.
Bảng 4.8:Đánh giá của các hộ nuôi trồng thủy sản về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Beta | Mean | Std. Deviation | |
Điều kiện tự nhiên (DK) | 0.264 | 3.6414 | .70937 |
Chính sách (CS) | 0.171 | 3.1931 | .80319 |
Con người (CN) | 0.205 | 3.5741 | .73625 |
Kỹ thuật (KT) | 0.182 | 3.3026 | .59892 |
Thị Trường (TT) | 0.246 | 3.5414 | .67870 |
PT ngành NTTS (PT) | 3.3966 | .62701 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 6
- Thang Đo Nhân Tố Tác Động Đến Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Địa Bàn Tỉnh Cà Mau
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Của Thang Đo Các Biến Độc Lập
- Thông Tin Về Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 11
- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 12
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
“Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2017”
Kỹ thuật là yếu tố có tác động mạnh thứ tư đến vấn đề phát tiển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau với beta là 0.182 và điểm trung bình khá thấp, chỉ với 3.3026. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh hàng năm, nhưng lĩnh vực chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong những năm qua đã và đang gặp không ít khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ. Thực tế cho thấy các cơ sở chế biến của nhân dân hiện nay hầu hết là làm thủ công truyền thống, sản phẩm chế biến ra còn ở dạng thô, đơn giản, nhỏ lẻ, chưa được đầu tư công nghệ chế biến để đạt giá trị cao hơn; nhiều loại sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Thị trường được đánh giá có tác động mạnh thứ 2 đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau với beta là 0.246 và điểm trung bình là 3.5414. Nhìn chung thị trường tiêu thụ thủy sản của Cà Mau còn tồn tại nhiều hạn chế. Sản phẩm thủy sản của tỉnh nhìn chung chưa phong phú, đa dạng, mẫu mã chưa đẹp, sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chưa nhiều; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm; việc xây dựng thương hiệu, mẫu mã, nhãn mác còn nhiều thủ tục phức tạp, chưa được quan tâm; các doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn chưa quan tâm tới thị trường trong nước; nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa còn hạn chế; liên kết giữa nhà chế biến và tiêu thụ còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân trong nước có thu nhập thấp lại mua sản phẩm với giá cao hơn trong khi sản phẩm đó bán ra thị trường nước ngoài lại có giá rẻ hơn.
4.6. Kết luận
Về thống kê mô tả:
Kết quả thống kê mô tả cho thấy đánh giá về các nhân tố tác động đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hầu hết các yếu tố đều có mức đánh giá nhỏ hơn 4. Để có những định hướng phát triển trong thời gian tới, ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm đạt mục tiêu phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Về các thang đo:
Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Có 5 nhân tố là có tác động ý nghĩa đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Năm nhân tố đó là (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Chính sách; (3) Con người; (4) Kỹ thuật; (5) Thị Trường.
Về mặt nghiên cứu, nghiên cứu này góp phần khẳng định các nhận định trước đó về phát triển ngành NTTS là không ổn định, tùy vào từng thang đo và thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng nhằm mục tiêu gợi ý cho ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau cần có một số giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Về mô hình hồi quy nghiên cứu:
Có năm thành phần góp phần giải thích cho yếu tố phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nhưng mức độ giải thích của các thành phần là khác nhau. Trong đó thành phần điều kiện tự nhiên là thứ nhất, tiếp đến là thị trường, con người, kỹ thuật và cuối cùng là chính sách. Điều này cũng ngụ ý để phát triển, ngành NTTS Cà Mau cần quan tâm hơn nữa về môi trường và điều kiện tự nhiên của địa phương.
Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu thống kê mô tả về mẫu, ước lượng mô hình hồi quy xác định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy hầu hết các chỉ số về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình nghiên cứu. Chương tiếp theo tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Chương 5: KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
Mục đích của đề tài này nhằm khám phá và xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, xây dựng các thang đo dùng để đo lường các nhân tố này, xây dựng và kiểm tra mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động này với phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đo lường về phát triển ngành NTTS đã được tiến hành tại một số quốc gia trên thế giới, đồng thời kết hợp với nghiên cứu khám phá định tính tại thị trường tỉnh Cà Mau, đề tài đã đưa ra một mô hình lý thuyết và thang đo các khái niệm nghiên cứu. Một nghiên cứu định lượng với mẫu n
= 290 hộ NTTS đã được thực hiện để đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết.
Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu sau khi có một số điều chỉnh, mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường và đa số các giả thuyết đều được chấp nhận. Cụ thể các nhân tố tác động vào phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau như (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Chính sách;
(3) Con người; (4) Kỹ thuật; (5) Thị Trường. Với phương trình hồi quy:
PT = 0.264*DK + 0.171*CS + 0.205*CN + 0.182*KT + 0.246*TT
Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã mang lại những kết quả thiết thực đối với ngành NTTS tỉnh Cà Mau. Nó giúp cho ngành NTTS tỉnh Cà Mau, các ban ngành chức năng và các hộ NTTS thấy được sự tác động của từng nhân tố vào phát triển của ngành NTTS và cách thức đo lường các nhân tố này. Thông qua đó, ngành NTTS tỉnh Cà Mau có các biện pháp theo dõi, quản lý và điều chỉnh các nhân tố nêu trên.
5.2. Đề xuất hàm ý quản trị
5.2.1. Định hướng phát triển thủy sản Cà Mau
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và thị trường nội địa, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó tỉnh Cà Mau đã đề ra những giải pháp chủ yếu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản của tỉnh:
- Phát triển nuôi trồng thủy sản ở tất cả các loại mặt nước với nhiều loại hình như nuôi chuyên canh, nuôi luân canh tôm - lúa, tôm - vườn, nuôi kết hợp nhiều loài thủy sản có giá trị cao, khuyến khích nuôi trồng hải sản trên vùng biển ven bờ; Khuyến khích phát triển nuôi tôm công nghiệp ở những nơi có điều kiện, phát triển kinh tế trang trại trong các vùng nuôi, áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Gắn kết các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với các vùng nuôi thông qua các hợp đồng kinh tế. Tăng cường khuyến ngư, hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản, đầu tư chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất các giống thủy sản có chất lượng và giá trị kinh tế, đáp ứng đủ giống tốt.
- Tổ chức sản xuất gắn với quản lý cộng đồng, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi thủy sản để thống nhất quản lý môi trường, nguồn nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm với việc thực hiện quy trình nông nghiệp an toàn (GAP). Tiếp tục đổi mới công nghệ, tăng cường chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, hàng tinh chế.
- Tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tạo được những vùng sản xuất tập trung để áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo sản lượng hàng hóa lớn và ổn định, đồng thời bảo đảm môi trường sinh thái. Xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất. Có chính sách khuyến khích các nhà khoa học
chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng tinh chế, đa dạng hóa mặt hàng, nhất là các sản phẩm chín, ăn liền chế biến từ thủy sản. Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu, bảo đảm đầu ra cho sản xuất phát triển bền vững và hiệu quả. Bố trí vốn đầu tư xây dựng hệ thống giao thông các vùng sản xuất nguyên liệu, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư.
- Đổi mới công tác khuyến ngư, phát triển kinh tế hợp tác, trang trại, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, tăng giá trị sản phẩm. Chọn lọc giống thủy sản sạch bệnh, năng suất cao áp dụng phù hợp với từng vùng sinh thái.
5.2.2. Hàm ý quản trị
Quy hoạch các diện tích nuôi trồng, hình thức và đối tượng nuôi cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của vùng
Việc quy hoạch phát triển NTTS Cà Mau cần được quan tâm, xem xét đến sự phù hợp với quy hoạch tổng thể KT-XH của khu vực. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng quy hoạch, cần đảm bảo việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên nước, đất, rừng và các tài nguyên liên quan sao cho đạt được tối ưu các mục tiêu KT-XH mà không tác động xấu đến sự bền vững hiện tại và tương lai của các hệ thống môi trường, hệ thống sinh thái của các sinh vật.
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Hình 5.1: Mối liên hệ giữa các nhân tố trong việc nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh đó, hoạt động NTTS tại địa phương cần hướng đến phương thức tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, cơ cấu đối tượng nuôi trồng tạo nên những nhóm sản phẩm chủ lực hướng vào khung cơ cấu thị trường.Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh cần cân nhắc, lồng ghép các nhân tố môi trường.
Đối với hoạt động lưu thoát nước và sử dụng nước: chú trọng việc cấp thoát nước, cân bằng và phân phối nguồn nước, phân chia tiểu vùng theo quan niệm sử dụng nguồn nước tại địa phương. Cán bộ kỹ thuật địa phương cần có sự hỗ trợ đối với các hộ nuôi trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành các trang trại NTTS...
Thị trường đầu ra và đầu vào: Căn cứ quy hoạch tổng thể chung của cả nước, nhu cầu của thị trường và mức độ phù hợp của các loại giống, địa phương cần xây dựng mục tiêu, lộ trình và xác định nhóm đối tượng nuôi trong thời gian tới, đón đầu nhưng phải giải quyết được thị trường, chọn các đối tượng nuôi thân thiện môi trường để đảm bảo an toàn sinh thái.
Đối với quy hoạch thủy lợi: có sự giám sát và điều chỉnh phù hợp với quy hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phối hợp giữa các ngành liên quan để xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, trong đó chú ý đến thủy lợi phục vụ thủy sản. Nghiên cứu và ứng dụng các phương thức nuôi (siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh,...). Mô hình nuôi kết hợp, xen canh, luân canh,...
+ Nguồn nhân lực: Có kế hoạch, quy hoạch và định hướng phát triển nguồn nhân lực cho trước mắt và lâu dài để đáp ứng nhu cầu thực tế về cán bộ kỹ thuật NTTS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Vốn: Trong công tác hỗ trợ đối với doanh nghiệp, cá nhân, Cà Mau cần yêu cầu các doanh nghiệp, các hộ sản xuất phải xây dựng các kế hoạch, định hướng khả thi trong sản xuất, nuôi trồng. Từ đó đưa ra được quyết định đối với cơ cấu vốn, nguồn vốn,...
Do qui hoạch phát triển NTTS liên quan và phụ thuộc vào quy hoạch nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, xây dựng cụm dân cư, du lịch… Vì vậy, quy hoạch phải có sự gắn bó theo hướng nông, lâm nghiệp và thủy sản kết hợp, tạo điều kiện cùng phát triển, khai thác lợi thế tối đa của đất, nước, lao động trên địa bàn.
Các huyện, địa phương cũng chú ý xây dựng quy hoạch chi tiết thiết kế từng vùng nuôi, cụ thể các loại hình nuôi sau khi có quy hoạch chuyển đổi toàn vùng được phê duyệt, bảo đảm thống nhất với qui hoạch chung. Có các chế tài, quy định cụ thể đối với người nuôi tuân thủ các quy hoạch phát triển tổng thể. Khuyến khích nuôi siêu thâm canh, thâm canh ở những vùng nuôi đã được khảo sát kỹ, không phát triển nuôi tràn lan.
Cần phải xác định rằng các quy hoạch phát triển thủy sản là qui hoạch có tính linh hoạt xu hướng mở, song vẫn chịu tác động và bị chi phối bởi các qui hoạch cố định của các công trình xây dựng.Bên cạnh đó, sự phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh cho đến nay vẫn thiếu sự định hướng chung, tổng thể. Các hộ sản xuất, chăn nuôi phát triển theo hướng tự phát. Chính vì vậy, việc quy hoạch là rất cần thiết, dựa vào đặc điểm của từng vùng, điều kiện tự nhiên, khí hậu, quy hoạch thủy lợi để xác định vùng nuôi, đối tượng nuôi, hình thức nuôi phù hợp.
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt: với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Cà Mau có tiềm năng về phát triển NTTS nước ngọt (huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời) nuôi cá đồng. Giai đoạn đầu, địa phương cần xác định việc thực hiện lấy mở rộng diện tích để tăng sản lượng và giá trị, dần từng bước phát triển theo hướng chuyển đổi hình thức nuôi trồng và hỗ trợ công nghệ, đầu tư hợp lý theo khả năng của dân và khả năng huy động vốn đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân…
Giải quyết tốt khâu giống cho nuôi trồng thủy sản
Để đáp ứng tốt nhu cầu về giống ngành thủy sản Cà Mau cần:
- Triển khai chương trình phát triển giống thủy sản: Trong đó, một mặt hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản nhằm chủ động đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời vụ, đa dạng về giống loài thủy sản nuôi, phục vụ cho