Kết Quả Đánh Giá Của Du Khách Với “Cơ Sở Hạ Tầng”


Cơ sở hạ tầng

Kết quả đánh giá cơ sở hạ tầng tại các địa điểm du lịch tâm linh ở mức khá tốt, đa số các giá trị cao trên 3,5 điểm. Trong đó khía cạnh được đánh giá cao nhất là “hệ thống giao thông tốt để đi điểm du lịch” (Mean = 3,630; SD = 1,055) và thấp nhất ở khía cạnh “hệ thống giao thông tại điểm du lịch thường không bị tắc nghẽn” (Mean = 3,479; SD = 0.979) (bảng 4.16). Kết quả khảo sát cũng cho thấy có đến trên 80% các chỉ tiêu khảo sát được đánh giá trên mức điểm 3 và trên 50 % đánh giá trên mức điểm 4 trong thang đo Likert 5 điểm (hình 4.12),

Bảng 4.16. Kết quả đánh giá của du khách với “cơ sở hạ tầng”



Chỉ tiêu đánh giá


Mean


SD

Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới

Cận trên

Hệ thống giao thông tốt để đi đến điểm du lịch X

3,630

1,055

3,541

3,718

Khu du lịch X có nhiều phương tiện đến và đi

đa dạng thuận lợi cho du khách


3,606


1,014


3,521


3,691

Hệ thống đường xá tại khu du lịch X tốt

3,570

1,001

3,486

3,654

Hệ thống giao thông ở khu du lịch X thường

không hay bị tắc nghẽn


3,479


0,979


3,397


3,561

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS


Hình 4 12 Kết quả đánh giá của du khách với cơ sở hạ tầng Hỗ trợ 1


Hình 4.12. Kết quả đánh giá của du khách với “cơ sở hạ tầng”


Hỗ trợ của chính quyền

Kết quả cho thấy khía cạnh hỗ trợ chính quyền cũng được đánh giá trên trung bình, với điểm đánh giá xấp xỉ giá trị 3,5. Trong đó, khía cạnh “được đảm bảo an toàn, anh ninh tại điểm du lịch cho du khách” được đánh giá tốt nhất (Mean = 3,610; SD = 1,026), tiếp theo là “chương trình về truyền thông nâng cao nhận thức về du lịch cho du khách và cư dân địa phương” (Mean = 3,584; SD = 0,974) và thấp nhất ở khía cạnh “đường dây nóng hỗ trợ du khách” (Mean = 3,475; SD = 1,012) (bảng 4.17). Kết quả cũng cho thấy có đến trên 80% số du khách được khảo sát đánh giá các chỉ tiêu trên mức điểm 3 và trên 55% đánh giá trên mức điểm 4 trong thang đo Likert 5 điểm (hình 4.13).

Bảng 4.17. Kết quả đánh giá của du khách với “hỗ trợ của chính quyền”



Chỉ tiêu đánh giá


Mean


SD

Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới

Cận trên

Việc đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách

tại các điểm du lịch và thương mại của chính quyền địa phương


3,610


1,026


3,524


3,696

Chính quyền địa phương có các đường dây

nóng hỗ trợ du khách


3,475


1,012


3,391


3,560

Tôi nhận thấy các chương trình về truyền

thông nâng cao nhận thức về du lịch cho du khách và cư dân địa phương


3,584


0,974


3,503


3,666

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS


Hình 4 13 Kết quả đánh giá của du khách với hỗ trợ của chính quyền 2

Hình 4.13. Kết quả đánh giá của du khách với “hỗ trợ của chính quyền”


Niềm tin tâm linh

Mức điểm đánh giá cho các khía cạnh niềm tin tâm linh là tương đương nhau nhưng không ở mức cao với điểm trung bình chủ yếu dưới mức 3,5. Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “ việc lựa chọn đi du lịch tại điểm đến vì đức tin trong tín ngưỡng/tôn giáo” (Mean = 3,490; SD = 1,178) và đánh giá thấp nhất ở khía cạnh “đi du lịch theo tập quán tín ngưỡng/tôn giáo của cộng động đang sinh sống” (Mean = 3,376; SD = 1,164) (bảng 4.18). Xu hướng cũng cho thấy điểm đánh giá niềm tin tâm linh khá cao với trên 75% số du khách khảo sát đánh giá trên mức điểm 3 và trên 50% đánh giá trên mức điểm 4 trong thang đo Likert 5 điểm (Hình 4.14)

Bảng 4.18. Kết quả đánh giá của du khách với “niềm tin tâm linh”



Chỉ tiêu đánh giá


Mean


SD

Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới

Cận trên

Tôi lựa chọn đi du lịch tại địa điểm X vì đức tin

(niềm tin) trong tín ngưỡng/tôn giáo mà tôi tin theo


3,490


1,178


3,391


3,589

Tôi đi du lịch tại địa điểm X vì truyền thống gia đình

3,436

1,192

3,336

3,535

Tôi đi du lịch tại địa điểm X theo tập quán tín

ngưỡng/tôn giáo của cộng đồng tôi sinh sống


3,376


1,164


3,278


3,473

Tôi cảm thấy có nghĩa vụ về đức tin tôn giáo/tín

ngưỡng mà mình theo cần viếng thăm địa điểm X


3,441


1,138


3,346


3,536

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS


Hình 4 14 Kết quả đánh giá của du khách với niềm tin tâm linh Hài lòng du 3


Hình 4.14. Kết quả đánh giá của du khách với “niềm tin tâm linh”


Hài lòng du khách

Kết quả khảo sát cho thấy du khách có mức hài lòng khá với các địa điểm du lịch tâm linh điểm trung bình trên 3,5. Trong đó, khía cạnh “cảm nhận hài lòng chung khi đi du lịch tại điểm đến” được đánh giá cao nhất (Mean = 3,590; SD = 1,065) và khía cạnh “đánh giá điểm du lịch là nơi tốt nhất từng đến” (Mean = 3,546; SD = 1,020) (bảng 4.19). Kết quả khảo sát cũng cho thấy điểm đánh giá các chỉ tiêu có đến trên 80% du khách đánh giá trên mức điểm 3 và trên 55% đánh giá trên mức điểm 4 trong thang đo Likert với tất cả các chỉ tiêu được khảo sát (Hình 4.15).

Bảng 4.19. Mức độ hài lòng của du khách với các điểm du lịch tâm linh



Chỉ tiêu đánh giá


Mean


SD

Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới

Cận trên

Theo kinh nghiệm của tôi, địa điểm du lịch X

đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của tôi


3,579


1,022


3,493


3,664

Theo tôi du lịch tại địa điểm du lịch X là một

kinh nghiệm tuyệt vời với mình


3,559


0,981


3,477


3,641

Tôi cho rằng địa điểm du lịch X là một trong

những điểm du lịch tốt nhất tôi từng đến


3,546


1,020


3,461


3,632

Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng với việc đi

du lịch tại địa điểm X


3,590


1,065


3,501


3,679

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS


Hình 4 15 Mức độ hài lòng của du khách với các điểm du lịch tâm linh Lòng 4

Hình 4.15. Mức độ hài lòng của du khách với các điểm du lịch tâm linh


Lòng trung thành của du khách

Các khía cạnh đánh giá lòng trung thành của du khách với điểm đến du lịch tâm linh cũng được đánh giá khá cao với điểm trung bình quanh giá trị 3,5 và không có nhiều chênh lệch giữa các chỉ tiêu khảo sát. Trong đó, khía cạnh được đánh giá cao nhất là “giới thiệu điểm du lịch cho những người xunh quanh” (Mean = 3,635; SD = 1,046) và thấp nhất ở khía cạnh “có thể quay trở lại du lịch trong 2 năm tới” (Mean = 3,584; SD

= 0,961) (bảng 4.20). Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn điểm đánh giá ở mức cao với trên 80% đánh giá trên mức điểm 3 và trên 55% đánh giá trên mức điểm 4 trong thang đo likert 5 điểm (hình 4.16).

Bảng 4.20. Đánh giá lòng trung thành của du khách



Chỉ tiêu đánh giá


Mean


SD

Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới

Cận trên

Tôi sẽ quay trở lại để du lịch tại địa điểm X

3,603

0,991

3,520

3,685

Tôi có thể quay trở lại du lịch địa điểm X trong

hai năm tới


3,584


0,961


3,504


3,665

Tôi sẽ giới thiệu điểm du lịch X cho những

người xung quanh


3,635


1,046


3,548


3,723

Tôi khuyến khích những người khác nên viếng

thăm địa điểm du lịch X


3,615


1,170


3,517


3,713

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS


Hình 4 16 Đánh giá lòng trung thành của du khách 4 5 Kết quả đánh giá khác 5


Hình 4.16. Đánh giá lòng trung thành của du khách


4.5. Kết quả đánh giá khác biệt về lòng trung thành của du khách theo các biến phân loại

Nghiên cứu sử dụng kiểm định t và phân tích phương sai (ANOVA) để xem xét lòng trung thành khác nhau giữa các nhóm du khách phân loại theo các tiêu chí (1) giới tính, (2) độ tuổi, (3) nghề nghiệp, (4) thu nhập, (5) tần suất du lịch tâm linh, (6) tôn giáo - tín ngưỡng. Kết quả đánh giá được thể hiện như sau:

Tiêu chí giới tính: Kiểm định T được sử dụng để đánh giá lòng trung thành của du khách giữa hai nhóm nam và nữ. Kết quả kiểm định Levene cho thấy p-value = 0,699, lớn hơn 0,05, do đó lòng trung thành của hai nhóm khách hàng có phương sai tương đương nhau. Tiếp tục, kết quả kiểm định T với p-value = 0,802, lớn hơn 0,05, cho thấy không có sự khác biệt về lòng trung thành giữa du khách nam và du khách nữ (bảng 4.21)

Bảng 4.21. Kết quả đánh giá khác biệt về lòng trung thành của du khách theo giới tính


Giới tính


Số du khách


Mean


SD

Kiểm định khác biệt phương sai

(Levene’s test)

Kiểm định khác biệt trung bình

(T-test)

F

p-value

T

p-value

Nữ

347

3,6213

0,882


0,846


0,699


0,251


0,802

Nam

204

3,6023

0,847

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS

Tiêu chí độ tuổi: Độ tuổi của du khách được phân loại thành năm nhóm (1) dưới 25 tuổi, (2) từ 25 – 35 tuổi, (3) từ 35-45 tuổi, (4) từ 45-60 tuổi và (5) trên 60 tuổi. Do đó, nghiên cứu sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) để đánh giá khác biệt giữa các nhóm về lòng trung thành. Trước hết, kiểm định Levene với p-value nhỏ hơn 0,05 (p-value = 0,011) cho thấy các phương sai lòng trung thành giữa các nhóm độ tuổi không tương đương nhau. Tiếp theo, kết quả đánh giá phương sai với F = 8,746 và p- value nhỏ hơn 0,05, do đó tồn tại ít nhất một sư khác biệt trong lòng trung thành giữa các nhóm tuổi khác nhau (bảng 4.22). Để đánh giá cụ thể giữa năm nhóm, tiếp tục sử dụng kiểm định hậu định Tamhane (post hoc tests).


Bảng 4.22. Kết quả đánh giá khác biệt về lòng trung thành của du khách theo độ tuổi


Độ tuổi


Số du khách


Mean


SD


Kiểm định phương sai (Levene’s test)

Kiểm định phương sai (ANOVA)

F

p-value

F

p-value

<25 tuổi

178

3,364

0,960


3,304


0,011


8,746


0,000

25-35 tuổi

127

3,630

0,783

35-45 tuổi

142

3,724

0,775

45-60 tuổi

97

3,912

0,744

>60 tuổi

7

2,964

0,783

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS

Kết quả kiểm định hậu định cho thấy tồn tại sự khác biệt trong lòng trung thành giữa (1) nhóm du khách dưới 25 tuổi và 35-45 tuổi, (2) nhóm 25 tuổi và 45-60 tuổi với các giá trị p-value đều nhỏ 0,05. Từ điểm đánh giá trung bình của các nhóm có thể thấy nhóm du khách dưới 25 tuổi có lòng trung thành thấp hơn so với nhóm du khách thuộc nhóm tuổi 35-45 tuổi (Δ = -0,360) và nhóm du khách từ 45-60 tuổi (Δ = -0,549) (bảng 4.23). Như vậy không tìm thấy sự khác biệt về thái độ giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác.

Bảng 4.23. Kết quả kiểm định hậu định theo các nhóm tuổi


Độ tuổi

Chênh lệch khác biệt


p-value

(I)

(J)

(Δ = I-J)


< 25 tuổi

25-35 tuổi

-0,266

0,079

35-45 tuổi

-0,360*

0,002

45-60 tuổi

-0,549*

0,000

>60 tuổi

0,399

0,929


25-35 tuổi

< 25 tuổi

0,266

0,079

35-45 tuổi

-0,094

0,981



Độ tuổi

Chênh lệch khác biệt

p-value


45-60 tuổi

-0,282

0,062

>60 tuổi

0,666

0,498


35-45 tuổi

<25 tuổi

0,360*

0,002

25-35 tuổi

0,094

0,981

45-60 tuổi

-0,189

0,459

>60 tuổi

0,759

0,353


45-60 tuổi

<25 tuổi

0,549*

0,000

25-35 tuổi

0,282

0,062

35-45 tuổi

0,189

0,459

>60 tuổi

0,948

0,165


>60 tuổi

<25 tuổi

-0,399

0,929

25-35 tuổi

-0,666

0,498

35-45 tuổi

-0,759

0,353

45-60 tuổi

-0,948

0,165

*. Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS

Tiêu chí nghề nghiệp: Các du khách được xếp vào sáu nhóm nghề nghiệp khác nhau bao gồm (1) học sinh - sinh viên, (2) nhân viên văn phòng, (3) công chức/viên chức, (4) kinh doanh tự do, (5) nội trợ-về hưu, (6) nghề nghiệp khác. Sử dụng kiểm định Levene đánh giá cho thấy phương sai lòng trung thành điểm đến du lịch giữa các nhóm không tương đương nhau (p-value = 0,007 nhỏ hơn 0,05). Sử dụng kiểm định ANOVA phân tích khác biệt về điểm trung bình cho thấy tồn tại ít nhất một sự khác biệt về lòng trung thành giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau (p- value nhỏ hơn 0,05) (bảng 4.24). Do đó, kiểm định hậu định Tamhane (Post hoc test) được tiến hành để tìm ra và đánh giá mức độ khác biệt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023