Mức Độ Tham Gia Dự Toán Ngân Sách Của Người Lao Động

hưởng đến sự tham gia ngân sách bởi vì cả hai biến này đều liên quan đến sự cam kết tổ chức thông qua nhận thức công bằng.

Theo Nguyễn Thị Thanh Định (2017), sự tham gia ngân sách là một cách thể hiện sự công bằng trong tổ chức, tăng cường niềm tin của nhân viên trong sự công bằng về quy trình dự toán bởi vì nhân viên có cơ hội được đưa ra ý kiến của mình nghĩa là họ luôn được tôn trọng tại nơi làm việc, họ được xem là thành viên quan trọng trong tổ chức. Khi nhân viên nhận được sự khuyến khích, động viên tham gia ngân sách của cấp trên, họ sẽ càng tin tưởng và có cam kết cao hơn với tổ chức.

Từ những phân tích trên cho thấy phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách của các đơn vị.

Giả thuyết H1: Phong cách lãnh đạo tác động cùng chiều đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

2.4.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong lập dự toán

Kế toán là một hệ thống được sử dụng để ghi nhận, phân loại và tóm tắt hoạt động kinh doanh qua các báo cáo (Meigs, 1996). Vai trò của việc giữ thông tin tài chính và phân tích liên tục cần thiết để cung cấp quản lý và lợi ích bên ngoài với các sự kiện cần thiết cho quyết định, cũng được xem xét (Grigg, 1988).

Hệ thống kế toán tài chính đảm bảo rằng tài sản và nợ phải trả của một doanh nghiệp được hạch toán đúng và cung cấp thông tin về doanh thu, lợi nhuận,…cho cổ đông và các bên liên quan khác. Ngược lại, các hệ thống kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong tổ chức để hỗ trợ việc ra quyết định của họ (Ryan và cộng sự, 2002). Theo phân tích trên thì dự toán ngân sách được lập dựa trên cơ sở là các tài liệu kế toán hiện có của đơn vị.Tuy nhiên Horngren (2002) cho rằng dự toán tập trung vào một giai đoạn kế toán sắp tới, chứ không phải trong giai đoạn quá khứ mà kế toán thì dựa trên các thông tin quá khứ để lập nên các báo cáo, đồng thời dự toán ngân sách tập trung nhiều hơn vào mục đích dự báo để ước tính những gì có khả năng xảy ra trong tương lai và cách phân bổ nguồn lực tổ chức để thực hiện các hoạt động trong tương lai. Các lý

luận vừa kể trên phần nào giải thích mối quan hệ giữa kế toán và dự toán ngân sách.

Diamond & Khemani (2006) khi thực hiện nghiên cứu hệ thống kế toán giữa các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển ở Châu Phi, kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các quy trình kế toán bằng biện pháp thủ công hoặc được hỗ trợ bởi các ứng dụng phần mềm và phần cứng cũ và không được bảo trì, nâng cấp ảnh hưởng tiêu cực đến công tác lập dự toán ngân sách của doanh nghiệp. Tác giả này giải thích rằng, quy trình kế toán như trên sẽ làm thiếu dữ liệu doanh thu, chi phí và các chỉ tiêu đáng tin cậy và kịp thời cho lập kế hoạch ngân sách, giám sát, kiểm soát chi tiêu và báo cáo kế toán kém chất lượng, từ đó tác động tiêu cực đến lập dự toán ngân sách.

Từ những phân tích trên cho thấy Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự toán có ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách của các đơn vị.

Giả thuyết H2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán tác động cùng chiều đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

2.4.3 Quy trình lập dự toán ngân sách

Theo Raghunandan và cộng sự (2012) quá trình lập ngân sách bao gồm sự phối hợp, hợp tác và trao đổi giữa các đơn vị khác nhau trong tổ chức. Ngân sách cho thấy các đơn vị này có liên quan với nhau như thế nào trong hoạt động của họ, cho phép tạo ra các cầu nối giữa bộ phận tổ chức. Bởi vì việc lập dự toán ngân sách bắt đầu các đơn vị riêng lẻ, từ trung tâm chi phí và sử dụng chi phí,…nên cần phải tập hợp toàn bộ dữ liệu, thông tin cần thiết cho việc lập dự toán từ các bộ phân trong tổ chức, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc lập ngân sách. Ekeocha (2012) định nghĩa quy trình dự toán ngân sách là một hệ thống các quy tắc điều chỉnh việc ra quyết định dẫn đến ngân sách, từ việc xây dựng, thông qua phê duyệt, đến thực thi và đánh giá dự toán.

Kết quả nghiên cứu của Zweni, A. G. (2017) về quy trình lập dự toán ngân sách liên quan đến quy trình lập ngân sách đặt ra các mục tiêu cho các bộ phận của đơn vị, quy trình lập dự toán ngân sách được thực hiện từ dưới lên, sử dụng

thước đo hiệu suất để đo lường hiệu quả ngân sách, và mỗi nhân viên có trách nhiệm lập dự toán ngân sách trong phạm vi công việc của họ có ảnh hưởng đến dự toán ngân sách của tổ chức.

Okpala (2014) khẳng định rằng việc quy trình lập dự toán ngân sách không cho thấy mối liên kết với các chính sách của tổ chức, lập kế hoạch và lập ngân sách có thể là yếu tố dẫn đến kết quả dự toán ngân sách kém, dự toán và thực hiện khác xa nhau từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Từ những phân tích trên cho thấy quy trình lập dự toán ngân sách có ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách của các đơn vị.

Giả thuyết H3: Quy trình lập dự toán ngân sách tác động cùng chiều đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

2.4.4 Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động

Theo Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013) sự tham gia của người lao động trong quá trình lập dự toán ngân sách được chấp nhận nhiều hơn ở các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ thì lại có sự hạn chế tham gia vào ngân sách của người lao động. McLaney & Atrill (1999) lập luận rằng vai trò của ngân sách như là một bản kế hoạch của những gì sẽ xảy ra và là tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất thực tế, phụ thuộc phần lớn vào cách thức thực hiện, định lượng các mục tiêu trong dự toán ngân sách, do đó tham gia của người lao động có vai trò gắn mục tiêu đó với thực tế tại đơn vị. Nghĩa là khi thực hiện dư toán ngân sách, các thành viên của tổ chức nên được tham gia trong việc xác định rõ ràng các mục tiêu ngân sách. Các thành viên cũng phải tham gia vào các dự toán tiếp theo cho những mục tiêu này với ban quản lý (Chalos & Poon, 2000).

Khi có sự sai lệch ngân sách xảy ra, sự tham gia và thảo luận giữa các cấp quản lý khác nhau sẽ tạo thuận lợi và góp phần xác định chính xác vị trí của sai lệch, từ đó đưa ra các hành động khắc phục tương ứng. Poon (2001) nhận thấy rằng sự tham gia của người lao động vào lập dự toán ngân sách sẽ giúp các nhà

quản lý có thể trao đổi thông tin và ý tưởng để lập kế hoạch ngân sách và kiểm soát thực hiện ngân sách hiệu quả hơn. Nouri & Parker (1998) cũng cho rằng mức độ tham gia dự toán ngân sách tạo điều kiện chia sẻ thông tin giữa cấp dưới và cấp trên, giữa cấp trên và cấp dưới trong tham gia ngân sách, góp phần chia sẻ thông tin theo cả hai chiều.

Liên quan đến chia sẻ thông tin thông qua quá trình lập ngân sách thì Magner và cộng sự (1996) cho rằng cấp dưới sẽ có thêm thông tin từ cấp trên và những người khác liên quan đến nhiệm vụ, trách nhiệm và hiệu suất dự kiến, từ đó làm tăng hiệu quả làm việc của cấp dưới. Hay Chell & Brownell (1988) thì các cuộc thảo luận với cấp trên trong quá trình lập ngân sách cũng giúp làm rõ các mục tiêu và phương pháp thực hiện của cấp dưới. Như vậy, những phát hiện của các nhà nghiên cứu này cho thấy sự tham gia của người lao động trong quá trình ngân sách góp phần tăng cường độ chính xác trong ngân sách.

Từ những phân tích trên cho thấy mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động có ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách của các đơn vị.

Giả thuyết H4: Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động tác động cùng chiều đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

2.4.5 Quy mô

Theo Merchant (1981), đối với quy mô doanh nghiệp, các nghiên cứu về dự toán ngân sách luôn so sánh việc sử dụng quy trình lập ngân sách ở các đơn vị có quy mô lớn hơn với các đơn vị có quy mô nhỏ, sự khác nhau trong hệ thống ngân sách cấp doanh nghiệp và sự đa dạng và mức độ phân cấp của dự toán ngân sách.

Merchant (1981) cho rằng các tổ chức lớn hơn có khuynh hướng sử dụng hệ thống ngân sách phức tạp hơn, còn các tổ chức nhỏ hơn ít có xu hướng sử dụng dự toán ngân sách. Joshi và cộng sự (2003) phát hiện ra rằng quy mô đơn vị thể hiện thông qua sự tăng trưởng của đơn vị góp phần thúc đẩy thực hiện quy trình lập ngân sách một cách toàn diện hơn để đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn. Hơn nữa quy mô của đơn vị và sự phức tạp của các hoạt động trong quá

trình hoạt động thường ảnh hưởng đến bản chất của dự toán ngân sách, trong đó hệ thống dự toán chi tiết, đầy đủ đóng vai trò quan trọng giúp đơn vị thành công.

Từ những phân tích trên cho thấy quy mô tổ chức có ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách của các đơn vị.

Giả thuyết H5: Quy mô tác động cùng chiều đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Để đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ tác giả chủ yếu dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước liên quan đến đề tài, các lý thuyết nền nhằm giải thích liệu nhân tố nào có thể tác động đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. Cụ thể như:

+ Với nhân tố phong cách lãnh đạo: kế thừa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Định (2018) và lý thuyết phong cách lãnh đạo.

+ Với nhân tố Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán: kế thừa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013).

+ Với nhân tố quy trình lập dự toán: kế thừa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Zweni, A. G. (2017).

+ Với nhân tố mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động: kế thừa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Định (2018) và lý thuyết công bằng trong tổ chức.

+ Với nhân tố quy mô: kế thừa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Kenneth A. Merchant (1981)

Bảng 2.1: Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất


STT

Nhân tố

Căn cứ đề xuất

1

Phong cách lãnh đạo

Nguyễn Thị Thanh Định (2018)

2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong

dự toán

Beatrice Njeru Warue và Thuo

Vivian Wanjira (2013).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ - 5


3

Quy trình lập dự toán ngân sách

Zweni, A. G. (2017)

4

Mức độ tham gia dự toán ngân sách

của người lao động

Nguyễn Thị Thanh Định (2018)

5

Quy mô

Kenneth A. Merchant (1981)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Mô hình nghiên cứu đề xuất được thể hiện như sau:


Phong cách lãnh đạo

Ứng dụng công nghệ thông tin

trong lập dự toán

Quy trình lập dự toán


Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động

Lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam

Bộ

Quy mô


Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp)


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 nêu lên những nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết về dự toán ngân sách gồm: Khái niệm; phân loại; vai trò, chức năng; quy trình lập dự toán ngân sách và các mô hình dự toán ngân sách. Tiếp đó, tác giả trình bày những lý thuyết nền nhằm giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách như: lý thuyết phong cách lãnh đạo; lý thuyết đại diện; lý thuyết tâm lý; lý thuyết công bằng trong tổ chức. Cuối chương tác giả trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách ở các đơn vị và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, theo đó các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách ở các đơn vị SNCL bao gồm: Phong cách lãnh đạo; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán; quy trình lập dự toán; Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động và quy mô.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨ U

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. Tiếp tục theo phần giới thiệu cơ sở lý thuyết, trong chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá các thang đo, các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đã đề nghị. Chương 3 gồm 4 phần: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) xây dựng thang đo, (3) đánh giá sơ bộ thang đo,

(4) thực hiện nghiên cứu định lượng.

3.1 Thiết kế nghiên cứ u

3.1.1 Quy trình nghiên cứu



Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Các nghiên cứu trước; cơ sở lý

thuyết và lý thuyết nền

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Thảo luận với chuyên gia về các nhân tố và thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 trong xử lý và phân tích số liệu

+ Kiểm định độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha;

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA;

+ Phân tích hồi quy bội.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Kết luận và38hàm ý chính sách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023