trong lịch đã định trước. Vì vậy, mà cả khách hàng hay hãng sản xuất đều chưa được thật sự hài lòng về thời gian giải quyết các yêu cầu của công ty. Nếu có đội chuyên phụ trách giải quyết những vấn đề bên ngoài như đề cập bên trên thì sẽ khắc phục được phàn nàn của khách hàng nhanh hơn.
- Tăng dịch vụ đơn hàng chờ hơn nữa cho khách hàng. Hiện tại Zuellig Pharma Việt Nam phân phối hơn 700 mặt hàng tại thị trường Việt Nam, do đó việc một vài mặt hàng hết hàng là điều không thể tránh khỏi. Việc lưu đơn hàng của khách hàng trong danh sách chờ để khi có hàng lại công ty sẽ ưu tiên giao hàng cho các khách hàng này là điều vô cùng quan trọng, khách hàng cảm thấy một sự công bằng, đơn hàng nào chờ trước thì sẽ được giao trước, đơn hàng nào sau thì giao sau. Hiện khách hàng đang rất thích dịch vụ cộng thêm này của công ty.
c/ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên nghiệp của nhân viên và năng lực quản lý. Tăng khả năng cạnh tranh của công ty bằng cách nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp quản lý trong công ty là yếu tố thiết yếu. Để phát triển năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực, tích cực phấn đấu của bản thân nhân viên và sự hỗ trợ của công ty là nhân tố quyết định.Nhân viên cấp quản lý cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các chiến lược của công ty nhằm giúp cho nhân viên định hướng được mục tiêu phát triển và tập trung phát triển cũng như xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng cần được hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian... Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với hiệu quả công việc.
Zuellig Pharma Việt Nam đã thực hiện chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực rất tốt. Luôn đi bám sát vào chiến lược để lập ra kế hoạch huấn luyện nâng cao trình độ quản lý của nhân viên. Tuy nhiên, điều khó khăn hiện nay là Zuellig Pharma Việt Nam chưa có chiến lược giữ người phù hợp nên những nhân viên có năng lực và thành tích vượt trội đều không trụ được ở công ty trong thời gian dài. Điều này làm mất thời gian
tìm kiếm nguồn lực thay thế, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chiến lược. Do vậy, công ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ kế thừa để kịp thời ứng phó khi có sự thay đổi, chương trình này không chỉ dành cho các quản lý cấp cao mà cần nhất cho các quản lý cấp 3 và cấp 4. Đây là đối tượng thường xuyên thay đổi, và khó tìm được nguồn thay thế một cách nhanh chóng. Do đó công ty thường đề bạc nhân viên cấp dưới lên thay thế nên bên cạnh thuận lợi là nhân viên đã có được những kiến thức cơ bản về công việc và kinh nghiệm thực tế về hoạt động của công ty nhưng khó khăn là nhân viên này chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng quản lý cần thiết làm giảm hiệu quả làm việc và tính chuyên nghiệp của công ty khi nhân viên tiếp nhận công việc mới. Thông qua đây thấy được việc xây dựng lực lượng kế thừa là điều thực sự cần thiết và cấp bách đối với hoạt động của Zuellig Pharma Việt Nam hiện nay.
Thêm vào đó công ty cần thành lập một nhóm giải quyết các vần đề phát sinh ngoài quy trình từ phía khách hàng hoặc nhà sản xuất hoặc thành lập bộ phận phân loại công việc phát sinh để chuyển dến bộ phận phụ trách một cách nhanh chóng tránh việc chuyển qua nhiều giai đoạn, phòng ban làm mất thời gian và không hiệu quả khi giải quyết các vần đề khẩn phát sinh. Nhóm này sẽ hoạt động giống như CRC (trung tâm phản hồi ý kiến khách hàng) nhận các yêu cầu phát sinh từ phía khách hàng hay hãng sản xuất mà chưa xác định được phòng ban nào sẽ phụ trách, sau đó phân tích và chuyển trực tiếp đến bộ phận chức năng thực hiện công việc này. Vì đây là công việc phát sinh không nằm trong quy trình nên khi nhận yêu cầu các phòng ban thường không giải quyết mà chuyển đẩy trách nhiệm cho bộ phận khác. Nên việc thành lập nhóm xử lý và phân loại các công việc phát sinh là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất công việc.
4.2.2.3 Các kiến nghị liên quan đến giới tính và đối tượng được khảo sát:
Đây là một trong các vấn đề mà công ty cần phải quan tâm hơn trong công cuộc củng cố giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam. Một số kiến nghị được đưa ra dựa trên ý kiến các chuyên gia:
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Về Kết Quả Cronbach Alpha Của Các Nhân Tố Vừa Được Rút Ra.
- Sự Khác Biệt Về Nhận Định Giá Trị Thương Hiệu Giữa Các Yếu Tố Giới Tính, Độ Tuổi, Trình Độ Và Đối Tượng Được Khảo Sát Ở Nhà Thuốc.
- Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Và Các Kiến Nghị Củng Cố Giá Trị Thương Hiệu Zuellig Pharma Việt Nam
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam - 13
- Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
- Phải tạo mối quan hệ tốt với chủ nhà thuốc và cả các nhân viên nhà thuốc. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi vì nhân viên nhà thuốc chính là tác nhân không nhỏ đến sự quyết định của chủ nhà thuốc. Một ý kiến tốt của nhân viên sẽ làm nền tảng cho sự quyết định của chủ nhà thuốc được đưa ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây là tác nhân mang tính
tích cực cần phải được xây dựng và củng cố mạnh. Như vậy nhân viên kinh doanh của Zuellig Pharma Việt Nam sẽ thể hiện vai trò nòng cốt của mình trong trường hợp xây dựng mối quan hệ này.
- Thể hiện sự chăm sóc khách hàng khác nhau với các đối tượng nam – nữ ở nhà thuốc. Đặc biệt đối tượng ở nhà thuốc đa phần là nữ, do đó đặc điểm tính cách của nữ giới phải được nhân viên kinh doanh của công ty Zuellig Pharma Việt Nam nắm kỹ. Chăm sóc khách hàng và đặc biệt là khách hàng nữ giới phải được quan tâm đầu tư hơn.
KẾT LUẬN:
1. Kết quả chính của luận văn và ý nghĩa:
Với những gì đã tìm hiểu, nghiên cứu, thể hiện qua luận văn này tác giả muốn nhấn mạnh việc tìm hiểu chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu là một vấn đề quan trọng của công ty trong giai đoạn hiện nay. Nó sẽ là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các kiến nghị nhằm củng cố hơn nữa vị thế của giá trị thương hiệu của công ty trên thị trường. Sản phẩm có thể giống nhau, dịch vụ có thể giống nhau, nhưng sự khác nhau cơ bản nhất là thương hiệu. Thương hiệu nào mang đến cho khách những giá trị khác biệt, những cảm xúc tin yêu, tin cậy và sự tin tưởng thì thương hiệu đó sẽ thành công.
Giá trị của thương hiệu đôi khi còn lớn hơn cả giá trị vật chất của công ty đó. Vì vậy, việc xây dựng, phát triển và duy trì, bảo vệ giá trị thương hiệu là một trong những nhiệm vụ rất cấp thiết, mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề nhiều đối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Một số kết luận được rút ra từ luận văn này như sau:
- Luận văn nghiên cứu đã chứng minh rằng có sự tác động dương của Cảm nhận chất lượng và Trung thành thương hiệu đến Giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam trong điều kiện của Việt Nam. Kết quả được tìm thấy thông qua mô hình hồi quy trong đó các biến Cảm nhận chất lượng, Trung thành thương hiệu là biến độc lập và biến Giá trị thương hiệu là biến phụ thuộc. Cả hệ số hồi quy riêng phần và hệ số Beta chuẩn hóa của cả mô hình hồi quy đều thể hiện rõ tác động của từng các biến này đến biến giá trị thương hiệu của tổ chức.
- Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được sự khác nhau giữa Nam và Nữ, giữa các đối tượng khác nhau ở nhà thuốc có sự đánh giá khác nhau về Giá trị thương hiệu. Và không có sự khác nhau về trình độ học vấn cũng như ở độ tuổi về sự đánh giá này.
- Luận văn đã nêu lên được phần nào thực trạng hiện tại của giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam dựa trên các dữ liệu có sẵn của công ty qua các cuộc khảo sát ở các
năm trước và qua khảo sát của chính tác giả. Hiện tại giá trị của thương hiệu công ty hiện đang giảm sút do sự ảnh hưởng của các nhân tố đã được làm rõ và hiện đang có sự bám đuổi rất sát của các công ty cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Tuy rằng hiện tại ban lãnh đạo của công ty cũng đang dần nhận ra điều đó nhưng các biện pháp được vạch ra nhằm cải thiện tình hình và nâng cao giá trị thương hiệu của công ty hầu như chưa mang lại giá trị tích cực hơn bao nhiêu.
- Kết quả nghiên cứu cũng đã kiểm định và đo lường sự thích hợp của thang đo giá trị thương hiệu của Aaker trong điều kiện của thị trường phân phối dược phẩm Việt Nam. Sau khi kiểm định, không có biến quan sát nào bị loại khỏi nghiên cứu. Các biến quan sát này được tạo thành các biến mới đó là: Nhận biết thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Liên tưởng thương hiệu, Trung thành thương hiệu và Giá trị thương hiệu.
Như vậy, từ các nghiên cứu này, công ty sẽ hiểu rõ hơn điểm mấu chốt nhằm nâng cao giá trị thương hiệu là ở chổ nào, từ đó có các bước hoạch định cho phù hợp hơn nhằm nâng cao hơn nữa giá trị thương hiệu công ty Zuellig Pharma Việt Nam tại thị trường Việt Nam.
2. Hạn chế của nghiên cứu và hưóng nghiên cứu tiếp theo
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng đề tài vẫn có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ khảo sát được ở đối tượng nhà thuốc lẻ ở khu vực TP.HCM, chưa thể tiếp cận khảo sát được tất cả các đối tượng khách hàng của Zuellig Pharma Việt Nam nên tính bao quát tổng thể thấp. Chỉ một đối tượng này sẽ không phản ánh lên được một kết quả chính xác nhất. Kết quả nghiên cứu sẽ được kiểm định cao hơn nếu nó được thực hiện trên tất cả các khách hàng của Zuellig Pharma Việt Nam và tại các vùng khác trên toàn Việt Nam. Điều này sẽ là cơ hội cho một hướng nghiên cứu tiếp theo.
Thứ hai, mô hình nghiên cứu chỉ nghiên cứu tác động của các nhân tố đến giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam, còn sự tương quan tác động lẫn nhau giữa các nhân tố thì chưa nghiên cứu. Do đó đây cũng là một cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
Thứ ba, mẫu nghiên cứu được chọn bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên ít có tính đại diện.
Kế đến luận văn này là một nghiên cứu định lượng đơn thuần, nó chỉ ra mức độ tác động các của yếu tố Thương hiệu đến giá trị thương hiệu công ty, để từ đó các nhà lãnh đạo nhận thức về tầm quan trọng của việc định hình một kế hoạch nhằm duy trì hơn nữa giá trị của thương hiệu công ty. Việc tìm kiếm những giải pháp cụ thể, chi tiết hơn là nhiệm vụ của các nhà quản trị ứng dụng, họ sẽ giải quyết vấn đề này dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn và hoàn cảnh thực tế
Cuối cùng, với hệ số R2 điều chỉnh là 64%, các thành phần trong mô hình chỉ giải thích
được 64% tác động của các yếu tố Thương hiệu đến giá trị thương hiệu của tổ chức. Còn nhiều yếu tố khác cũng tác động mạnh mẽ đến giá trị thương hiệu Zuellig Pharma Việt Nam như môi trường kinh tế, chính sách của nhà nước, quảng cáo, các hãng sản xuất…nhưng chưa được làm rõ. Đây cũng là một hướng mở ra cho những nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. An Duy, “Định giá thương hiệu như thế nào”, Thời báo kinh tế Việt Nam số 124, 16/10/2002.
2. Nguyễn Phượng Hoàng Lam (2009), Đo lường giá trị thương hiệu dịch vụ giáo dục tiểu học ngoài công lập tại TPHCM.
3. Phạm Minh, “Khám sức khoẻ” cho Thương hiệu, Thời báo kinh tế Việt Nam số 87, 11/4/2007
4. Hoàng Ngọc Nhậm (2008), Giáo trình Bài giảng Kinh Tế Lượng, Đại học Kinh tế TP. HCM.
5. Philip Kotler (2007), Kotler bàn về tiếp thị, NXB Trẻ.
6. Trần Yên Thanh: “Nhiều doanh nghiệp chưa coi Thương hiệu là tài sản vô hình”. Báo Nhân dân ngày 3/5/2004.
7. Nguyễn Thị Mai Trang (2006), Chất lượng dịch vụ, sự thỏa mãn, và lòng trung thành của khách hàng siêu thị tại TPHCM, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 9, số 10 – 2006
8. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.
9. Lý Quí Trung (2007), Xây dựng thương hiệu, NXB Trẻ.
10. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam, B2002-22-33, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
11. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nguyên lý marketing, NXB ĐHQG TP.HCM, trang 46.
12. Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Marketing, NXB Giáo Dục, TP HCM
13. Trần Trung Vinh (2011), Đo lường giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng điều tra thực tế tại thị trường Việt Nam, tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng – số 3(44).2011
14. Zuellig Pharma Việt Nam (2008), Kết quả khảo sát toàn quốc 2008, tài liệu nội bộ
15. Zuellig Pharma Việt Nam (2010), Kết quả khảo sát toàn quốc2010, tài liệu nội bộ
Tài liệu tiếng Anh:
1. Aaker, D.A. (1996), Building Strong Brands, New York, The Free Press.
2. Jennifer Aaker (2004), When Good Brands Do Bad, Journal Of Consumer Research, Inc, Vol. 31 June 2004.
3. Jabnoun & Al-Tamimi (2003), Measuring perceived service quality at UAE commercial banks, International Journal of Quality and Reliability Management, page 20
4. Keller, K.L. (1998), Strategic Brand Management, New Jersey, PrenticeHall.
5. Klein and Partner (2009), Managing Brand Health, Klein and Partner Inc.
6. Nunally (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill.
7. Salvatore, Dominick and Reagle Derrick (2002). Statistics and Econometrics. McGraw-Hill.
Các website:
1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Thương_hiệu
2. www.vietnambranding.com/kien-thuc/tong-quan-thuong-hieu/5874/-ich-loi-va-gia-tri- cua-thuong-hieu-manh
3. www.vietnambranding.com/bai_viet_kien_thuc.php?id=1083&category=25&cat=25 4.http://thuongmai.vn/tin-tuc/kien-thuc/kien-thuc-ban-hang/73349-thi-truong-phan-phoi- duoc-viet-nam-.html