Bảng câu hỏi ở đây là bảng câu hỏi chi tiết và các câu hỏi đóng với các câu trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ ràng. Đối tượng thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương để đánh giá được một cách toàn diện về đạo đức nghề nghiệp kế toán của các người làm nghề kế toán. Công cụ sử dụng để xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là phần mềm SPSS 20.0.
3.1.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng
Thang đo nháp ban đầu được thảo luận với các chuyên gia để khám phá, điều chỉnh và bổ sung, từ đó hình thành thang đo chính thức, đây là thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng. Bảng câu hỏi này sẽ thu thập dữ liệu về đánh giá của các cá nhân làm nghề kế toán đối với các biến quan sát trong các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực diện với bảng câu hỏi đóng, người trả lời chỉ khoanh hoặc đánh dấu vào phương án trả lời đúng nhất theo quan điểm của họ.
Các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, với mức đánh giá như sau:
1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý
3- Không ý kiến 4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý
Bảng 3.2: Thang đo chính thức
Tên biến quan sát | |
Mức độ thâm niên (MN) | |
MN1 | Với kinh nghiệm làm việc lâu năm, thì kế toán càng dễ vi phạm đạo đức nghề nghiệp |
MN2 | Với thâm niên lâu năm và vị trí làm việc tốt, tôi sẽ không vi phạm đạo đức nghề nghiệp |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Đạo Đức Nghề Nghiệp Kế Toán
- Phân Biệt Kế Toán Hành Nghề Dịch Vụ Và Kế Toán Làm Toàn Thời Gian Tại Doanh Nghiệp (Theo Quy Định Của Luật Kế Toán Số: 88/2015/qh13 Ban Hành Ngày
- Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Thống Kê Mô Tả Thang Đo Biến Nhân Tố Mức Độ Thâm Niên
- Thống Kê Mô Tả Thang Đo Biến Nhân Tố Tín Ngưỡng
- Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Kế Toán (Dd)
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Tên biến quan sát | |
MN3 | Với thâm niên lâu năm và thu nhập như kì vọng, tôi sẽ không vi phạm đạo đức nghề nghiệp |
MN4 | Vì lợi ích cá nhân, kế toán chấp nhận vi phạm đạo đức nghề nghiệp |
Trình độ học vấn (HV) | |
HV1 | Nên có các khóa học đạo đức nghề nghiệp kế toán dành cho sinh viên và người đã đi làm |
HV2 | Trình độ học vấn càng cao thì con người có nhận thức về đạo đức nghề nghiệp càng cao |
HV3 | Kỹ năng nghề nghiệp kế toán càng tốt thì khả năng sai sót trong quá trình hành nghề càng thấp |
Tín ngưỡng (TN) | |
TN1 | Các kế toán có tín ngưỡng thì có đạo đức nghề nghiệp cao |
TN2 | Cầu nguyện giúp tôi cảm thấy an toàn và hạnh phúc trong cuộc sống và công việc |
TN3 | Tín ngưỡng cho tôi niềm tin trong những thời điểm khó khăn trong công việc |
TN4 | Sau mỗi lần vi phạm đạo đức nghề nghiệp, các kế toán đều đi cầu nguyện để được xóa bỏ tội của mình |
Môi trường pháp lý (PL) | |
PL1 | Quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp kế toán rõ ràng thì các kế toán không thể tìm ra khe hở để có hành vi gian lận |
PL2 | Phạt nặng về tài chính và hình sự cho các hành vi gian lận trong kế toán |
PL3 | Tôi luôn tuân theo luật pháp, nguyên tắc nghề nghiệp kế toán |
PL4 | Nếu có hiểu biết nhiều về pháp luật, thì các kế toán sẽ tránh được việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán |
Môi trường làm việc (LV) | |
LV1 | Tôi tin rằng tôi làm việc ở một môi trường làm việc trung thực |
LV2 | Tôi tin rằng tôi làm việc ở một môi trường làm việc minh bạch |
Tên biến quan sát | |
LV3 | Quyền lợi của tôi tại nơi làm việc được bảo vệ và cung cấp đầy đủ |
LV4 | Nên có khen thưởng các kế toán làm việc trung thực và hiệu quả |
LV5 | Nên xử phạt và kỷ luật các kế toán gian lận trong công việc |
LV6 | Phương tiện hành nghề kế toán thủ công tạo khe hở cho các hành vi gian lận trong công việc |
LV7 | Phương tiện hành nghề kế toán hiện đại sẽ tránh được các hành vi gian lận trong công việc |
Quan hệ công việc (CV) | |
CV1 | Phát hiện đồng nghiệp có hành vi gian lận, bạn sẽ tố cáo. |
CV2 | Phát hiện đồng nghiệp có hành vi gian lận, bạn sẽ không tiếp tay cho hành vi đó. |
CV3 | Bạn chấp nhận bị sa thải vì không thực hiện các hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp kế toán theo yêu cầu của lãnh đạo |
Đạo đức nghề nghiệp kế toán (DD) | |
DD1 | Kế toán phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn |
DD2 | Kế toán không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn |
DD3 | Kế toán phải thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật |
DD4 | Kế toán phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn |
DD5 | Kế toán phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
3.1.2.2. Kích thước mẫu nghiên cứu định lượng
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận.
(Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Ưu điểm của phương thức này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là không xác định được sai số do lấy mẫu.
Chọn mẫu là khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của kết quả nghiên cứu để kiểm định lý thuyết khoa học trong nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008) cho rằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 25 biến quan sát, vậy cỡ mẫu cần thiết cho phân tích nhân tố khám phá ít nhất là n ≥ 125 (=25 x 5).
Theo Tabachnick and Fidel (1996), phân tích hồi qui một cách tốt nhất thì cỡ mẫu cần thiết phải là: n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là cỡ mẫu, m là biến số độc lập của mô hình. Cỡ mẫu cần thiết cho phân tích hồi qui là: n = 8 x 6 + 50 = 98. Khi sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) cùng với hồi qui bội thì phân tích nhân tố khám phá (EFA) luôn đòi hỏi kích thước mẫu tối thiểu lớn hơn nhiều so với mô hình hồi qui bội trong cùng một nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Do đó, trong nghiên cứu này chỉ cần xác định kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích nhân tố khám phá (EFA), thì đồng thời sẽ đảm bảo số mẫu phù hợp cho mô hình hồi qui. Theo Gorsuch (1983), trong phân tích nhân tố khám phá EFA để rút trích nhân tố thì cần ít nhất 150 quan sát .
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với kích thước mẫu n ≥ 150. Để đạt được kích thước mẫu này, tác giả đề xuất phỏng vấn 250 người là kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thời gian thu thập bảng khảo sát thực hiện từ ngày 22 tháng 10 năm 2018. Tháng 01 năm 2019 hoàn chỉnh nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương này đã trình bày thiết kế nghiên cứu của luận văn trong đó có các nội dung như phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và thiết kế bảng câu hỏi.
Thang đo trong luận văn dựa trên thang đo thừa kế từ các nghiên cứu trước và được khám phá, bổ sung và điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính bằng hình thức thảo luận với các chuyên gia. Thang đo trong mô hình nghiên cứu gồm 25 biến quan sát, trong đó thành phần Mức độ thâm niên (MN) gồm 04 biến quan sát, Trình độ học vấn (HV) gồm 03 biến quan sát, Tín ngưỡng (TN) gồm 04 biến quan sát, Môi trường pháp lý (PL) gồm 04 biến quan sát, Môi trường làm việc (LV) gồm 07 biến quan sát, Quan hệ công việc (CV) gồm 03 biến quan sát.
Trên cơ sở thang đo, nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin với mẫu nghiên cứu là 250 kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Chương tiếp theo sẽ kiểm định giả thuyết và mô hình thang đo lường, dựa trên số liệu thu thập từ bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng, các nội dung về đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích các nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến sẽ được thực hiện.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Chương 4 trình bày thông tin chung về mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo, sau đó thực hiện phân tích hồi quy để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố: mức độ thâm niên, trình độ học vấn, tín ngưỡng, môi trường pháp lý, môi trường làm việc và quan hệ công việc đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán.
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Tổng số bảng khảo sát được phát ra là 250, có 12 bảng không hợp lệ do trả lời cùng một mức độ cho tất cả các mục hỏi hoặc bị thiếu nhiều thông tin. Kết quả là 238 bảng khảo sát hợp lệ được sử dụng để làm dữ liệu cho nghiên cứu. Dữ liệu được nhập, mã hóa, làm sạch và phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0.
Thống kê mô tả các đối tượng tham gia khảo sát được tóm tắt như sau:
4.1.1. Giới tính
Bảng 4.1: Thống kê giới tính đối tượng khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Nam | 82 | 34,5 |
Nữ | 156 | 65,5 |
Tổng | 238 | 100,0 |
(Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20.0 của tác giả)
4.1.2. Tôn giáo
Bảng 4.2: Thống kê tôn giáo đối tượng khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Có | 30 | 12,6 |
Không | 208 | 87,4 |
Tổng | 238 | 100,0 |
(Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20.0 của tác giả)
4.1.3. Trình độ học vấn
Bảng 4.3: Thống kê học vấn đối tượng khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Trung cấp | 22 | 9,2 |
Cao đẳng | 111 | 46,6 |
Đại học | 98 | 41,2 |
Sau đại học | 7 | 2,9 |
Tổng | 238 | 100,0 |
(Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20.0 của tác giả)
4.1.4. Độ tuổi
Bảng 4.4: Thống kê độ tuổi đối tượng khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Dưới 25 | 68 | 28,6 |
25 - 35 | 108 | 45,4 |
36 - 45 | 46 | 19,3 |
46 - 55 | 13 | 5,5 |
Trên 55 | 3 | 1,3 |
Tổng | 238 | 100,0 |
(Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20.0 của tác giả)
4.1.5. Thâm niên công tác
Bảng 4.5: Thống kê thâm niên công tác đối tượng khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Dưới 5 năm | 95 | 39,9 |
5 - dưới 10 năm | 111 | 46,6 |
10 - dưới 15 năm | 27 | 11,3 |
Trên 15 năm | 5 | 2,1 |
Tổng | 238 | 100,0 |
(Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20.0 của tác giả)
4.1.6. Vị trí công việc
Bảng 4.6: Thống kê vị trí công việc đối tượng khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Nhân viên | 189 | 79,4 |
Quản lý | 49 | 20,6 |
Tổng | 238 | 100,0 |
(Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20.0 của tác giả)
4.1.7. Thu nhập
Bảng 4.7: Thống kê thu nhập đối tượng khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Dưới 5 triệu | 6 | 2,5 |
5 - dưới 7 triệu | 177 | 74,4 |
7 - dưới 10 triệu | 47 | 19,7 |
Trên 10 triệu | 8 | 3,4 |
Tổng | 238 | 100,0 |
(Nguồn: Xử lý khảo sát SPSS 20.0 của tác giả)
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận chuyên gia như sau:
Bảng 4.8: Kết quả ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng
Nhân tố ảnh hưởng đến đạo đứcnghề nghiệp của nhân viên kế toán | Ý kiến chuyên gia | ||
Đồng ý | Không đồng ý | ||
1 | Mức độ thâm niên | 13/13 | 00/13 |
2 | Trình độ học vấn | 13/13 | 00/13 |
3 | Tín ngưỡng | 13/13 | 00/13 |
4 | Môi trường pháp lý | 13/13 | 00/13 |
5 | Môi trường làm việc | 13/13 | 00/13 |
6 | Quan hệ công việc | 13/13 | 00/13 |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)