Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ‌


Thứ tự

Số thứ thự

hình vẽ đồ thị

Tên hình vẽ, đồ thị

Trang

1

Đồ thị 3.1

Tăng trưởng tổng tài sản của 25 NHTMCP Việt

Nam từ năm 2007 đến năm 2014

24

2

Đồ thị 3.2

Tăng trưởng tổng nợ của 25 NHTMCP Việt Nam

từ năm 2007 đến năm 2014

25

3

Đồ thị 3.3

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của 25 NHTMCP

Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

27

4

Đồ thị 3.4

Tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế 25 NHTMCP

Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014

28

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


Chương 1: GIỚI THIỆU‌

1.1 Lí do chọn đề tài‌

Cấu trúc tài chính (CTTC) là một trong những nội dung quan trọng của lý thuyết tài chính doanh nghiệp và đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhất là từ sau công trình nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958). Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về CTTC trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về CTTC trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn rất ít và hạn chế.

Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là một khu vực then chốt có tác động (giống như huyết mạch) đến sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế và ổn định xã hội. Vì vậy, khu vực này được Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận được sự giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến ngày ( 31/12/2014 )ở Việt Nam đã có 46 ngân hàng thương mại, trong đó có 2 ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN), 34 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 4 ngân hàng Liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài (NHNNg)[1]. Sự gia tăng nhanh về số lượng của loại hình NHTMCP đã bộc lộ nhiều hạn chế, rủi ro: một số NHTMCP nông thôn quy mô nhỏ chuyển đổi thành NHTMCP đô thị đã không nâng được năng lực quản trị điều hành, quy mô vốn để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh dẫn đến lãi suất huy động và cho vay đều ở mức cao, mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản, gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu gia tăng, yếu kém về khả năng chống đỡ với những cú sốc từ bên ngoài,...Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015[2] và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 734/QĐ- NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực


1 Số liệu từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước

2 Chính phủ (2012) quyết định 254/QĐ – TTg ngày 01/032012, Quyết định về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020


hiện Đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gia đoạn 2011 – 2015”[3] nhằm thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tâm lý niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố.

NHTMCP là những ngân hàng hoạt động như công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp, tự chủ về tài chính và có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Vì vậy, NHTMCP cũng tồn tại một CTTC cho riêng mình như các doanh nghiệp khác[4]. Do đó, hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP là hết sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, nó sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó, nó cũng là cơ sở để hoàn thiện một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm tìm hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam từ đó có thể giúp các NHTMCP Việt Nam trong việc hoạch định và xây dựng một CTTC phù hợp với thực tiễn hiện nay.

1.2 Vấn đề nghiên cứu‌

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu‌

Bài nghiên cứu này không nhằm mục đích định lượng để tìm ra một CTTC tối ưu cho các NHTMCP Việt Nam mà chỉ đưa ra một phương pháp để nhận diện những nhân tố nào có ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam từ đó cung cấp cho các nhà quản trị ngân hàng một công cụ để nhận diện, đánh giá và đưa ra những



3 NHNN (2012) quyết định số 734/QĐ – NHNN ngày 01/04/2012, Quyết định về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015

4 Trần Huy Hoàng, 2011.Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. TPHCM: Nhà xuất bản lao động xã hội


quyết định về CTTC một cách hợp lý cho các NHTMCP Việt Nam. Theo đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu vận dụng các lý thuyết về cấu trúc tài chính, phương pháp hồi quy và các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước để xây dựng mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp vận dụng các nhân tố ảnh hưởng trong việc hoàn thiện CTTC của các NHTMCP Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm:

- Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP tại Việt Nam .

- Đánh giá thực trạng CTTC của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014.

- Vận dụng kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để đề xuất xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp vận dụng các nhân tố ảnh hưởng trong việc hoàn thiện CTTC của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2015 – 2020.

1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã giới hạn phạm vi cũng như đối tượng nghiên cứu như sau:

Đối tượng nghiên cứu: CTTC, và các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được lựa chọn theo các điều kiện sau:

- Loại hình ngân hàng: ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP)

- Có dữ liệu báo cáo tài chính và báo cáo thường niên đầy đủ, trùng khớp với giai đoạn từ 01/01/2007 đến 31/12/2014


- Không bị sáp nhập trước 31/12/2014

Với những điều kiện trên, tác giả tổng hợp được 25 trong tổng số 34 NHTMCP Việt Nam (xem phụ lục 01).

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu‌

1.2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Đề tài đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chỉ tiêu trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu.

1.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Dựa trên cơ sở kế thừa và chọn lọc kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước, phương pháp định lượng được thực hiện thông qua các giai đoạn sau:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam và xây dựng các giả thiết.

- Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 với kích thước mẫu là 25/34 . Loại hình ngân hàng được chọn để phân tích là các NHTMCP quy mô vốn lớn, nhỏ, trung bình và các mẫu đã đại diện được cho các tổng thể nghiên cứu với kích thước mẫu đạt trên 73%. Đồng thời sử dụng số liệu thứ cấp về tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014 để làm dữ liệu cho mô hình định lượng.

- Sau đó sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận, đề tài này tổng hợp và chọn lọc các kết quả nghiên cứu của những công trình nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước.

Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khám phá, phân tích tác động của các nhân tố đã


được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết có chọn lọc lại để phù hợp với điều kiện với thực tiễn của các NHTMCP Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra một số nhận định về CTTC của các NHTMCP Việt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp cho các nhà quản trị tài chính- ngân hàng trong việc lựa chọn CTTC phù hợp với thực tiễn hiện nay.

1.4 Bố cục của luận văn‌

Bố cục của luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2:Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chương 5: Giải pháp vận dụng các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

2.1 Cấu trúc tài chính của Ngân hàng thương mại‌

2.1.1 Khái niệm cấu trúc tài chính‌

Theo Tài chính doanh nghiệp hiện đại[5], CTTC bao gồm nợ ngắn hạn cộng với nợ trung, dài hạn và vốn chủ sở hữu (VCSH) – tất cả đều được dùng để tài trợ tài sản của ngân hàng. CTTC trừ đi nợ ngắn hạn sẽ cho ta cấu trúc vốn (CTV) của ngân hàng.

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình doanh nghiệp vì nó ra đời là để kinh doanh, mục đích hoạt động là vì lợi nhuận. Thêm nữa, NHTM cũng có cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp hiện hữu, cũng tự chủ về tài chính và cũng có nghĩa vụ đóng thuế cho ngân sách Nhà nước. Do đó, CTTC của các NHTM cũng mang nét tương đồng như các doanh nghiệp khác.[6]

Trong một Bảng cân đối kế toán ngân hàng, phía bên phải là Nguồn vốn bao gồm các khoản nợ phải trả và VCSH được dùng để chỉ CTTC của ngân hàng. Như vậy, nghiên cứu về CTTC của các NHTM là đi vào nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn mà ngân hàng huy động để tài trợ cho tài sản của mình[7]. Hay nói một cách chính xác hơn thì việc đi xác định CTTC cho các NHTM là đi xác định mức độ đòn bẩy tài chính (LEV) phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn huy động.

2.1.2 Thành phần cấu trúc tài chính của Ngân hàng thương mại‌

Để có vốn hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn tự có là chính. Ngược lại, là trung gian tài chính, NHTM chủ yếu huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Như vậy, về phương diện vốn hoạt động, NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác mà ngân hàng không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng với những điều kiện ràng buộc nhất định. Bảng cân đối kế toán của các NHTM phản ánh nguồn hình thành nguồn vốn hiện có


5 Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007.Tài chính doanh nghiệp hiên đại.Hồ Chí Minh: Nhà xuất Thống kê

6 Trần Huy Hoàng, 2011.Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. TPHCM: Nhà xuất bản lao động xã hội

7 Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010.Các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC và hiệu quả tài chính:Tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40), trang 15


vào thời điểm lập báo cáo của ngân hàng, được chia thành nợ phải trả và nguồn VCSH, qua đó nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Nợ phải trả

Nợ phải trả (nguồn vốn phải trả) của NHTM bao gồm: các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác, phát hành giấy tờ có giá, các khoản nợ khác. Nguồn vốn phải trả của NHTM nhằm đảm bảo cho ngân hàng luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển một cách có hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu thanh khoản ở mức độ chi phí thấp nhất (Trần Huy Hoàng, 2011).

Tuy nhiên, nợ phải trả trong Bảng cân đối kế toán của NHTM sẽ không chia thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn giống như trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Nguyên do là vì phần lớn nợ phải trả của NHTM đều có thể thực hiện hay thanh toán trong thời gian gần.

Vốn chủ sở hữu

VCSH của NHTM là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng, của các thành viên trong đối tác liên doanh hoặc các cổ đông trong ngân hàng, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên… VCSH bao gồm hai bộ phận: Vốn của chủ sở hữu ban đầu và vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động.

VCSH ban đầu đối với các NHTM chính là vốn do ngân sách Nhà nước cấp khi mới thành lập (đối với các NHTMNN), do cổ đông góp thông qua việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu (đối với các NHTMCP) bao gồm cổ phần thường và các cổ phần ưu đãi. Mức vốn này phải đảm bảo bằng mức vốn pháp định.

VCSH hình thành trong quá trình hoạt động (VCSH bổ sung) do cổ phần phát hành thêm hoặc do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình hoạt động, do chuyển một phần lợi nhuận tích lũy, các quỹ dự trữ, quỹ đầu tư, bổ sung vốn điều lệ, phát hành giấy nợ dài hạn…

Trên Bảng cân đối kế toán của NHTM, VCSH bao gồm các khoản mục cơ bản: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ. Trong đó, Vốn điều lệ là vốn

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí