Đề Xuất Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Nhtmcp Việt Nam‌‌


quy mô (Size), tài sản hữu hình (Tangibility), rủi ro (Risk),...Tuy nhiên, chiều hướng tác động của các nhân tố lên CTTC có sự khác biệt ở các mô hình nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ không sử dụng tất cả kết quả của các nghiên cứu trên mà sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam cũng như tính minh bạch trong việc công bố thông tin của các NHTMCP Việt Nam để lựa chọn một số nhân tố phù hợp như: quy mô (Size), lợi nhuận (Profitability),tính thanh khoản (Liquidity), tài sản hữu hình (Tangibility), tăng trưởng (Growth), tăng trưởng GDP để phân tích và đưa vào mô hình định lượng nhằm xem xét đánh giá cho các NHTMCP Việt Nam.

2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của NHTMCP Việt Nam‌‌

2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng

Các lý thuyết về CTTC đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của doanh nghiệp như quy mô, tài sản hữu hình, lợi nhuận, tính thanh khoản, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng,... Tương tự như lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước cũng cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của doanh nghiệp và ngân hàng bao gồm: quy mô, tài sản hữu hình, lợi nhuận, tính thanh khoản, rủi ro kinh doanh, tốc độ tăng trưởng, tăng trưởng GDP,... Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các nhân tố này và CTTC thì không ổn định. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm thường có sự thay đổi và đôi khi trái ngược với lý thuyết. Hơn nữa, khi so sánh CTTC giữa các quốc gia khác nhau, những khác biệt về thể chế có thể ảnh hưởng đến mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các nhân tố.

Trong điều kiện thị trường tài chính và thị trường chứng khoán của Việt Nam chưa phát triển hoàn chỉnh, thêm vào đó tính minh bạch thông tin của các NHTM Việt Nam chưa cao nên chúng ta không thể sử dụng tất cả các biến được sử dụng trong các mô hình nghiên cứu của các nước trên thế giới ứng dụng vào Việt Nam. Đề tài sẽ căn cứ vào đặc thù của các NHMT Việt Nam cùng với việc lựa chọn các nghiên cứu ở các nước có điều kiện tương đối phù hợp với thực trạng của các NHTM Việt Nam để lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTMCP


Việt Nam bao gồm: quy mô, lợi nhuận, tài sản hữu hình tốc độ tăng trưởng, tính thanh khoản và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

2.3.1.1 Nhân tố quy mô‌

Rajan và Zingales (1995) cho rằng các doanh nghiệp với tổng tài sản lớn có khả năng đa dạng hóa đầu tư, tạo ra dòng tiền ổn định vì thế sẽ có rủi ro phá sản và chi phí phá sản rất thấp, đây là điều kiện để cho các nhà đầu tư hay người cho vay ưu tiên cung cấp các khoản vay hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Hơn nữa, các chi phí tài chính của các doanh nghiệp này thấp hơn, và tỷ lệ nợ trong CTTC của các doanh nghiệp dự kiến sẽ lớn hơn VCSH. Điều này càng thể hiện rò hơn đối với ngân hàng. Các ngân hàng lớn có thể dễ dàng thu hút tiền gửi từ các cá nhân và doanh nghiệp (đây là những nguồn vốn rẻ về tài chính); mặt khác, các ngân hàng luôn chịu giám sát chặt chẽ bởi các quy định của Nhà nước nên rủi ro phá sản là rất thấp. Mối quan hệ đồng biến giữa quy mô và đòn bẩy tài chính cũng được hỗ trợ bởi các nghiên cứu thực nghiệm của Amidu (2007),Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), Ebru Çağlayan (2010), Sajid Gul và cộng sự (2012),…

Vậy giả thuyết H1 được xây dựng như sau: quy mô ngân hàng có tác động đồng biến lên CTTC của ngân hàng.

2.3.1.2 Nhân tố lợi nhuận‌

Các nghiên cứu thực nghiệm của Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), Ebru Çağlayan (2010), Sajid Gul và cộng sự (2012),... cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính.

Vậy giả thuyết H2 được xây dựng như sau: lợi nhuận của ngân hàng có tác động nghịch biến lên CTTC của ngân hàng.

2.3.1.3 Nhân tố tính thanh khoản‌

Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Đối với ngân hàng có thanh khoản thặng dư có thể áp dụng chính sách tăng trưởng tín dụng và hạn chế huy động (vay nợ) để giảm chi phí trả lãi cho người gửi tiền. Mặt khác, nếu ngân hàng thiếu hụt thanh khoản có thể gia tăng vốn bằng cách gia tăng nợ bằng cách vay


qua đêm, vay tái chiết khấu NHNN, phát hành trái phiếu,...(Trần Huy Hoàng, 2011). Nghiên cứu thực nghiệm của Sajid Gul và cộng sự (2012) cũng cho kết quả tương tự.

Như vậy giả thuyết H3 được xây dựng như sau: tính thanh khoản của ngân hàng có tác động nghịch biến lên CTTC của ngân hàng.

2.3.1.4 Nhân tố tài sản hữu hình‌

Theo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm của Rajan và Zingale (1995), Buferna và cộng sự (2005), Ebru Çağlayan (2010)... cho thấy tài sản hữu hình có mối quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự (2012) cho rằng nhân tố tài sản hữu hình và đòn bẩy tài chính có mối tương quan ngược chiều. Tuy nhiên tại Việt Nam, các ngân hàng khi huy động vốn từ bên ngoài thường không cần các tài sản trên như là tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ của mình, mà thông qua việc trích khấu hao hàng năm theo quy định đối với từng loại tài sản, các ngân hàng có thể gia tăng lợi ích tấm chắn thuế phi nợ. Do đó, mối tương quan ngược chiều giữa tài sản hữu hình và đòn bẩy tài chính là phù hợp với các NHTMCP Việt Nam.

Như vậy giả thuyết H4 được xây dựng như sau: tài sản hữu hình của ngân hàng có tác động nghịch biến lên CTTC của ngân hàng.

2.3.1.5 Tăng trưởng

Theo các nghiên cứu thực nghiệm của Rajan và Zingales (1995), Buferna và cộng sự (2005),...cho rằng đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với cơ hội tăng trưởng. Điều này cũng tương tự với các NHTMCP Việt Nam, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định càng có nhiều cơ hội để phát triển mạng lưới giao dịch, cơ sở hạ tầng,...cũng như tạo niềm tin vào sự phát triển bền vững của ngân hàng đối với người gửi tiền và các nhà đầu tư, vì vậy ngân hàng có điều kiện để gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm Sajid Gul và cộng sự (2012 cũng cho rằng tăng trưởng có mối quan hệ đồng biến với đòn bẩy tài chính.


Như vậy giả thuyết H5 được xây dựng như sau: tăng trưởng của ngân hàng có tác động đồng biến lên CTTC của ngân hàng.

2.3.1.6 Nhân tố tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP được xem như một chỉ số hoạt động của tình trạng nền kinh tế.Về thực tiễn, trong giai đoạn đất nước có GDP tăng trưởng thì nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế khá nhiều, dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào, chi phí huy động vốn cũng giảm nên các ngân hàng trong thời kỳ tăng trưởng sẽ có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan đồng biến giữa GDP và đòn bẩy tài chính (tại mức ý nghĩa 1%), trong khi đó Octavia và Brown (2008) cũng cho kết quả tương tự nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, trong thời kì nền kinh tế phát triển, phần cơ hội đầu tư sẽ được ưa chuộng hơn so với đầu từ vào tài sản cố định vì thế tỷ lệ nợ sẽ có mối quan hệ ngược với GDP (Bülent và cộng sự, 2013).

Như vậy giả thuyết H6 được xây dựng như sau: tăng trưởng GDP có tác động đồng biến hoặc nghịch biến lên CTTC của ngân hàng.

2.3.2 Mô hình đề xuất nghiên cứu‌

Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các NHTM được giới thiệu trong đề tài đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thiết về mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình tương tự nghiên cứu của Amidu (2007), Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), cụ thể mô hình có dạng như sau:

𝒋=𝟏

Yit = β0 + 𝒏 𝜷jXj, i, t + εi, t (1.1)


Trong đó: Y: biến phụ thuộc: CTTC của ngân hàng thứ i trong năm thứ t

Xj: Biến độc lập: các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC bao gồm: quy mô, lợi nhuận, tính thanh khoản, tài sản hữu hình, tăng trưởng và GDP của ngân hàng thứ i trong năm thứ t

βj: hệ số hồi quy; β0: hệ số tự do ε: sai số ngẫu nhiên



KẾT LUẬN CHƯƠNG 2‌

Nhìn chung qua chương 2, đề tài đã giới thiệu khát quát về khái niệm CTTC, CTV cũng như các cách đo lường về CTTC (lấy biến đại diện là đòn bẩy tài chính). Vì CTV là một thành phần của CTTC nên từ quan điểm rộng rãi nhất ta có thể xem những nghiên cứu về CTV cũng chính là cơ sở lý thuyết của CTTC. Do đó, tác giả đã tổng kết các lý thuyết của CTV làm nền tảng cho lý thuyết về CTTC. Đồng thời, tác giả trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về CTV, CTTC dưới các góc độ khác nhau thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước để cho thấy có sự tương đồng giữa CTTC của các doanh nghiệp phi tài chính và CTTC của ngân hàng. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả cũng xác định được các nhân tố và xu hướng ảnh hưởng của các nhân tố này đến CTTC của các NHTMCP Việt Nam. Từ đó, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu cho phần phân tích trong các chương sau.


Chương 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM‌

3.1 Giới thiệu sơ lược Ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam‌

Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương mại. Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần. Ngày 23/05/1990, Hội đồng Nhà Nước ban hành pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về các tổ chức tín dụng. Hai pháp lệnh này đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp. Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường. Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng. Theo hình thức sở hữu, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN), NHTMCP, ngân hàng 100% vốn nước ngoài (NHNNg), ngân hàng Liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhìn vào xu hướng chung, số lượng các NHTMCP gia tăng rò rệt trong giai đoạn 2007-2009 (đây là giai đoạn nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh tăng cao và thị trường tài chính sôi động tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các NHTMCP mới. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 lại chứng kiến sự sụt giảm trong số lượng các NHTMCP. Đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” của Chính Phủ nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh. Bảng 3.1 trình bày chi tiết cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam qua các năm:


Bảng 3.1 Cơ cấu hệ thống NHTM tại Việt Nam qua các năm


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHTMNN

5

4

3

3

3

2

2

3

NHTMCP

34

40

39

38

35

34

33

34

Liên doanh

5

5

5

5

5

4

4

4

NHNNg và chi nhánh

NHNNg


41


44


45


53


55


55


53


58

Tổng cộng

85

93

92

99

98

95

92

99

% số lượng NHTMCP

40%

43%

42%

38%

36%

36%

36%

34%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 4

Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của NHNN Trong giai đoạn 2007 đến 2014 còn tồn tại một xu hướng vận động ngược chiều giữa số lượng các NHTMCP và NHNNg và chi nhánh NHNNg. Cụ thể số lượng của NHTMCP giảm từ 40 ngân hàng (năm 2008) xuống còn 34 trong khi con số của NHNNg - chi nhánh NHNNg không ngừng gia tăng từ 44 ngân hàng ( năm 2006) đến 58 ngân hàng (năm 2014). Diễn biến thị trường tài chính cũng hoàn toàn giải thích được cho con số thống kê này: Khi các NHTMCP trong nước trong quá trình tái cơ cấu thì các NHNNg và chi nhánh NHNNg với nguồn vốn, quy mô quản trị tốt hơn nhìn thấy cơ hội ở thị trường tài chính trong nước, đồng thời tận dụng cơ hội này để gia tăng thị phần của mình trên thị trường. Kết quả là tỷ trọng về số lượng NHTMCP giảm xuống so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, từ 40% năm

2007 xuống còn 34% vào năm 2014.

Số lượng NHTMCP Việt Nam nhiều nhưng không mạnh, nhiều NHTMCP hoạt động không chuyên nghiệp, chứa đựng rất nhiều rủi ro, yếu kém. Việc triển khai đồng bộ, nghiêm túc, nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng đã làm lộ rò những yếu kém cố hữu và những NHTMCP hoạt động kém lành mạnh. Khó khăn về thanh khoản chỉ là biểu hiện bên ngoài của những yếu kém nghiêm trọng bên trong về năng lực, hiệu quả quản trị, tài chính và kinh doanh của các NHTMCP đó. Các NHTMCP yếu kém này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường tiền tệ rối loạn (lãi suất bị đẩy cao, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, phá vỡ kỷ cương, kỷ luật thị trường).


3.2 Thực trạng cấu trúc tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam‌

Nội dung phân tích thực trạng CTTC của các NHTMCP Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc phân tích sự biến động của các thành phần CTTC và đòn bẩy tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, bao gồm:

Bảng 3.2: Cấu trúc tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam từ năm 2007 đến

2014

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng tài sản


1.043.651


1.231.056


1.677.160


2.432.517


2.941.499


3.063.953


3.385.424


3.892.242

Tổng

nợ


952.922


1.119.853


1.541.081


2.245.314


2.714.331


2.806.027


3.089.953


3.588.121

VCSH

90.729

111.203

136.079

187.203

227.168

257.926

295.471

304.121

Lợi nhuận

sau thuế


12.020


13.377


20.381


28.452


34.492


26.598


25.070


26.741

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của 25 NHTMCP Việt Nam

3.2.1 Đánh giá về tổng tài sản

Bảng 3.2 cho thấy tình hình tổng tài sản của các ngân hàng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng vượt bậc: năm 2008 tổng tài sản đạt 1.231.056 tỷ đồng tăng gấp 17,96% so với năm 2007, năm 2009 tổng tài sản đạt 1.677.160 tỷ đồng tăng gấp 36,24% so với năm 2008, năm 2010 tổng tài sản đạt 2.245.314 tỷ đồng tăng gấp 45,04% so với năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP chậm lại, tính đến cuối năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản đã tăng gấp 3,7 lần so với năm 2007, điều này cho thấy các NHTMCP Việt Nam đã và đang chủ động tăng tổng tài sản để có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Và Đồ thị 3.1 thể hiện rất rò việc tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam:

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí