Phân Biệt Hình Phạt Không Tước Tự Do Với Các Hình Phạt Khác

nhân đạo và công bằng, dẫn đến sự chán nản, không còn lòng tin vào tính công minh của pháp luật và làm mất động lực tự cải tạo, giáo dục của người phạm tội" [46, tr. 21].

Chấp hành hình phạt không tước tự do, người bị kết án cải tạo và giáo dục trong môi trường lành mạnh ở địa phương, cơ quan và tổ chức nơi họ sống và công tác trước khi phạm tội. Trong quá trình chấp hành hình phạt, nghĩa vụ tự cải tạo, giáo dục của người bị kết án được gắn liền với trách nhiệm theo dõi, giám sát và giáo dục của cơ quan hoặc tổ chức xã hội. Việc quy định các hình phạt không tước tự do là nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức vào công tác thi hành án; thể hiện sâu sắc nguyên tắc giúp đỡ những người lầm lỗi sớm trở thành người lương thiện là trách nhiệm của cả xã hội chứ không chỉ của riêng tổ chức, cá nhân nào.

-Việc quy định các hình phạt không tước tự do còn thể hiện rõ nét nguyên tắc thuyết phục, giáo dục là chính của luật hình sự Việt Nam. Mặc dù hình phạt có thuộc tính trừng trị nhưng trừng trị cũng nhằm thực hiện mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Vì vậy, yếu tố trừng trị chỉ ở mức cần và đủ để giáo dục, cải tạo người phạm tội và giáo dục, phòng ngừa chung. Nếu cùng đạt được mục đích như nhau, hình phạt nào có tính chất cưỡng chế thấp (tức khả năng làm phát sinh những hậu quả tiêu cực ít hơn) mà vẫn đạt những hiệu quả tương đương với những hình phạt có tính chất cưỡng chế mạnh mẽ thì phải sử dụng những hình phạt có tính chất cưỡng chế thấp hơn. Đúng như Lê nin đã nói: "Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt hoàn toàn không phải hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ là đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ là tội phạm phải bị trừng phạt nặng, mà ở chỗ không một tội phạm nào không bị phát hiện ra".

-Hình phạt không tước tự do với tư cách là các hình phạt bổ sung theo quy định của BLHS hiện hành hỗ trợ đắc lực cho các hình phạt tước tự do.

Hình phạt chính là loại hình phạt được áp dụng chính, độc lập cho mỗi loại tội phạm cụ thể, không phụ thuộc vào các loại hình phạt khác. Về cơ bản, hình phạt chính đáp ứng được yêu cầu tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi loại tội phạm cụ thể. Các hình phạt bổ sung nằm trong hệ thống các hình phạt không tước tự do có tác dụng củng cố, tăng cường hiệu quả của hình phạt chính, giúp cho việc xử lý tội phạm được toàn diện và triệt để, tăng cường tác dụng phòng ngừa riêng và răn đe chung của hình phạt chính. Các hình phạt như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, tịch thu tài sản, tước một số quyền công dân giúp triệt tiêu điều kiện để tội phạm có thể được thực hiện, đảm bảo cho người bị kết án không có cơ hội lợi dụng những điều kiện về vị trí công tác, công việc, nghề nghiệp hay tài sản để tiếp tục phạm tội.

1.2.4. Phân biệt hình phạt không tước tự do với các hình phạt khác

1.2.4.1. Phân biệt hình phạt không tước tự do với hình phạt tước tự do (tù có thời hạn, tù chung thân):

-Về tính chất cưỡng chế:

+Ở hình phạt tước tự do: người bị kết án buộc phải lao động cải tạo trong trại giam, phải chấp hành chế độ lao động học tập và sinh hoạt tập trung, bắt buộc phải tuân theo theo những quy định ngặt nghèo. Người bị kết án bị tước quyền tự do về thân thể, không được tự do lựa chọn nơi cư trú mà phải sống cách ly khỏi xã hội và môi trường sinh hoạt quen thuộc. Môi trường nhà tù buộc phạm nhân phải chịu sức ép lớn về thể xác (chế độ lao động cải tạo) và tinh thần (điều kiện sinh hoạt bị hạn chế).

+Ở hình phạt không tước tự do: không buộc người bị kết án cách ly khỏi xã hội mà được sinh hoạt trong môi trường cộng đồng xã hội và gia đình như bình thường. Thông qua quá trình cải tạo tại đơn vị công tác hoặc nơi cư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

trú tạo điều kiện cho bị án phấn đấu cải tạo, tự rèn luyện để trở thành công dân tốt, sửa chữa những lỗi lầm đã gây ra trước đó.

-Về điều kiện, phạm vi áp dụng:

Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam - 4

+Ở hình phạt tước tự do: là loại hình phạt có tính chất phổ biến và truyền thống, chiếm ưu thế tuyệt đối trong các quy phạm luật hình sự và trong thực tiễn xét xử. Điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tù rất rộng, nó có thể được áp dụng cho tất cả các loại tội có trong Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự và các Nghị quyết của HĐTP hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự cũng không có quy định nào về việc trong trường hợp nào thì không được xử phạt tù. Chế tài phạt tù luôn được đặt ở chế độ tuỳ nghi, điều này dễ dẫn đến sự lạm dụng mà chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở các phần sau.

+Ở hình phạt không tước tự do: hình phạt không tước tự do đòi hỏi những điều kiện áp dụng và có phạm vi áp dụng hạn chế hơn so với hình phạt tước tự do. Ví dụ như: Cảnh cáo chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và chỉ áp dụng đối với tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm cụ thể khác. Phạt tiền cũng chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.

-Về cơ cấu hình phạt:

+Các hình phạt tước tự do chỉ ở các hình phạt chính, cụ thể là hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tù chung thân.

+Các hình phạt không tước tự do bao gồm cả các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, Các hình phạt chính không tước tự do gồm: Cảnh cáo, Phạt tiền và Cải tạo không giam giữ. Các hình phạt bổ sung không tước tự do gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Tước

một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

-Về cơ quan thi hành hình phạt:

+Các hình phạt tước tự do (hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tù chung thân) do cơ quan Công an chịu trách nhiệm thi hành. Người bị kết án phạt tù không được hưởng án treo và người bị kết án tù chung thân phải chấp hành án trong hệ thống trại giam đóng trên phạm vi cả nước do Bộ Công an quản lý (trước đây là Cục V26 - Cục Cảnh sát Quản lý Trại giam và các cơ sở giáo dưỡng và trường giáo dưỡng nay là Tổng Cục VIII - Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp)

+Các hình phạt không tước tự do: việc thi hành các hình phạt không tước tự do do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện. Ví dụ: hình phạt tiền - việc tổ chức thi hành được giao cho cơ quan thi hành án dân sự các cấp theo quy định của luật Thi hành án dân sự. Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, việc tổ chức thi hành được giao cho cơ quan Nhà nước nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền địa phương xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.

1.2.4.2. Phân biệt hình phạt không tước tự do với hình phạt hạn chế tự do (gồm: hình phạt trục xuất, hình phạt quản chế và hình phạt cấm cư trú):

Trong nhóm các hình phạt không tước tự do, yếu tố cơ bản để phân biệt với các loại hình phạt khác là việc người bị kết án không bị cách ly ra khỏi xã hội, hoàn toàn được tự do về thân thể cũng như là quyền cư trú, đi lại. Tuy nhiên ngoài các hình phạt tước tự do, luật hình sự Việt Nam còn có các hình phạt hạn chế tự do của người bị kết án. Người bị coi là có tội và phải chịu hình phạt do Toà án nhân danh Nhà nước tuyên án tuy không bị buộc phải cách ly khỏi xã hội nhưng vẫn bị hạn chế quyền tự do như quyền tự do đi lại,

lựa chọn nơi cư trú khi bị tuyên phạt các hình phạt như trục xuất, quản chế hay cấm cư trú.

Nội dung chủ yếu của các hình phạt hạn chế tự do theo quy định của BLHS như sau: Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định và Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.

Để phân biệt các hình phạt không tước tự do với các hình phạt hạn chế tự do tiêu chí chủ yếu và cơ bản nhất là về mức độ hạn chế tự do:

+Hình phạt không tước tự do: người bị kết án được hoàn toàn tự do về mặt thân thể, tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú.

+Hình phạt hạn chế tự do: người bị kết án tuy không bị cách ly khỏi xã hội, không bị giam giữ trong trại giam với chế độ cải tạo đặc biệt nhưng vẫn bị hạn chế quyền tự do. Ví dụ như ở hình phạt cấm cư trú có nội dung là tước bỏ của người bị kết án quyền tự do cư trú ở một hoặc một số địa phương trong một khoảng thời gian nhất định; so với hình phạt cấm cư trú, hình phạt quản chế còn có nội dung hạn chế quyền tự do cư trú ở mức cao hơn, người bị kết án chỉ được cư trú ở một địa phương nhất định, ngoài ra họ còn bị áp dụng một số hình phạt bổ sung như tước một số quyền công dân và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Còn có một loại hình phạt hạn chế tự do đặc biệt là hình phạt trục xuất. Nói là đặc biệt bởi đây là hình phạt chỉ áp dụng đối với người nước ngoài và có tính chất tuỳ nghi rất cao trong thực tiễn xét xử (xuất phát từ tính chất phức tạp và nhạy cảm của vấn đề người nước ngoài phạm tội). Hình phạt trục xuất hạn chế tự do đối với người phạm tội bằng cách buộc họ không được cư trú trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.


phạt:

Ngoài ra có thể phân biệt giữa 2 loại hình phạt nói trên ở cơ cấu hình


+Các hình phạt hạn chế tự do chủ yếu là các hình phạt bổ sung (trừ

hình phạt trục xuất vừa có thể là hình phạt chính, vừa có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung.

+Các hình phạt không tước tự do bao gồm cả các hình phạt chính và hình phạt bổ sung, Các hình phạt chính không tước tự do gồm: cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ. Các hình phạt bổ sung không tước tự do gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

1.3 Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt không tước tự do từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành.

1.3.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến trước khi có BLHS năm 1985


Cách mạng tháng Tám thành công, để kịp thời điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh trong khi Nhà nước ta chưa kịp ban hành các quy phạm luật hình sự, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh 47/SL ngày 10-10-1945 “Cho giữ tạm thời các luật lệ hiện hành cho đến khi ban hành những bộ luật pháp cho toàn quốc”. Tới năm 1955, Bộ Tư Pháp mới có Thông tư 19-VHH ngày 30-6-1955 và Thông tư số 2140-VHH/HS ngày 6-12-1955, yêu cầu không viện dẫn luật hình sự cũ để xét xử nữa. Sau đó TAND tối cao đã ra chỉ thị số 772/TATC ngày 10/7/1959 về đình chỉ áp dụng pháp luật cũ của đế quốc và phong kiến.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã ban hành nhiều Sắc lệnh và sau đó là các Pháp lệnh để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự ở các lĩnh vực khác

nhau như Sắc lệnh số 68 ngày 30-11-1945 ấn định thể lệ về trưng dụng, trưng thu, trưng tập, Sắc lệnh số 154-SL ngày 17-11-1950 ấn định hình phạt trừng trị việc tiết lộ bí mật cơ quan hoặc công tác của Chính phủ, Pháp lệnh ngày 13-10-1966 quy định cấm nấu rượu trái phép, Pháp lệnh ngày 21-10-1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa....

Qua các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành thì các hình phạt không tước tự do được quy định và áp dụng trong giai đoạn này gồm có các loại hình phạt sau:

-Hình phạt cảnh cáo:

Theo các văn bản pháp luật trong thời kỳ này cảnh cáo vừa là biện pháp xử lý hành chính vừa là hình phạt. Điều 13 Luật số 100-SL/L2 ngày 20-5- 1957 về chế độ báo chí quy định "Báo chí nào vi phạm Điều 10 sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng nhẹ mà bị cảnh cáo, đình bản tạm thời hoặc bị truy tố trước pháp luật, có thể bị phạt tiền từ 50.000đ đến 200.000đ”. Theo lời văn của điều luật thì có thể hiểu rằng cảnh cáo quy định trong luật này là biện pháp hành chính, song theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền trong thời kỳ này, thì khi bị truy tố trước pháp luật về hành vi phạm tội này, Toà án vẫn có thể áp dụng hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, và khi áp dụng cảnh cáo thì Toà án cũng có quyền quyết định cho công bố tại một hội nghị báo chí hoặc trên một hoặc nhiều báo. Điều đáng chú ý là việc công bố trên báo chí đối với hình phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với tội phạm về báo chí mà thôi. Như vậy, trong luật này chưa phân biệt rõ cảnh cáo là hình phạt với cảnh cáo là biện pháp xử lý hành chính.

Đến Pháp lệnh ngày 18-1-1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đã quy định rõ ràng hơn về hình phạt cảnh cáo. Điều 61 Pháp lệnh quy định ”Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại đến quyền tự do bầu cử và ứng cử của công dân, thì tuỳ mức độ

nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là hai năm.” Điều 63 của Pháp lệnh quy định: ”Mọi người đều có quyền và bổn phận tố cáo các việc làm trái pháp luật trong lúc bầu cử. Ai cản trở hoặc trả thù người tố cáo, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có thể bị cảnh cáo hoặc bị phạt tù, nặng nhất là 3 năm”. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong thang hình phạt và khi được áp dụng thì luôn được áp dụng là hình phạt chính.

-Hình phạt tiền:

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, đây là hình phạt có từ rất sớm và là loại hình phạt về kinh tế được áp dụng chủ yếu đối với loại tội phạm có tính chất vụ lợi nhằm tước đoạt các món lợi bất chính mà bị cáo đã thu được và trừng phạt bị cáo về mặt kinh tế. Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, trong Sắc lệnh số 68-SL ngày 30-11-1945 ấn định thể lệ về trưng dụng, trưng thu và trưng tập đã có quy định về loại hình phạt này. Điều 12 của Sắc lệnh quy định: ”Người nào nhận được lệnh trưng tập mà không tuân hành sẽ bị truy tố trước Toà án thường và bị phạt tù từ 6 ngày đến 3 tháng, và bị phạt tiền từ 100đ đến 2.000đ hoặc bị một trong hai hình phạt ấy.” Như vậy, trong Sắc lệnh này, chưa có sự phân biệt phạt tiền là hình phạt chính với phạt tiền là hình phạt bổ sung. Nó vừa có thể được áp dụng là hình phạt chính vừa có thể áp dụng là hình phạt bổ sung tuỳ từng trường hợp cụ thể đối với từng tội phạm cụ thể. Nhiều văn bản pháp luật hình sự tiếp theo cũng quy định tương tự như Sắc lệnh trên. Chẳng hạn Pháp lệnh ngày 13-6-1966 về cấm nấu rượu trái phép, tại Điều 2 có quy định: ”Ai vi phạm Điều 1 trên đây sẽ bị xử lý như sau: ..... 2. Bị truy tố trước Toà án và có thể bị phạt tiền từ 100đ đến 500đ hoặc bị một trong hai hình phạt đó”.

Thông thường, phạt tiền được quy định một khoản tiền với mức tối thiểu và mức tối đa tuỳ theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm và tương ứng với giá trị của đồng tiền theo từng thời kỳ do Nhà nước quy định. Tiền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/11/2023