biết ai thắng, ai thua, thậm chí theo kiện chúng ta có thể thắng; nhưng cái thua chính là khách hàng có thể bỏ chúng ta. Việc các nước nhập khẩu có quyền áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu hàng dệt may vào bất cứ thời điểm nào sẽ làm tăng tính bất ổn định và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà xuất khẩu và nhập khẩu do sản xuất bị dở dang. Theo chiều hướng hiện nay, năm 2007, tuy Việt Nam đã là thành viên của WTO và trước mắt ngành dệt may chưa lâm ngay vào thế khó khăn, nhưng được dự báo sẽ khó có bước phát triển. Theo dự báo trước đây, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng 15 - 20%/năm, nhưng nếu Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thì mức tăng chỉ còn khoảng 5-7%/năm. Vì vậy trong tương lai công ty cần chú trọng đến việc đa dạng hóa thị trường chứ không quá tập trung vào hai thị trường lớn như hiện nay là Mỹ và EU.
Thứ hai, trong xu thế hội nhập cạnh tranh gay gắt khi đưa hàng ra các thị trường lớn, dệt may Việt Nam cũng đang gặp phải không ít khó khăn trước những rào cản thương mại, những tiêu chuẩn mà đối tác đặt ra. Trong số hàng loạt các tiêu chuẩn bắt buộc đặt ra đối với hàng dệt may, các nhà nhập khẩu hiện quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn xanh, sạch đối với sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm... Thực chất, tiêu chuẩn Greentrade Barrier - tiêu chuẩn thương mại “xanh”, cũng chính là một rào cản thương mại xanh. Rào cản thương mại xanh được áp dụng đối với hàng may mặc là đòi hỏi các sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, bắt buộc các nhà xuất khẩu phải tuân thủ. Một liên hệ thực tế, tình trạng trên đã xảy ra đối với hàng dệt may của Trung Quốc, thì tất yếu sẽ xảy ra đối với ngành Dệt May của Việt Nam và các nước châu Á khác. Như vậy là, trong cuộc cạnh tranh quyết liệt sau khi hạn ngạch dệt may được rỡ bỏ và một số
tiêu chuẩn được các thị trường EU, Mỹ, Nhật... áp dụng, thì rào cản thương mại “xanh” là một thách thức, trở ngại lớn đối với tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường nói trên.
Một thực tế đặt ra đối với ngành Dệt May Việt Nam là cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm áp dụng đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hoặc hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm-hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm và các hóa chất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, sức khỏe người lao động và thậm chí đến cả người sử dụng sản phẩm. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau. Trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều hóa chất độc hại đến nguồn nước, làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000-8000 mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bông kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l. Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt-nhuộm hiện nay, có khoảng 300-400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3-4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700-800 mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai.
Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường, trước hết là “nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt-nhuộm phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn thân thiện về môi trường.
Hiện nay công ty Haprosimex cũng như đa phần các doanh nghiệp dệt may khác của Việt Nam cũng chưa quan tâm đến vấn đề sản xuất xanh – sạch, bảo vệ môi trường nên rào cản xanh thực sự sẽ là một rào cản lớn với công ty. Điều đó đồng nghĩa với việc xuất khẩu sang các thị trường mà khắt khe với tiêu chuẩn xanh như EU, Nhật Bản...công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Giải pháp cho vấn đề này là công ty phải đổi mới máy móc, trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng. Nhưng chi phí cho việc nâng cấp không phải nhỏ và sẽ làm tăng giá thành của sản phẩm lên rất nhiều.
Thứ ba, công ty Haprosimex sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Từ nay đến 2008, khi Trung Quốc còn bị áp đặt các biện pháp hạn chế thì Việt Nam còn có khả năng tăng trưởng khá. Nhưng sau 2008 như thế nào, liệu các DN Việt Nam có củng cố được sức cạnh tranh hay lại bị suy giảm như đầu năm 2005 là điều chưa thể nói trước được. Vào WTO, bỏ quota là một thuận lợi, nhưng hàng Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm 3,2% thị phần ở Mỹ so với mức 25% của Trung Quốc, 12% của Canada và Mexico... Vào WTO, thuế thông thường của hàng Việt Nam trung bình là 15% trong khi đó nhóm các nước Caribe, Canada và Mexico chỉ chịu thuế 0%. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển như Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan tuy có chung mức thuế với Việt Nam nhưng họ có thế mạnh về nguyên phụ liệu. Đây cũng là một thách thức lớn đối với công ty Haprosimex.
II. Định hướng phát triển của công ty Haprosimex
Nhận thức được vị trí quan trọng của ngành Dệt May trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, ngày 4/9/1998 Chính phủ đã có quyết định số 169/QĐ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt
May đến năm 2010. Các chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010 được đặt ra như sau:
Bảng 3.1. Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010
Đơn vị | Năm | ||
2005 | 2010 | ||
1. Sản xuất Vải lụa SP dệt kim Sp mẫu ( quy chuẩn) 2. Kim ngạch XK Hàng dệt Hàng may | Tr.mét Tr. SP Tr. SP Tr. USD Tr. USD Tr. USD | 1330 150 780 3000 800 2200 | 2000 210 1200 4000 1000 3000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex Trong Thời Gian Qua.
- Đánh Giá Những Kết Quả Đạt Được Và Những Mặt Còn Tồn Tại 3.1.những Kết Quả Đạt Được
- Các Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex.
- Các Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex
- Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Mỹ
- Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm Dệt May Xuất Khẩu Của Công Ty Haprosimex
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 – Bộ Công Nghiệp)
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2010 là: Phát triển một cách bền vững; hướng vào xuất khẩu để tăng ngoại tệ, góp phần tăng nguồn tích luỹ để CNH-HĐH đất nước: tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu được thực hiện nhanh chóng, 8 tỷ USD năm 2010; đưa nước ta trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành dệt may Việt Nam Công ty Haprosimex cũng có những hướng đi riêng trong việc xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường nước ngoài. Ngoài việc thực hiện những mục tiêu của mình
Công ty Haprosimex cũng góp phần làm cho ngành dệt may Việt Nam thêm lớn mạnh, đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế đất nước.
Trên cơ sở những kết quả thực tế đạt được trong các năm qua, đứng trước những cơ hội và thách thức như đã phân tích, đồng thời để góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành dệt may Việt Nam, Công ty Haprosimex đã đề ra những phương hướng phát triển cụ thể trong vài năm tới như sau:
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín danh tiếng của Công ty, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, nếu chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp cho Công ty có chỗ đứng vững trên thị trường.
Đối với Công ty Haprosimex sự thành bại trên thị trường phụ thuộc vào sự thích hợp của chất lượng sản phẩm, sự phù hợp của giá cả và điều kiện mua bán giao nhận. Trong đó cạnh tranh về chất lượng sản phẩm là cạnh tranh mạnh mẽ và quan trọng nhất. Bởi vì sản phẩm may mặc không chỉ thoả mãn nhu cầu bảo vệ mà quan trọng hơn đó là nhu cầu làm đẹp, nhu cầu khẳng định địa vị nên họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao hơn để có được điều đó. Do vậy để tạo uy tín và chỗ đứng vững chắc trên thị trường may mặc xuất khẩu thì chất lượng sản phẩm luôn là nội dung cơ bản trong chiến lược sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sản phẩm có chất lượng cao giúp Công ty tạo được uy tín với khách hàng, nó thể hiện sức mạnh trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.
Như vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, Công ty cần chú ý các vấn đề sau:
- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, quy trình sản xuất sản phẩm may.
- Đảm bảo chất lượng vật tư dụng cho sản xuất sử dụng đúng định mức tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất.
- Có chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích bồi dưỡng vật chất cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty để động viên và nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo của họ.
2. Đa dạng hoá và cải tiến mẫu mã sản phẩm
Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi do đó để đáp ứng được nhu cầu đó của ngươì tiêu dùng công ty phải thường xuyên thay đổi, cải tiến mẫu mã sản phẩm của mình. Hiện nay các mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của công ty chưa đa dạng và phong phú, chưa có những thay đổi hợp lý để phù hợp với từng thị trường khác nhau. Trong thời gian tới để đẩy mạnh hơn nữa khả năng đa dạng hoá sản phẩm, công ty cần chú trọng đến các vấn đề sau:
- Điều tra nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng từ đó tìm cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu này.
- Cần có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm một cách cụ thể và các điều kiện cần thiết cho triển khai thực hiện chiến lược đó.
- Chú trọng thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường phục vụ cho sáng tạo mẫu mốt.
3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý
Công ty xác định rằng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thì nhiệm vụ trước mắt là cần phải tinh giảm bộ máy quản lý hiện đang cồng kềnh gây ra sự chồng chéo, giảm hiệu quả và khi đưa ra các quyết định thì chậm chạp. Muốn phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay công ty cần tuyển những cán bộ quản lý có năng lực thực sự, làm việc hiệu quả hơn, để tránh tình trạng phân công lao động chồng chéo, có nhiều người nhưng công việc vẫn không được giải quyết hiệu quả.
Ngoài ra công ty cần tiến tới hoàn thiện và mở rộng thêm bộ phận kinh doanh và các dịch vụ bán hàng. Để tận dụng nguồn vật tư dư thừa cũng như nguồn vật tư trong nước, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ cần phải biết quản lý sản xuất kinh doanh, biết thu thập và xử lý các thông tin cần thiết một cách khoa học, biết xác lập và xác định mục tiêu, ra các quyết định hợp lý và kịp thời. Mở rộng và đào tạo cán bộ trên các lĩnh vực: chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,...
4. Lao động
Tổ chức cải tiến sản xuất để đạt năng suất lao động cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật thích ứng với cơ chế thị trường, với trình độ CNH - HĐH. Công nhân phải có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị mà mình phụ trách, có tác phong công nghiệp trong sản xuất dây chuyền, vận hành máy móc. Công ty có lực lượng lớn là lao động nữ trong các xí nghiệp may vì vậy hiện tượng công nhân nghỉ việc trong thời gian dài ( nghỉ đẻ, chăm con ốm...) hoặc chuyển sang công ty khác, nghỉ việc đột ngột rất phổ biến khiến công ty gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hợp đồng lớn, lực lượng lao động thiếu hụt khiến công ty rất vất vả để hoàn thành kế hoạch sản xuất để kịp giao hàng cho đối tác. Trong tương lai công ty cần phải có các biện pháp chặt chẽ hơn để quản lý lao động một