Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. ASEAN (Associantion of South – East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông

Nam Á.

2. BR-VT: Bà Rịa – Vũng Tàu.

3. GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội.

4. IOUTO (International Union of official Travel Organizations): Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch chính thức.

5. ITDR (Intitute Travel Development Research): Viện nghiên cứu và phát triển du lịch

6. PATA (Pacific Asian Travel Associantion): Hiệp hội lữ hành Châu Á Thái Bình Dương.

7. PTSD (Post Tranmatic Stress Discorder): Hội chứng khủng hoảng sau chiến

tranh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

8. UN-WTO (World Tourism Organistion): Tổ chức Du lịch thế giới.

9. WATA (World Association of Travel Agent): Liên hiệp thế giới các đại lý du

Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 2

lịch.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão của nửa cuối thế kỷ XX, sự bùng nỗ trên các lĩnh vực kinh tế đặt ra cho các nước đang phát triển tìm kiếm, lựa chọn những con đường, những hướng đi cho phép khai thác có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của mình.

Trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho tăng trưởng, phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nền kinh tế nước ta. Tuy còn non trẻ, song du lịch ngày nay trong xu thế giao lưu kinh tế được chính phủ đặt vào vị trí có tầm quan trọng đặc biệt. Hơn bao giờ hết, công nghiệp du lịch đang góp phần làm hùng mạnh nền kinh tế, làm tăng sự hiểu biết, thân thiện và quảng bá nền văn hoá giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định thành lập ngày 12/8/1991, là một trong những địa phương trọng điểm du lịch của cả nước. Ngành Du lịch của Tỉnh được Tỉnh ủy, UBND Tỉnh quan tâm chỉ đạo. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có nghị quyết số 17/NQ-TV ngày 05/12/1998 chỉ đạo phát triển du lịch cho năm 1999 và năm 2000, làm tiền đề cho việc định hướng phát triển du lịch những năm kế tiếp. Đến nay ngành Du lịch của Tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định, có hệ thống cơ sở vật chất tương đối hiện đại, điều kiện hạ tầng và giao thông thuận lợi để phát triển các khu vực trọng điểm du lịch, nhiều khu du lịch chất lượng cao đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ rệt, làm tăng doanh thu và lượng khách, môi trường du lịch được cải thiện, các doanh nghiệp đã có định hướng đầu tư dài hạn để khai thác tiềm năng du lịch, có sáng tạo trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đội ngũ lao động tham gia trong ngành du lịch ngày càng được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên, so với tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, có thể nhận định ngành du lịch phát triển vẫn chưa tương xứng, thiếu khả năng cạnh tranh với các địa phương khác, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới của ngành Du lịch quốc gia. Điều đó đặt Tỉnh BR-VT trước yêu cầu phải đề ra những giải pháp phù hợp và quyết tâm cao để phát triển du lịch thành một trung tâm du lịch của cả nước.

Như vậy, trong chiến lược đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phấn đấu trở thành Tỉnh công nghiệp vào năm 2015 và là trung tâm du lịch của khu vực và cả nước, cần thiết phải nguyên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển ngành du lịch từ đó đề ra các nhóm giải pháp khả thi là một vấn đề bức thiết. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2020” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, với mong muốn đóng góp một phần công sức trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tỉnh BR-VT trong những năm qua, từ đó rút ra những điểm hạn chế và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2020 tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Để đạt mục tiêu đề ra, đề tài cần trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau:

- Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tỉnh BR-VT thời gian qua?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển du lịch BR-VT?

- Cần đề ra các giải pháp khả thi nào để đưa ngành du lịch BR-VT phát triển tương

xứng với tiềm năng sẵn có?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch, cơ

sở hạ tầng du lịch và nguồn lao động phục vụ trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh BR-VT.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các phương pháp phân tích tổng hợp về mặt định tính và định lượng thông qua điều tra xã hội học, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm công tác thực tế trong ngành du lịch.

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ nguồn Niên giám thống kê; Các báo cáo về tình hình kinh doanh du lịch của tỉnh BR-VT từ năm thành lập tỉnh BR-VT đến thời điểm nghiên cứu của Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt. Phần mềm Eview 5.1 được sử dụng để xử lý dữ liệu, làm căn cứ đề ra giải pháp cụ thể.

Nguồn dữ liệu sơ cấp được sử dụng trong quá trình phân tích là các số liệu điều tra thực tế của tác giả từ khách du lịch nội địa đến BR-VT và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài có ý nghĩa lý luận sâu sắc sẽ góp phần hệ thống hóa lý luận về du lịch và kinh tế du lịch khi đã làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, các hình thức và xu hướng phát triển của du lịch trong cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay nói chung và tỉnh BR-VT nói riêng. Từ đó, đề tài là một tài liệu tham khảo có thể phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên đề về du lịch và kinh tế du lịch trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch của tỉnh BR-VT hiện nay.

Ý nghĩa thực tiển của đề tài sẽ gợi mở ý tưởng đối với chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thế làm cơ sở cho các cơ quan chức năng ở địa phương trong quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch và kinh tế du lịch, nhằm đưa ngành kinh tế du lịch phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

6. Kết cấu luận văn

Phần mở đầu.

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch: Làm rõ các khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm dịch vụ ngành du lịch, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch và nguồn nhân lực du lịch. Điểm qua xu hướng phát triển của du lịch thế giới, kết hợp phân tích vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, chỉ ra kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á và các tỉnh, thành trong vùng. Sơ lược thực trạng phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới.

Chương 2. Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tỉnh BR-VT: Tập trung phân tích tiềm năng về du lịch (Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - tài nguyên du lịch và tài nguyên nhân văn) kết hợp số liệu ngành du lịch của các cơ quan quản lý Nhà nước và kết quả khảo sát thực tế, tác giả tập trung phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng lớn trong quá trình phát triển du lịch đó là: Thị trường khách du lịch, sản phẩm dịch vụ ngành du lịch, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch và nguồn nhân lực du lịch. Từ đó, rút ra các nguyên nhân cơ bản làm hạn chế phát triển du lịch BR-VT.

Chương 3. Các giải pháp phát triển du lịch BR-VT đến năm 2020: Trên cơ sở dự báo một số chỉ tiêu ngành du lịch BR-VT đến năm 2020 (Doanh thu, lượng khách, nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm và nhu cầu lao động ngành du lịch), tác giả đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2020 (Giải pháp về thị trường và quảng bá sản phẩm du lịch; Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; Giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch.

Kết luận.

Danh mục các tài liệu tham khảo.

Phụ lục.


1.1. Lý luận về du lịch‌

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm “du lịch”

Khái niệm du lịch đã được tranh luận từ rất lâu, thoạt đầu du lịch được quan niệm là việc một cá nhân hoặc một nhóm người đi khỏi chỗ ở của mình trong một thời gian ngắn để đến nơi khác nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh hoặc giải trí. Hiện nay, mọi hoạt động di chuyển của con người khỏi nơi cư trú trong một thời gian ngắn để nhằm các mục đích khác nhau, ngoại trừ việc di trú nhằm mục đích chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều được hiểu là du lịch [3, tr.5].

Theo Hiệp hội quốc tế các tổ chức chính thức về du lịch (IUOTO): “Du lịch là hoạt động có tính thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay con người, tạm thời rời xứ sở đang cư trú bằng phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi… sẽ hồi cư sau một thời gian dự định”. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (UN - WTO): “Du lịch là tổng thể của những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”. Đối với nước ta, Luật Du lịch đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Hoạt động du lịch ban đầu chỉ có ít người tham gia, dần dần, số người tham gia ngày càng nhiều, thời gian càng lâu, không gian càng xa và mục đích ngày càng đa dạng. Lúc này du lịch trở thành một ngành kinh tế quốc dân, thuộc lĩnh vực dịch vụ. Đó là kết quả của quá trình phát triển của phân công lao động xã hội của loài người.

1.1.2. Khái niệm “khách du lịch”

Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ XVIII tại Pháp, khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “faire le grand tour” [3,tr.17].

Theo định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): Khách du lịch là những người khởi hành để giải trí vì những nguyên nhân gia đình, sức khỏe; Những

người khởi hành để gặp gở, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, công vụ,…; Những người khởi hành vì các mục đích kinh doanh; Những người cặp bến từ các chuyến hành trình du ngoạn trên biển thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24 giờ.

Theo Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999, khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Trong đó: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam; Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài định cư tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

1.1.3. Sản phẩm dịch vụ ngành du lịch

Sản phẩm du lịch là các hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó [3,tr.27].

Sản phẩm của ngành dịch vụ du lịch là một sản phẩm kinh tế đặc biệt, là kết qủa của quá trình lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Quá trình lao động dịch vụ du lịch cũng là quá trình kết hợp sức lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động để tạo ra những sản phẩm du lịch. Sản phẩm của quá trình lao động này không phải là những nhà hàng, khách sạn, hồ bơi, khu nghỉ dưỡng,… những thứ có thể nhận biết qua tiếp xúc trực quan được mà sản phẩm của quá trình lao động này là vô hình, đó là sự bảo đảm nhu cầu hiểu biết, giải trí, phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc căng thẳng, đó chính là sự hài lòng của khách hàng đối với việc đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu trên.

Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm dịch vụ du lịch cũng trở thành hàng hoá, được trao đổi, mua bán trên thị trường. Là hàng hoá nên nó cũng có đầy đủ các thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng như những hàng hoá khác. Giá trị của hàng hoá dịch vụ du lịch thể hiện ở chỗ chúng cũng là kết quả của quá trình lao động của người lao động, là sự kết tinh của lao động xã hội trong đó. Nhưng là lao động phi sản xuất vật

chất, chúng có giá trị sử dụng bởi vì chúng cũng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Những sản phẩm hàng hoá dịch vụ du lịch được mua bán trao đổi trên thị trường cũng tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị: cung, cầu, cạnh tranh,… giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường về bản chất cũng là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, người mua nó cũng trả một khoản tiền cho người bán khi muốn mua nó để phục vụ cho nhu cầu của mình. Chẳng hạn, khi muốn đi du lịch ở nơi nào đó, trong thời gian bao lâu, du khách cũng phải trả một giá cho sản phẩm du lịch mà mình được sử dụng cho Công ty lữ hành mà mình chọn.

Sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Như vậy, sản phẩm du lịch là hàng hóa và dịch vụ du lịch dựa trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Từ khái niệm này, cơ cấu của sản phẩm du lịch thể hiện qua 2 khía cạnh: Theo nghĩa tổng quát, sản phẩm du lịch bao gồm 3 bộ phận hợp thành (Thành phần tạo lực hấp dẫn; Cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch); Theo nghĩa cụ thể, sản phẩm du lịch bao gồm 7 bộ phận hợp thành (Sản phẩm tham quan; sản phẩm vận chuyển; Sản phẩm lưu trú; Sản phẩm ăn uống; Sản phẩm vui chơi giải trí; Sản phẩm mua sắm và Sản phẩm thông tin du lịch).

1.1.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch

Theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ, hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong các chuyến hành trình của họ [3, tr.168].

Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển,…[3, tr.168].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2023