Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Trong những năm đầu, trước một tiềm năng mới được đánh thức, với tinh thần “vừa học, vừa làm”, Bình Thuận đã từng bước xây dựng và hoàn thiện dần quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các vùng, các khu du lịch trên địa bàn; từng bước định hướng rõ dần các loại sản phẩm du lịch; ban hành các chính sách, các quy định, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi, khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển, mở rộng liên kết với các vùng, các tỉnh lân cận, chăm lo đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường các biện pháp bảo đảm môi trường,... Tiềm năng du lịch của Bình Thuận theo đó, dần dần được khai thác ngày càng tốt hơn.

Năm 2003, bình quân mỗi người dân Bình Thuận đón 0,73 du khách, đến nay là 1,6; với thời gian lưu trú của du khách trong nước là 1,55 ngày/khách, du khách nước ngoài là 3,2 ngày/khách, tăng 1,12 ngày so với trước. Lượng du khách tăng bình quân mỗi năm là 30%; trong đó du khách quốc tế chiếm 10%; kéo theo doanh thu du lịch tăng bình quân 32% - 35%/năm. Ngay cả những tháng đầu năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng lượng du khách cả trong và ngoài nước đến Bình Thuận vẫn tiếp tục tăng gần 12%. Công suất sử dụng buồng, phòng thường xuyên đạt từ 55% - 58%; vào các dịp lễ, tết, các kỳ nghỉ hè,... tỷ lệ đó thường đạt trên 90%*.

Tuy nhiên, tiềm năng và những lợi thế so sánh của du lịch BìnhThuận vẫn chưa được khai thác. Du lịch Bình Thuận vẫn đang đứng trước những thách thức và áp lực không nhỏ. Về khách quan, đó là sự cạnh tranh gay gắt từ những trung tâm du lịch nổi tiếng trong nước, khu vực và quốc tế. Về chủ quan, kết cấu hạ tầng du lịch chưa được đầu tư đồng bộ, yếu kém, thiếu toàn diện, số dự án chưa tác động vẫn còn nhiều. Việc thuê đất, đền bù, giao đất, lập hồ sơ thủ tục để xây dựng chưa được giải quyết triệt để,... dẫn đến tâm lý ngại đầu tư. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường sinh thái chưa được quan tâm đúng mức; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trong đó nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa đặc trưng của tỉnh chưa được khai thác và phát huy đúng mức; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tuy có cố gắng song chưa thực sự hấp dẫn du khách. Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn lúng túng, thiếu tính chuyên nghiệp.


* Nguồn: Sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận

1.3. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch Việt Nam‌

1.3.1. Thực trạng du lịch Việt Nam trong những năm qua

Nằm ở vị trí địa lý giữa hai trục văn hoá Đông Tây, Nam Bắc là cửa ngõ ra vào Đông Dương và Đông Nam Á lục địa, có nhiều di tích lịch sử, nhiều thắng cảnh và thành phố nổi tiếng. Việt Nam là khu vực hấp dẫn cho du khách quốc tế.

Bảng 1.3: Khách quốc tế đến Việt Nam gi ai đoạn

1990-2008

Đồ thị: 1.2: Khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1990-2008

5,000


4,000


3,000


2,000


1,000


-

Giai đoạn 1990-2008

(1.000 lượt khách)

Hơn 20 năm sau chiến tranh, do những điều kiện đặc biệt, việc mở mang quan hệ với nước ngoài hạn chế, giờ đây du khách nước ngoài hăm hở đến với một vùng du lịch mới tươi trẻ và tiềm tàng. Hàng ngàn doanh nhân theo đuổi các cơ hội làm ăn, hàng vạn cựu binh Mỹ và các nước đang trở lại chiến trường xưa là những nguồn khách đem lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho ngành du lịch Việt Nam. Tốc độ gia tăng của khách du lịch Việt Nam chủ yếu do nhiều nguyên nhân như: sự trăng trưởng kinh tế thế giới nói chung, thu nhập người dân nói riêng và ngành du lịch đã có nhiều chính sách khuyến khích du lịch quốc tế và nội địa,…



Bảng 1.4: Lượng khách du lịch nội địa giai đoạn 1990-2008

Đồ thị: 1.3: Lượng khách du lịch nội địa giai đoạn 1990-2008


25,000


20,000


15,000


10,000


5,000


-

Giai đoạn 1990-2008

(1.000 lượt khách)

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam


Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Giai đoạn 1990-2000 có thể khẳng định là giai đoạn đột phá trong tăng trưởng nguồn du khách và thu nhập. Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam, trong giai đoạn này, khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 220 nghìn lượt (năm 1990) lên 2,14 triệu lượt (năm 2000); khách nội địa tăng 11 lần, từ 1 triệu lượt lên 11,2 triệu lượt; thu nhập du lịch tăng gần 13 lần từ 1.350 tỷ đồng lên 17.400 tỷ đồng. 5 năm gần đây (2001- 2005), tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhưng do áp dụng các biện pháp táo bạo tháo gỡ kịp thời, nên lượng khách và thu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trưởng 2 con số. Khách quốc tế năm 2001 đạt 2,33 triệu lượt, năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt; khách nội địa năm 2001 đạt 11,7 triệu lượt; năm 2005 đạt 16,1 triệu lượt; người Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2005 khoảng 900 nghìn lượt. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ (riêng GDP du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP cả nước, theo cách tính của UN-WTO thì con số này khoảng 10%). Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philippin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo UN-WTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới. Năm 2004, du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước và là quốc gia được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới.

Là một trong những ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, ngành du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá trong thời gian qua, kể cả trong điều kiện khó khăn như: khủng hoảng kinh tế tại Châu Á, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh xung đột cục bộ và khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới trong những năm gần đây. Từ khi thực hiện nền kinh tế mở, cùng các chính sách thân thiện, hợp tác đa phương, Việt Nam là nước có sự thu hút mạnh mẽ du khách nước ngoài vào thăm viếng, tìm cơ hội đầu tư, nghiên cứu, hội thảo, hội nghị… Những số liệu về số du khách quốc tế và nội địa tăng qua các năm đã chứng minh cho luận điểm trên.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ

trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%) [phụ lục 6], thị phần du lịch của Việt

Bảng 1.5: Doanh thu từ du l ị ch Việt Nam

giai đoạn 1990-2007


Đồ thị: 1.4: Doanh thu từ du lịch Việt Nam giai đoạn 1990-2007


60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

10,000

0

Giai đoạn 1990-2007

Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, Doanh thu ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành có đóng góp lớn vào GDP.



Tỷ VND

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam

Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; Mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân trong nước.

Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; Du lịch đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả” của hoà bình,

góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3.2. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam

Nghị quyết 45/CP của Chính phủ đã khẳng định “ Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, để du lịch là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển, nội dung Nghị quyết đề ra một số nội dung cơ bản sau đây:

1.3.2.1. Xác định thị trường du lịch và phát hiện thị trường du lịch mới

Thị trường du lịch của chúng ta có hơn 2 triệu Việt Kiều sinh sống ở các nước trên thế giới nhiều nhất là Mỹ, Pháp và Úc. Đa số Việt Kiều về nước thăm thân nhân, giúp đỡ tài chính cho thân nhân, một số tìm cơ hội làm ăn, 90% Việt Kiều về nước ngụ tại gia đình có nhu cầu tiêu dùng cao.

Khoảng nửa triệu cựu chiến binh trong hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ, họ đang mắc phải chứng bệnh “Hội chứng khủng hoảng sau chiến tranh” (PTSD), có nhu cầu vào Việt Nam thăm lại chiến trường xưa.

Tầng lớp thanh niên trong đó có cả sinh viên hình thành một thị trường mới, họ tìm kiếm nơi mà chuyến du lịch phù hợp với túi tiền của họ. Những nơi mà theo họ là những vùng đất mới, nhiều điều cần khám phá, họ cũng sẵn sàng bỏ qua những điều kiện du lịch còn nghèo nàn lạc hậu.

Những người lớn tuổi đang có xu hướng đi du lịch nghỉ dưỡng là một thị trường hấp dẫn cho du lịch vào những năm 2005 – 2010, dự kiến vào năm 2010 sẽ có gần 60 triệu người già ở Châu Âu đi du lịch.

1.3.2.2. Sản phẩm du lịch

Du lịch Việt Nam phải tạo dựng một số sản phẩm đặc sắc của Việt Nam có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch, tăng mức chi tiêu, tăng thời gian lưu trú của khách trên cơ sở nâng cấp và đầu tư xây dựng các khu du lịch mới và khai thác tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam.

Để thu hút khách vào Việt Nam, du lịch Việt Nam phải có những sản phẩm hoà nhập với vùng, vừa phải có những sản phẩm đặc thù riêng. Thiên nhiên Việt Nam còn giữ được nét nguyên thủy, tự nhiên với nhiều địa danh nổi tiếng: Hạ Long, Yên Tử, Cúc Phương, Phong Nha, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu,… cùng những sông rạch và

cây trái Nam Bộ. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều loại hình du lịch đa dạng: du lịch biển, du lịch leo núi, hang động, câu cá, bơi lội,…với truyền thống hiếu khách, thân thiện, vẻ đẹp tự nhiên của con người Việt Nam sẽ tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách.

Song song với việc tạo dựng những sản phẩm du lịch, Ngành du lịch Việt Nam cũng phải tìm cách ngăn chặn những xu hướng bất lợi, những hậu quả khó tránh của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái, phá vỡ nhiều kiến trúc cổ cũng như những giá trị văn hoá tinh thần ngàn năm của ông cha ta. Những tài nguyên vô hình đó phải được tôn tạo, bồi đắp, gìn giữ như một sự sáng tạo của quá trình lịch sử.

1.3.2.3. Hoà nhập vào hoạt động du lịch thế giới

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và Hợp tác du lịch đa phương với các nước trong khu vực; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động rẻ,...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng: Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.

Trước thách thức của thị trường khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam không thể không hoà nhập vào hoạt động du lịch thế giới mà phải nắm bắt cơ hội ngàn vàng này, chuẩn bị cơ sở vật chất, trình độ quản lý, hoàn thiện hệ thống Luật, cải thiện môi trường du lịch và các lĩnh vực có liên quan.

1.3.2.4. Phát triển kinh tế trong nước bằng ngoại tệ thu được

Du lịch là ngành có hiệu quả kinh tế, tỷ lệ lãi tính trên vốn đầu tư so với các ngành khác cao hơn từ 2 đến 4 lần, thời gian thu hồi vốn nhanh. Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động xã hội, hoàn thiện, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Du lịch góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, giữ cân bằng sinh

thái, chống ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Du lịch góp phần tôn tạo, giữ vững một số ngành nghề truyền thống, thông qua xuất

khẩu tại chỗ các sản phẩm dân tộc và là hình thức quảng bá văn hoá dân tộc.

1.4. Dự báo ngành du lịch Việt Nam

Tổ chức du lịch thế giới dự báo sự bùng nổ du lịch thế giới của thế kỷ XXI với

những xu hướng phát triển do nhiều nguyên nhân:

- Cơ cấu dân số thay đổi, giảm thiểu tỷ suất sinh đẻ, phí tổn nuôi con giảm, tiêu dùng cho du lịch tăng lên.

- Lợi tức của cá nhân và gia đình có xu hướng tăng, thu nhập của phụ nữ tăng lên như nam giới. Lợi tức tiêu dùng cho du lịch trong thu nhập các gia đình đều đặn tăng lên.

- Phí tổn du lịch giảm dần do du lịch quốc tế có những cải thiện rõ rệt về phương

tiện vận tải, dịch vụ du lịch.

- Thay đổi lối sống: trong đời sống hiện đại, các quan niệm về gia đình, xã hội có sự thay đổi cơ bản. Người ta có thể chưa lập gia đình, hoặc mua sắm một tiện nghi xét thấy chưa cần thiết bằng một chuyến du lịch bổ ích và thú vị sau một kỳ lao động căng thẳng.

- Sự phát triển của sản xuất kinh doanh: du lịch vì mục đích kinh doanh luôn là phần quan trọng góp phần thúc đẩy công nghiệp du lịch phát triển. Các cuộc hội thảo, hội nghị, các cuộc thương thảo trong kinh doanh là đối tượng phục vụ của ngành du lịch. Một khi bắt kịp những yêu cầu đó, nhiều quốc gia thiết lập hệ thống hoàn thiện phục vụ khách du lịch là doanh nhân.

Từ khuynh hướng phát triển trên, UN-WTO dự báo mức tăng trưởng du lịch các khu vực, đặc biệt Đông Âu là 106%; Nam Á – Trung Quốc 141% và Châu Á Thái Bình Dương 145%.

Việt Nam với những thế mạnh về du lịch, trong xu thế dòng khách du lịch quốc tế đổ về Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch.

Bảng 1.2: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch đến năm 2020 của Việt Nam



Thời kỳ

Khách du lịch

Thu nhập du lịch (Tỷ USD)

Tổng sản phẩm GDP du lịch

(Tỷ USD)

Phòng khách sạn (ngàn

phòng)

Lao động (ngàn người)

Quốc tế

(triệu khách)

Nội địa

(triệu lượt

khách)

2005

3,2

16,0

2,1

1,5

108,4

220/720

2010

6,0

25,0

4,6

3,0

212,0

350/1.150

2020

10,5

35,0

9,9

5,5

350,0

600/1.900

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 - 4

Nguồn: Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR)

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí