việc kinh doanh lữ hành năm 2011 đạt ở mức trung bình (Xem Kết quả kinh doanh của ba công ty - phụ lục 2). Điều này cho thấy yếu tố lạm phát tăng cao và tác động của tỷ giá hối đoái không tác động nhiều đến Công ty Kỳ Nghỉ Việt. Cho điểm 2.
Yếu tố 3: Cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa đồng bộ:
Mức độ quan trọng đối với ngành: Do điều kiện cơ sở hạ tầng thấp , nên du lịch Việt Nam chỉ xếp hạng thứ 5 trong khối ASEAN ( sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonexia). Điều này ảnh hưởng không tốt đến ngành du lịch. Cho điểm số 3, tác động mạnh đến ngành.
Tác động đến công ty: do các tour- tuyến đi chính của công ty Kỳ Nghỉ Việt đến các địa điểm như Hà Nội- Sapa - Hạ Long - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - Đà Nẵng - Nha Trang -TP.Hồ Chí Minh - các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đây đều là những thành phố có tuyến đường đi thường bị kẹt xe do mật độ giao thông cao nên tốn nhiều thời gian di chuyển, gây cho du khách mệt mỏi khi nghĩ đến việc đi du lịch điều này tác động không tốt đến du lịch lữ hành. Vậy yếu tố này tác động tương đối đến Công ty. Cho điểm 2.
Yếu tố 4: Đe dọa từ khủng bố, bạo động ở một số nước:
Yếu tố này tác động ở mức độ trung bình đến ngành vì ngành du lịch Việt Nam hiện nay chỉ có một số Tour – Tuyến đi sang các nước có tình hình chính trị không ổn định như (Thái Lan, Mỹ, …). Nên nhìn chung không tác động đến toàn ngành. Mức độ quan trọng là :2. Công ty Kỳ Nghỉ Việt cũng có tour đến Thái Lan, xong tình hình bạo động ở đây không ảnh hưởng nhiều đến công ty, do việc thực hiện tour Thái Lan được Ban Giám đốc công ty tổ chức có mục đích và luôn có biện pháp tránh tình hình bạo động ở nước này. Do đó, yếu tố này tác động kém đến doanh nghiệp. Cho điểm 1.
Yếu tố 5: Thị trường du lịch phát triển mạnh: Yếu tố này đều tác động tốt đến ngành du lịch nói chung và Công ty Kỳ Nghỉ Việt nói riêng đều phát triển. Cho điểm tác động 3.
Yếu tố 6: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú: Đối với ngành du lịch với nguyền tài nguyên thiên nhiên có sẵn phong phú là lợi thế để phát triển. Cho điểm 3. Đối với công ty Kỳ Nghỉ Việt là công ty trẻ nên chưa biết khai thác hết tiềm năng thiên nhiên sẵn có. Cho điểm 2.
Yếu tố 7: Việt Nam có tình hình chính trị ổn định: Yếu tố này tác động có lợi cho cả ngành và Công ty. Nên cho điểm số 3.
Yếu tố 8: Chất lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng được nâng cao: Do đặc điểm ngành có liên quan mật thiết với các dịch vụ nhà hàng - khách sạn, nên khi chất lượng nhà hàng - khách sạn được nâng lên cũng giúp cho sản phẩm du lịch lữ hành được nâng cao. Cho điểm 2.
Yếu tố 9 và yếu tố 10 (Việt Nam là thành viên của hiệp hội APEC; Nhà nước quan tâm phát triển du lịch trong nước): Tác động tốt đến ngành du lịch Việt Nam, khi trở thành thành viên của APEC sẽ hưởng nhiều quyền lợi và các chính sách bảo vệ ngành, đồng thời định hướng ngành hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng (như việc bảo vệ tài nguyên, môi trường). Cho điểm 3. Tuy nhiên Công ty Kỳ Nghỉ Việt chưa khai thác được những nguồn lợi từ 2 yếu tố này nên cho điểm 1.
Từ việc xác định tác động của các yếu tố bên ngoài đến ngành và công ty, em tính được độ quan trọng của từng yếu tố, cụ thể theo bảng 2.5 sau đây:
Bảng 2.5. Xác định độ quan trọng của các yếu tố môi trường bên ngoài
Các yếu tố môi trường bên ngoài | Mức độ quan trọng đối với ngành | Tác động đến công ty | Giá trị | Độ quan trọng | |
Đe dọa | |||||
1 | Lạm phát tăng cao | 2 | 2 | 4 | 0,08 |
2 | Tác động của tỷ giá hối đoái | 2 | 2 | 4 | 0,08 |
3 | Cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa đồng bộ | 3 | 2 | 6 | 0,12 |
4 | Đe dọa từ khủng bố, bạo động ở một số nước | 2 | 1 | 2 | 0,04 |
Cơ hội | |||||
5 | Thị trường du lịch phát triển mạnh | 3 | 3 | 9 | 0,18 |
6 | Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú | 3 | 2 | 6 | 0,12 |
7 | Việt Nam có tình hình chính trị ổn định | 3 | 3 | 9 | 0,18 |
8 | Chất lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng được nâng cao | 2 | 2 | 4 | 0,08 |
9 | Việt Nam là thành viên của hiệp hội APEC | 3 | 1 | 3 | 0,06 |
10 | Nhà nước quan tâm phát triển du lịch trong nước | 3 | 1 | 3 | 0,06 |
TỔNG CỘNG | 50 | 1,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Sứ Mạng Và Mục Tiêu Của Doanh Nghiệp
- Công Cụ Để Xây Dựng Và Lựa Chọn Chiến Lược
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Giai Đoạn 2009– 2011 Bảng 2.1. Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Du Lịch Lữ Hành Kỳ Nghỉ Việt
- Xác Định Độ Quan Trọng Của Các Yếu Tố Môi Trường Cạnh Tranh
- Tình Hình Thu Nhập Của Công Nhân Viên Trong Công Ty
- Phân Tích Các Chiến Lược Đề Xuất Từ Ma Trận Swot Nhóm Chiến Lược So
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Sau khi xác định mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài, tiếp tục tiến hành lập ma trận EFE bằng cách cho điểm số từ 1- 4 đối với từng yếu tố, xem mức độ phản ứng của Công ty Kỳ Nghỉ Việt với từng yếu tố như thế nào. Cụ thể là:
Yếu tố 1: Lạm phát tăng cao: Tình hình lạm phát cao (năm 2011 chỉ số lạm phát lên tới 18,58%) và đồng tiền mất giá, tuy nhiên vấn đề này không ảnh hưởng lớn đến công ty. Thực tế là Doanh thu tăng đều qua các năm 2010 so với năm 2009 tăng 13,3% tương đương tăng 3.244.042.580 đồng; Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,72% tương đương tăng 1,303,875,680 đồng. Do đó yếu tố lạm phát tác động yếu đến việc kinh doanh lữ hành của công ty. Cho điểm số 1.
Yếu tố 2: Tác động của tỷ giá hối đoái: Theo tổng cục thống kê, Tỷ giá hối đoái USD/VND năm 2011 tăng đến 8,47% so với năm 2010, điều này có lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế Việt Nam, vì số tiền thu về được quy đổi thành tiền Việt nhiều hơn. Công ty Kỳ Nghỉ Việt chủ yếu là tổ chức các chương trình du lịch cho khách nước ngoài do đó có lợi nhiều hơn. Do đó yếu tố tỷ giá hối đoái tác động trung bình đến việc kinh doanh lữ hành tại công ty. Cho điểm 3.
Yếu tố 3: Cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa đồng bộ: Dựa trên các tour- tuyến đi chính của công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt đến các địa điểm như Hà Nội- Sapa
- Hạ Long - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - Đà Nẵng - Nha Trang -TP.Hồ Chí Minh - các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đây đều là những thành phố có tuyến đường đi thường bị kẹt xe do mật độ giao thông cao nên tốn nhiều thời gian di chuyển, gây cho du khách mệt mỏi khi nghĩ đến việc đi du lịch điều này tác động không tốt đến du lịch lữ hành. Cho điểm số 3.
Yếu tố 4: Đe dọa từ khủng bố, bạo động ở một số nước: Do các tour outbound của công ty đến một số nước trong đó có Thái Lan. Tình hình chính trị Thái Lan hiện nay không ổn định nổi lên hai phe áo đỏ và phe áo xanh, thường xảy ra các cuộc bạo động nên khách du lịch cũng ngại việc đi du lịch ở nước này. Điều này tác động không tốt đến tour du lịch của công ty đến Thái Lan. Nhưng công ty đã hạn chế tối đa rủi ro cho khách du lịch bằng việc luôn cập nhập và theo dõi tình hình chính trị từ Thái Lan, nhờ đó có biện pháp tổ chức các tour vào những thời điểm chính trị ổn định. ( Phỏng vấn anh Mai Nam - Trưởng phòng kinh doanh). Nên yếu tố này không tác động nhiều đến việc kinh doanh của công ty. Cho điểm số 1.
Yếu tố 5: Thị trường du lịch phát triển mạnh: Năm 2011, du lịch Việt Nam thu hút gần 6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 130 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng tương ứng so với năm 2010 là 19%; 7,14% và 30%. Trên thự tế Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt nắm bắt được cơ hội này, cho nên lượng khách du lịch tăng đáng kể cụ thể : năm 2011, lượng khách Inbound tăng 9% so với năm 2010, lượng khách Outbound tăng 5,14% so với năm 2010, lượng khách Nội địa tăng 5,73% so với năm 2010.
Bảng 2.6. Lượng khách du lịch của công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt
Đvt: Người
Năm 2010 | Năm 2011 | Chênh lệch (%) | |
Inbound | 1511 | 1647 | 9% |
Outbound | 498 | 754 | 5,14% |
Nội địa | 307 | 483 | 5,73% |
Tổng cộng | 2316 | 2884 | 24,5% |
(Nguồn : Phòng Inbound , Outbound của Công ty du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt)
Vậy công ty đã phản ứng rất tốt với yếu tố này. Cho điểm 4.
Yếu tố 6: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú: Tận dụng được thế mạnh này, Công ty đã khai thác khá tốt các tour du lịch giới thiệu về danh lam thắng cảnh đất nước như : Sapa - Hạ Long - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - Đà Nẵng - Nha Trang - các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long . Đặc biệt là các tour về miền Tây cho cả khách trong và ngoài nước với chương trình « Đờn ca tài tử ». Đã mang lại cho công ty lượng thu nhập lớn. Tuy nhiên ở một số tour tuyến các chương trình du lịch của công ty chưa làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam do tác động của con người, nên không hấp dẫn khách du lịch. Cho điểm 3.
Yếu tố 7: Việt Nam có tình hình chính trị ổn định : Theo phân tích ở trên thì xu hướng chung để đảm bảo an toàn du lịch, khách du lịch thường chọn đến các đất nước có chính trị ổn định và ít bạo động. Đây là điểm mạnh của Việt Nam.
Tuy nhiên theo xếp hạng của TTCI cho thấy luật và các quy định chính sách ở Việt Nam còn yếu kém (đứng thứ 96/133), thể hiện qua các yêu cầu cao về thị thực nhập cảnh (thứ 116), thời hạn khởi sự doanh nghiệp lớn (thứ 112) và những hạn chế với những sở hữu nước ngoài (104).
Hiểu rõ khó khăn này sẽ làm cho các khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vất vả trong việc xin thị thực Visa, nên Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt không những bán tour cho khách mà còn kết hợp các dịch vụ kèm theo cho khách hàng như Visa, vé máy bay…Điều này khiến các khách hàng đến với công ty rất hài long vì sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Cho điểm 4.
Yếu tố 8 : Chất lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng được nâng cao: Đây là các dịch vụ đi kèm với du lịch lữ hành. Khi chất lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng cao đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì khách du lịch sẽ quay lại nhiều hơn. Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt cũng liên kết với các khách sạn và nhà hàng lớn ở mỗi thành phố ,quốc gia mà Công ty có cung cấp các sản phẩm du lịch tương ứng nhằm đem đến sự thoải mái nhất cho khách hàng khi đến với sản phẩm du lịch của công ty. Cho điểm 3.
Yếu tố 9 : Việt Nam là thành viên của hiệp hội APEC:điều này đem đến nhiều cơ hội để các công ty du lịch Việt Nam có thể quảng bá sản phẩm và tham gia nhiều chương trình cho các thành viên APEC nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch. Tuy nhiên hiện nay Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt vẫn chưa tiếp cận được với những chính sách của hiệp hội này, chưa vận dụng và phát huy tiềm năng của mình. Cho điểm 1.
Yếu tố 10 : Nhà nước quan tâm phát triển du lịch trong nước : Theo phân tích ở trên, ngành du lịch trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Nên nhà nước đã đề ra Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt đã nghiên cứu và tìm ra những hướng đi thích hợp dựa trên chiến lược chung này. Cho điểm 3.
Sau khi cho điểm số từ 1- 4 đối với từng yếu tố, em lập được bảng ma trận EFE cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Các yếu tố môi trường bên ngoài | Độ quan trọng | Xếp loại | Số điểm quan trọng | |
Đe dọa | ||||
1 | Lạm phát tăng cao | 0,08 | 1 | 0,08 |
2 | Tác động của tỷ giá hối đoái | 0,08 | 3 | 0,18 |
3 | Cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa đồng bộ | 0,12 | 3 | 0,36 |
4 | Đe dọa từ khủng bố, bạo động ở một số nước | 0,04 | 1 | 0,04 |
Cơ hội | ||||
5 | Thị trường du lịch phát triển mạnh | 0,18 | 4 | 0,72 |
6 | Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú | 0,12 | 3 | 0,36 |
7 | Việt Nam có tình hình chính trị ổn định | 0,18 | 4 | 0,72 |
8 | Chất lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng được nâng cao | 0,08 | 3 | 0,24 |
9 | Việt Nam là thành viên của hiệp hội APEC | 0,06 | 1 | 0,06 |
10 | Nhà nước quan tâm phát triển du lịch trong nước | 0,06 | 3 | 0,18 |
TỔNG CỘNG | 1,00 | 2,94 |
Nhận xét : Công ty đạt số điểm quan trọng 2,94 chứng tỏ công ty đã biết tận dụng cơ hội rất tốt và vượt qua những thử thách để luôn tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố công ty thực hiện chưa tốt cần có những biện pháp khắc phục.
2.2.3. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vi mô
Sơ đồ 2.2. Mô tả 5 thế lực cạnh tranh đối với Công ty du lịch lữ hành kỳ nghỉ Việt theo mô hình Micheal Porter
CẠNH TRANH CỦA ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TIỀM NĂNG
- Các công ty du lịch lữ hành nhỏ, mới.
- Công ty du lịch nhà nước đang cổ phần hóa.
- Chi nhánh các công ty du lịch nước ngoài.
CẠNH TRANH NHÀ CUNG CẤP
- Các nhà xe, khách sạn, nhà hàng các điểm du lịch.
- Các hãng máy bay cung cấp vé theo tour du lịch…
CẠNH TRANH KHÁCH HÀNG
- Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú.
- Thông tin tour cụ thể được đăng tải trên website nên khách hàng có nhiều lựa chọn.
CẠNH TRANH CỦA ĐỐI THỦ TRONG NGÀNH
- Các công ty du lịch lữ hành trong nước, đặt biệt là nhóm : Sai Gon Tourist, Viet Travel, T& K …
- Các công ty du lịch quốc tế.
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ
- Khu vui chơi, giải trí; công viên nước, nhà hàng
– ăn uống…
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Theo Báo điện tử tổng hợp Top doanh nghiệp lớn: Danh sách công ty du lịch lữ hành nổi tiếng Việt Nam gồm có Hanoitourist, Vietravel, Saigontourist, Fiditour, Công ty du lịch Bến Thành, Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội, Công ty du lịch Trans Viet, Công ty du lịch Á Châu, Công ty Cổ phần Đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp đạt danh hiệu “Top ten lữ hành quốc tế” do Tổng cục du lịch và hiệp hội du lịch Việt Nam trao tặng. Qua đó có thể phần nào khẳng định tên tuổi của các doanh nghiệp này trên thị trường kinh doanh lữ hành tại Việt Nam.
Các công ty trên đều là các công ty kinh doanh lữ hành lớn và rất nổi tiếng tại Việt Nam và hầu hết đều hoạt động chính tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mỗi công ty đều có thế mạnh riêng của mình. Hiện tại các Công ty này đang chiếm thị phần lớn trong ngành du lịch. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa như Công ty Kỳ Nghỉ Việt. Công ty muốn có được thị phần thì phải tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù riêng, có tính cạnh tranh cao và đặc biệt phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Các đối thủ tiềm năng của Công ty du lịch lữ hành Kỳ Nghỉ Việt về lĩnh vực kinh doanh lữ hành chính là các Các công ty du lịch lữ hành nhỏ, mới; Công ty du lịch nhà nước đang cổ phần hóa; Chi nhánh các công ty du lịch nước ngoài; công ty lớn mạnh ở Việt Nam, hiện đang kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhận thấy lợi
nhuận rất lớn từ kinh doanh lữ hành nên nhảy sang lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện tại, các đối thủ tiềm năng này chưa gây nhiều sức ép đối với công ty Kỳ Nghỉ Việt bởi vì các đối thủ cạnh tranh tiềm năng muốn gia nhập ngành du lịch lữ hành gặp phải rất nhiều rào cản khó khăn như sau:
Khó khăn thứ nhất là, thương hiệu sản phẩm chưa được biết đến. Bởi vì riêng với ngành du lịch, khách hàng luôn theo chiều hướng chọn các công ty du lịch nổi tiếng để đảm bảo an toàn và chất lượng dịch vụ.
Khó khăn thứ hai là, mức lạm phát trong nước quá cao. Lạm phát trong nước quá cao dẫn đến áp lực tăng chi phí đầu vào rất lớn, ảnh hưởng đến tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉ lệ lạm phát quá cao cũng làm cho tỉ giá hối đoái thực tế tăng lên do chênh lệnh về mức lạm phát trong nước với nước ngoài quá lớn, tạo ra áp lực làm giảm giá trị đồng nội tệ. Chính vì khó khăn này đã gián tiếp trở thành trở ngại lớn nhất cho các công ty Du lịch, khách sạn Việt Nam thâm nhập thị trường nước ngoài.
Khó khăn thứ ba là, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường quốc tế . Bởi vì, khi kinh doanh trên thị trường quốc tế do các chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài; rào cản phi thuế quan, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của nước nhập khẩu…Khiến các doanh nghiệp thua lỗ nếu không nắm rõ luật kinh doanh quốc tế.
Sản phẩm thay thế
Du lịch lữ hành là một sản phẩm đặc biệt, có những đặc trưng riêng, là kết hợp của nhiều loại sản phẩm của nhiều ngành khác nhau (ăn uống, vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn…). Đây là một sản phẩm rất phức tạp. Một phần vì trong thành phần chính cấu tạo nên sản phẩm du lịch lữ hành chính là dịch vụ, mà dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt và có tính khác biệt. Hiện chưa có sản phẩm nào có thể thay thế cho sản phẩm du lịch lữ hành. Mà chỉ có sản phẩm cũng có khả năng đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của khách hàng (như khu vui chơi, giải trí; công viên nước, nhà hàng - ăn uống…), cho nên áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế không lớn.
Nhà cung cấp
Như đã nói trên, sản phẩm du lịch lữ hành là một sản phẩm đặc biệt, có những đặc trưng riêng, là kết hợp của nhiều loại sản phẩm của nhiều ngành khác nhau (ăn uống, vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn…) nên các công ty du lịch lữ hành cần nhiều nguồn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau như: Các nhà xe, khách sạn, nhà hàng các điểm du lịch; Các hãng máy bay cung cấp vé theo tour
du lịch… Hiện tại, Công ty có khả năng tự chủ được về đội xe nên ít bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Công ty cũng là đại lý cho Viet Nam Airline, MeKong Air, Jet Star, do đó công ty tiết kiệm được khoản chi phí đặt vé máy bay. Tại mỗi địa điểm du lịch, Công ty đều có mối quan hệ hợp tác tốt với các khách san, nhà hàng… Do đó, các nhà cung cấp hiện tại chưa phải là áp lực lớn đối với công ty Kỳ Nghỉ Việt.
Khách hàng
Hiện nay các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng; thêm vào đó các thông tin tour cụ thể được đăng tải trên website nên khách hàng có nhiều lựa chọn. Chính vì thế Công ty du lịch lữ hành muốn bán được sản phẩm không những cần có sản phẩm với sự khác biệt, thú vị mà thông tin về sản phẩm còn cần phải đưa đến gần với khách hàng hơn.
2.2.4. Lập ma trận hình ảnh cạnh tranh – CPM
Việc lập ma trận hình ảnh cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động đến đối thủ cảnh tranh và các yếu tố bên trong của đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ cạnh tranh. Ma trận hình ảnh cạnh tranh bao gồm các yếu tố : Chất lượng sản phẩm – dịch vụ; Khả năng cạnh tranh về giá; Đội ngũ hướng dẫn viên;Mạng lưới phân phối; Marketing; Mạng lưới quan hệ đối tác; Thương hiệu; Sức mạnh tài chính; Hỗ trợ khách hàng và thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng.
Cơ sở về cách cho điểm trọng số để xác định mức độ quan trọng của các yếu tố: Yếu tố 1 và 8: Chất lượng sản phẩm – dịch vụ; Thương hiệu:
Năm 2011, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 5% GDP và tạo ra trên 1,3 triệu việc làm. Điều này khẳng định vị thế, vai trò của ngành du lịch trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, để cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới sản phẩm du lịch cần có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sản phẩm du lịch cần chú trọng phát triển du lịch theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; gìn giữ cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Yếu tố này tác động tốt đến ngành và Công ty, cho điểm 3.
Yếu tố 2. Khả năng cạnh tranh về giá:
Dựa trên chỉ số xếp hạng du lịch (TTCI) năm 2011, Việt Nam có ưu thế nhất về mức độ cạnh tranh giá (đứng thứ 11/133). Những chỉ số thành phần khác đóng góp vào thế mạnh cạnh tranh giá là vé và lệ phí sân bay (20/133), giá nhiên liệu