Tỷ Trọng Dư Nợ Cho Vay 20 Khách Hàng Lớn Nhất/tổng Dư Nợ. Bảng 11: Dư Nợ 20 Khách Hàng Lớn Nhất


2.3.2.6. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu (%).

+ Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 Tỷ lệ nợ xấu x 100 Bảng 09 Nợ xấu nợ quá hạn Đơn vị Triệu 1 x 100%

Tỷ lệ nợ xấu x 100 Bảng 09 Nợ xấu nợ quá hạn Đơn vị Triệu VND STT 2

+ Tỷ lệ nợ xấu = x 100%


Bảng 09: Nợ xấu, nợ quá hạn

Đơn vị: Triệu VND



STT


Chỉ tiêu


2010


2011


2012

2011 so với

2010

2012 so với

2011

±

%

±

%

1

Tổng dư nợ

3,426

4,244

4,953

818

24%

709

17%

3

Nợ xấu

31

42

27

10

33%

(15)

-37%

6

Tỷ lệ Nợ xấu/TDN

0.92%

0.99%

0.54%





7

Kế hoạch nợ

xấu/TDN

1%

1%

1%





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh - 9

(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)

Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ:

Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh cứ 100 đồng cho vay hiện tại có 0,54 đến 0,99 đồng nợ xấu. Nợ xấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh có xu hướng giảm mạnh. Nếu như năm 2011 tăng 33% năm thì năm 2012 giảm 37%. Giải thích cho hiện tượng này là bởi Chi nhánh đã tích cực xư lý tốt công tác thu hồi nợ xấu, song với đó là tăng trưởng tổng dư nợ 17%.

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh cũng giảm thấp hơn nhiều so với kế hoạch giao nếu như năm 2011 là 0,99% so với kế hoạch 1% thì đến năm 2012 tỷ lệ trên là 0,54% so với kế hoạch 1% được giao. Ngoài ra, nếu so với chuẩn ngân hàng nhà nước đưa ra là 5% thì tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của Chi nhánh vẫn đang ở mức an toàn cao.

2.3.2.7. Khả năng bù đắp rủi ro.


Khả năng bù đắp rủi ro: x 100%


Bảng 10: Nợ xấu, quỹ dự phòng rủi ro

Đơn vị: Triệu VND


STT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011 so với 2010

2012 so với 2012

±

%

±

%

1

Quỹ DPRR

33

56

62

23

70%

6

11%

2

Nợ xấu

31

42

27

11

35%

-15

-36%

3

Tỷ lệ Quỹ DPRR/Nợ xấu

106%

133%

230%





(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc do đó nguồn vốn chủ sở hữu của Chi nhánh là không có vì vậy ở chỉ tiêu khả năng bù đắp rủi ro ta chỉ tính tỷ lệ của Quỹ DPRR/Tổng nợ xấu. Chính vì không có nguồn vốn chủ sở hữu cho nên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không giao chỉ tiêu kế hoạch này cho Chi nhánh.

Từ bảng số liệu ta thấy quỹ dự phòng rủi ro của Chi nhánh luôn lớn hơn so với nợ xấu và tỷ lệ này tăng lên qua các năm đặc biệt là năm 2012 tỷ lệ này bằng 230% (trong khi năm 2010 và 2011 chỉ đạt 106% và 133%), như vậy Chi nhánh hoàn toàn có thể bù đắp được những tổn thất do các khoản nợ xấu trên gây lên (với trường hợp các khoản nợ xấu nêu trên không thu hồi được nợ và gây ra mất vốn).

Tuy nhiên nếu so với tiêu chuẩn quốc tế và của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ trên đang là quá thấp (tỷ lệ theo thông lệ quốc tế là 10 lần) mặc dù ở đây ta không xét đến nguồn vốn chủ sở hữu.

2.3.2.8. Tỷ trọng dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ. Bảng 11: Dư nợ 20 khách hàng lớn nhất

Đơn vị: Triệu VND


STT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011 so với 2010

2012 so với 2011

±

%

±

%

2

Tổng Tài sản

3555

5124

5053

1569

44%

-71

-1%

2

Dư nợ 20 KH lớn nhất

2197

2524

2985

327

15%

461

18%

3

Tỷ lệ dư nợ/Tổng TS

62%

49%

59%

-13%

-20%

10%

20%

4

Kế hoạch giao

60%

50%

45%





(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)


Hiện tại ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đang có một số khách hàng dư nợ lớn như Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả, Ban QLDA Nhiệt điện I, Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long, Công ty TNHH 1 thành viên than Dương Huy, Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt, TCT than Đông Bắc, Công ty CP Viglacera Hạ Long…với dư nợ từng khách hàng trên 100 tỷ trở lên và cao nhất là 373 tỷ.

Trong số 20 khách hàng có dư nợ cao nhất thì khách hàng ít nhất cũng có dư nợ 57 tỷ VND và tỷ trọng khối khách hàng này trên tổng dư nợ của Chi nhánh là đang rất lớn (62% năm 2010, 49% năm 2011 và 59% năm 2012) vì vậy rủi ro về tín dụng khi khách hàng này gặp khó khăn sẽ là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và đồng vốn của Chi nhánh.

Nhận thức được điều trên trong các năm qua Chi nhánh đã có các biện pháp nhằm giảm tỷ trọng của các khách hàng này trên tổng dư nợ nhằm tránh phụ thuộc vào một số ít khách hàng cũng như giảm thiểu rủi ro. Đến năm 2012 Chi nhánh đã đạt được những thành quả đáng kể, mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng lên nhưng tỷ lệ dư nợ của 20 khách hàng lớn nhất trên tổng tài sản của Chi nhánh đã giảm.

Tuy đã đạt được những bước tiến trên nhưng nếu so với kế hoạch được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao thì Chi nhánh chỉ hoàn thành kế hoạch trong năm 2011 còn trong 2 năm 2010 và 2012 Chi nhánh đều chưa hoàn thành kế hoạch giao và nếu theo thông lệ quốc tế thì tỷ lệ dư nợ của 20 khách hàng lớn nhất/ Tổng tài sản thì cũng chỉ có năm 2011 Chi nhánh đạt so với thông lệ quốc tế còn 2 năm 2010 và 2012 đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ 50% (tỷ lệ theo thông lệ quốc tế).

2.3.2.9. Áp dụng mô hình định tính kết hợp định lượng – phân loại rủi ro tín dụng theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Từ năm 2010, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành phân loại rủi ro tín dụng theo điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại tất cả các khoản nợ theo chỉ tiêu định tính vào 5 nhóm nợ, bao gồm: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn); Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý); Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn); Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).


Bảng 12: Số liệu các nhóm nợ


Đơn vị: Tỷ VND



STT


Chỉ tiêu


2010


2011


2012

2011 so với 2010

2012 so với 2011

±

%

±

%

1

Nhóm 1

3,283.0

3,789.0

4,149.0

506.0

15%

360.0

10%

2

Nhóm 2

112.0

413.0

777.0

301.0

269%

364.0

88%

3

Nhóm 3

25.0

29.0

10.0

4.0

16%

(19.0)

-66%

4

Nhóm 4

5.0

10.0

9.6

5.0

100%

(0.4)

-4%

5

Nhóm 5

1.0

2.5

7.0

1.5

150%

4.5

178%

(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)


Trong 05 nhóm nợ trên thì nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được gọi là nợ xấu và việc trích lập dự phòng theo tỷ lệ lần lượt 20%, 50% và 100% (trong khi nợ nhóm 1 và 2 có tỷ lệ trích lập dự phòng là 0% và 5%).

Sau khi áp dụng phân loại rủi ro tín dụng theo điều 7 quyết định 493 tình hình thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh cụ thể:

- Dư nợ cho vay nhóm 2 của Chi nhánh trong năm 2010 đạt 112 tỷ VND chiếm tỷ trọng 3,27%, tuy nhiên đến năm 2011và 2012 dư nợ cho vay nhóm 2 của Chi nhánh đã tăng mạnh lần lượt lên 413 tỷ đồng tăng 269% và 777 tỷ tăng 88% đồng so với năm liền trước.

- Đối với dư nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5): Nợ xấu của Chi nhánh trong năm 2010 là 31 tỷ chiếm 0,92% trên tổng dư nợ (kế hoạch là 1%) tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2011 nợ xấu của Chi nhánh đã tăng lên 42 tỷ chiếm 0,99% tổng dư nợ, năm 2012 giảm xuống 11 tỷ chiếm 0,2% tổng dư nợ. Mặc dù vậy Chi nhánh vẫn đạt so với kế hoạch 1% được giao và thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn 5% của Ngân hàng Nhà nước đưa ra.


2.3.3. Đánh giá về tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng:

Bảng 13: Bảng đánh giá rủi ro tín dụng 2010 - 2012



STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính


Thực hiện

Số kế

hoạch

Thông lệ/chuẩn

mực

1

Tổng dư nợ/Tổng Tài sản

%

82.8– 98

85-90

60

2

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

%

17

18

10-20

3

Tỷ lệ dư nợ TDH/Tổng dư nợ

%

44 – 57

45 - 52

38-40

4

Hệ số thu nợ

%

87 – 93



6

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

%

0.54-0.99

1

< 5

7

Khả năng bù đắp rủi ro

%

106-230


≥10 lần

8

Tổng dư nợ/Tổng huy động

%

80-106

85-103

80

9

Tỷ lệ dư nợ 20 KH max/TTS

%

49 - 62

45 -60

≤ 50

(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)

Từ thực trạng ở trên, thông qua các chỉ tiêu đạt được của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong 3 năm 2010 – 2012 nhìn một cách tổng thể hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Chi nhánh đã từng bước cải thiện qua các năm các chỉ số, số liệu đã “tốt” lên qua từng năm. Tuy nhiên để nhìn rõ thực trạng ta cần phải xem xét đến các chỉ tiêu được giao kế hoạch cũng như so với thông lệ quốc tế hay chuẩn mực được áp dụng tại Việt Nam.

Qua số liệu ta có thể thấy một vài các chỉ tiêu của Chi nhánh trong hai năm 2010 và 2011 không đạt so với kế hoạch do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao. Tuy nhiên sang tới năm 2012, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Lãnh đạo Chi nhánh cũng như bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã hoàn thành tốt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch về rủi ro tín dụng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.

Tuy nhiên đó chỉ là so với kế hoạch được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao còn nếu so với tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế hay chuẩn mực của Việt Nam thì các số liệu trên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh vẫn đang


đạt được ở mức thấp. Trong số các chỉ tiêu được nêu trên chỉ có chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ đạt ở mức rất tốt, tỷ lệ dư nợ 20 khách hàng/Tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, tổng dư nợ/tổng huy động đạt ở mức khá còn các chỉ tiêu khác so với tiêu chuẩn và chuẩn mực vẫn ở mức kém tức là mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng cao

2.3.4. Nguyên nhân.

2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan.

Suy giảm kinh tế:

Trong các năm qua nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang bị suy giảm, lạm phát giảm mạnh từ 2 con số giảm xuống 7%-8%, GDP tăng chậm, sản xuất bị đình đốn, hàng tồn kho tăng cao. Các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ đầu ra, lợi nhuận giảm, thu nhập của công nhân giảm ngoài ra thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm.

Chính vì vậy dẫn tới một loạt các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, khả năng trả nợ suy giảm một cách trầm trọng, nợ quá hạn, nợ xấu của các doanh nghiệp tăng cao trong các Ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp thua lỗ dẫn tới việc sa thải công nhân tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập người dân giảm, nguồn trả nợ của người dân bị ảnh hưởng, nợ xấu của các khoản vay cá nhân tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng do phải trích lập dự phòng.

Các quy định của các bộ ngành ban hành còn chồng chéo không thống nhất:

Hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thống nhất, chồng chéo, khi đưa ra xử lý mỗi bên viện dẫn một quy định khác nhau dẫn đến khó thực hiện cho các ngân hàng thương mại. Như việc giải quyết phát mại tài sản thế chấp của bên thứ 3, các quy định của ngân hàng nhà nước, Bộ tài nguyên môi trường, quy trình của các ngân hàng thương mại hướng dẫn xử lý về phát mại tài sản thế chấp của bên thứ 3 nếu không trả được nợ tuy nhiên tòa án viện dẫn Bộ luật dân sự không cho phép xử lý phát mại tài sản thế chấp của bên thứ 3 và tuyên vô hiệu.

Đây là điều đặc biệt nguy hại đối với hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam bởi rất nhiều các khoản vay, số tiền vay được thế chấp tài sản của bên thứ


3. Và điều này nếu không sớm giải quyết sẽ làm “chùn bước” các ngân hàng thương mại trong việc cho vay đối với tài sản thế chấp của bên thứ 3 và như vậy việc khơi thông nguồn vốn cho nền kinh tế sẽ bị kìm hãm.

Giải quyết việc xử lý, phát mại tài sản của các cơ quan thi hành án tốn nhiều thời gian, công sức.

Hiện tại, một khoản vay trở thành nợ xấu khi các ngân hàng thương mại quyết định khởi kiện và làm thủ tục phát mại tài sản thế chấp đến khi hoàn tất các thủ tục phát mại để thu hồi được vốn thường kéo dài từ 6 đến 8 tháng và thậm chí lâu hơn. Ngoài thời gian kéo dài các thủ tục phát mại tài sản còn rườm rà tốn kém nhiều chi phí cho ngân hàng chính vì vậy đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng.

Hệ thống thông tin khách hàng chưa đầy đủ, cập nhật.

Hệ thống thông tin tín dụng của khách hàng hiện nay do trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC) cung cấp. Tuy nhiên hệ thống thông tin trên không đầy đủ và thiếu cập nhật một cách thường xuyên điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới việc nắm bắt thông tin khách hàng cũng như ra quyết định cho vay, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của khoản vay trong thời gian sau này.

2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan:

Do nhận thức của Ban lãnh đạo, cán bộ làm công tác tín dụng.

Điều này hết sức quan trọng, bởi điều cốt yếu của công tác tín dụng là phải hoàn trả được nợ bao gồm cả gốc và lãi. Chính vì vậy làm công tác tín dụng phải quán triệt tư tưởng không chạy theo thành tích, doanh số mà phải thực hiện cho vay đảm bảo an toàn không bị mất vốn và luôn luôn phải tự hỏi “nếu đó là tiền của mình có cho vay hay không”.

Do định hướng khách hàng.

Hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có 3 định hướng phát triển khách hàng tín dụng khác nhau; thứ nhất tập trung vào các Tổng công ty, Tập đoàn, doanh nghiệp lớn những đơn vị có doanh số lớn điều này giúp lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tăng cao tuy nhiên rủi ro cũng lớn do tập trung vốn vào một


số ít khách hàng; định hướng thứ hai tập trung vào những khách hàng cá nhân hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo định hướng này các khoản vay có độ rủi ro thấp tuy nhiên lợi nhuận không cao và phát sinh rất nhiều công việc; định hướng thứ ba là kết hợp hài hòa cả hai định hướng trên điều này làm các ngân hàng thương mại đảm bảo lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro đến mức có thể chấp nhận được.

Do quy trình cho vay.

- Quy trình tín dụng chưa hoàn chỉnh: Hiện tại quy trình tín dụng đều yêu cầu chấm điểm và xếp hạng đối với doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình để có thông tin trước khi quyết định khoản vay. Các khách hàng trước khi cho vay đều được chấm điểm và xếp loại vào 10 nhóm AAA, AA, A (nhóm khách hàng có mức độ rủi ro thấp chấm điểm xếp hạng nội bộ từ 77 đến 100 điểm) BBB, BB (nhóm khách hàng có mức độ rủi ro trung bình chấm điểm xếp hạng nội bộ từ 66 đến 76 điểm) B (nhóm khách hàng có rủi ro chấm điểm xếp hạng nội bộ từ 59 đến 65 điểm), CCC (nhóm khách hàng rủi ro cao chấm điểm xếp hạng nội bộ từ 53 đến 58 điểm) và CC, C, D (nhóm khách hàng rất rủi ro chấm điểm xếp hạng nội bộ dưới 53 điểm).

Tuy nhiên đối với quy trình cho vay bán lẻ hiện tại do không đáp ứng được cách thức và tiêu chí chấm điểm nên không yêu cầu chấm điểm đối với khách hàng cá nhân do đó khó có cơ sở để xếp loại khách hàng. Ngoài ra quy định cho vay với nhóm khách hàng liên quan đã được ban hành tuy nhiên chế tài đối với việc vi phạm chưa cao, chưa có tính răn đe nên các đơn vị thường bỏ qua khâu này khi tiến hành thẩm định đánh giá khách hàng.

- Thẩm quyền phán quyết: Hiện nay thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh cũng như của các phòng giao dịch được phân giao theo khả năng quản lý, quy mô, đặc điểm vùng miền cũng như theo một số chỉ tiêu định lượng tuy nhiên một số chỉ tiêu để làm căn cứ xác định thẩm quyền phán quyết vẫn còn dựa trên chỉ tiêu định tính chung chung hoặc chỉ tiêu định lượng không rõ ràng dẫn tới nhiều đơn vị khả năng kém để phát sinh nhiều nợ xấu vẫn được giao thẩm quyền phán quyết cao còn một số đơn vị ít để xảy ra nợ xấu chất lượng tín dụng tốt lại được giao thẩm quyền phán quyết thấp đây là một trong số các nguyên nhân gây ra nợ

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí