Khái Quát Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân


nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV.

- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.

- Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của Chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

- Trực tiếp lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, tiến hành giải ngân, thu nợ của khách hàng theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV.

- Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng.

Trực tiếp tiếp thị và bán các sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ,...

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách

hàng và bán sản phẩm của ngân hàng:

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng:

- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng).

- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Khối nội bộ:

Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp. Tham mưu, xây

dựng, tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh:

- Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của

Chi nhánh. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện


pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần

nâng cao lợi nhuận.

- Đưa ra các giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh, của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Phòng Quản lý rủi ro

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng

hoạt động tín dụng.

- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng Tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định..

- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

Phòng Tài chính kế toán

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.

- Đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.

- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ảnh đúng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà


nước và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Phòng Tổ chức hành chính

- Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện

công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của

Chi nhánh theo quy định.

- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ tiết kiệm/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới;

- Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định.

- Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi - đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. Quản lý, sử dụng con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Khối các đơn vị phụ thuộc:

Hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh đang có 09 Phòng Giao dịch (Cẩm Phả, Cẩm Thủy, Cửa Ông, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hồng Hải, Bạch Đằng, Cẩm Phú và Giếng Đáy) và 01 Quỹ Tiết kiệm (Hà Lầm). Các Phòng Giao dịch và Quỹ Tiết kiệm này có chức năng nhiệm vụ như một Chi nhánh có mô hình nhỏ hơn với mục tiêu là kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và góp phần đem lại lợi nhuận cho toàn Chi nhánh.

2.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2012.

2.2.1. Khái quát chung.

Ngân hàng hoạt động hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh, biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả cùng với việc tận dụng tối đa những nguồn thu từ dịch vụ nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân Hàng. Lợi nhuận không những là chỉ


tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mỗi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức có thể chấp nhận được, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Để thấy rõ hơn hoạt động của Ngân hàng với những kết quả đạt được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm

Đvt: triệu VND


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011 so với 2010

2012 so với 2011

±

%

±

%

Tổng doanh thu

844

1,421

2,446

577

68%

1,025

72%

Tổng chi phí

754

1,294

2,224

540

72%

930

72%

LN trước thuế

90

127

222

37

41%

95

75%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có sự tăng trưởng và ổn định qua 3 năm. Năm 2010 với mức lợi nhuận là 90 tỉ đồng, đến năm 2011 mức lợi nhuận là 127 tỉ đồng tăng 37 tỉ đồng hay tăng 42% và đến năm 2012 lợi nhuận trước thuế là 222 tỉ đồng tăng 95 tỉ đồng hay tăng 75% so với năm 2011. Đây là mức tăng trưởng cao và tốc độ năm sau cao hơn năm trước.

Điều này chủ yếu là do tốc độ tăng của tổng thu nhập năm sau cao hơn năm trước trong khi tốc độ tăng của tổng chi phí là bằng nhau (72%). Điều này được giải thích trong năm 2011 chi phí của Chi nhánh tăng cao do phải bỏ nhiều chi phí cho huy động vốn, phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng bạn trong huy động vốn, hơn nữa trong năm 2011 chi phí tiền lương cũng tăng cao do tuyển thêm nhiều cán bộ công nhân viên (13 người), đơn giá tiền lương cũng tăng cao. Sang năm 2012 tình hình thị trường trở lên ổn định hơn do NHNN Việt Nam quyết liệt điều hành trần lãi suất huy động, không còn tình trạng chi ngoài lãi suất, qua đó tiền lương của khối cộng tác viên cũng giảm mạnh..


Mặt khác do tình hình kinh tế xã hội trong năm 2011 không được ổn định, kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, hàng tồn kho tăng cao, chi phí sản xuất tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán suy giảm lao dốc với tốc độ chóng mặt, thị trường bất động sản đóng băng với hàng nghìn doanh nghiệp phá sản vì vậy ngân hàng không tránh khỏi ảnh hưởng bởi nợ xấu, nợ khó đòi, vì vậy chi phí dự phòng rủi ro của Chi nhánh tăng cao.

Biểu đồ 01: Lợi nhuận trước thuế qua 3 năm 2010-2012


Nguồn Phòng kế hoạch Tổng hợp Qua biểu đồ ta cũng thấy lợi nhuận qua 1

(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)

Qua biểu đồ, ta cũng thấy lợi nhuận qua các năm 2010, 2011 và 2012 đều có mức tăng trưởng cao. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp giảm sút lợi nhuận hoặc phá sản thì điều này cho ta thấy khả năng quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh là khá hiệu quả.

2.2.2. Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh hoạt động huy động vốn ngày càng mở rộng và có nhiều nguồn được huy động ở nhiều lĩnh vực và tầng lớp dân cư tạo nên cho ngân hàng có một nguồn vốn rất đa dạng phù hợp với sự phát triển của tỉnh. Tính từ những năm trước năm 1992 thì nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là trông chờ vào nguồn vốn của ngân hàng trung ương thì nay nguồn vốn chủ yếu được huy động từ cá nhân, doanh nghiệp và tăng đều qua các năm


chứng tỏ ngân hàng có những chuyển biến theo hướng ổn định và ngày càng đa

dạng các nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường.

Ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng có nguồn vốn mở tài khoản tại ngân hàng với điều kiện thủ tục nhanh gọn đơn giản, thực hiện nhiều chiến lược bán hàng, nâng cao chất lượng huy động. Tính đến cuối năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.442 tỷ (tăng gấp 30 lần so năm 1994). Với sự tăng trưởng về nguồn vốn một cách có hiệu quả, ngân hàng đã thực hiện được kế hoạch huy động vốn trung ương giao, đảm bảo cho hoạt kinh doanh tín dụng của ngân hàng.

Bảng 02: Tình hình huy động vốn

Đơn vị: triệu VND


STT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2011 so với 2010

2012 so với 2011

±

%

±

%

I

Tổng HĐV

3,219

4,442

6,159

1,223

38%

1,717

39%

1.1

Theo loại tiền

3,219

4,442

6,159

1,223

38%

1,717

39%

1.1.1

HĐV VND

2,850

3,978

5,621

1,128

40%

1,643

41%

1.1.2

HĐV ngoại tệ

369

464

538

95

26%

74

16%

1.2

Theo thành phần

3,219

4,442

6,159

1,223

38%

1,717

39%

1.2.1

HĐV Dân cư

2,673

3,882

5,761

1,209

45%

1,879

48%

1.2.2

HĐV TCKT

483

533

392

50

10%

(141)

-26%

1.2.3

HĐV ĐCTC

63

27

6

(36)

-57%

(21)

-78%

1.3

Theo kỳ hạn

3,219

4,442

6,159

1,223

38%

1,717

39%

1.3.1

HĐV dưới 12 tháng

2,291

4,017

1,765

1,726

75%

(2,252)

-56%

1.3.2

HĐV từ 12 tháng trở lên

928

425

4,394

(503)

-54%

3,969

934%

(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)


Qua 3 năm ta thấy nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có sự tăng trưởng đều đặn từ 38% đến 39%. Nếu như năm 2010 nguồn vốn mới chỉ có 3.219 tỷ đồng thì đến năm 2012 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng lên 6.159 tỷ (tăng 2.940 tỷ tương đương 91%).

Nếu phân tích theo thành phần huy động thì huy động vốn dân cư ở Chi nhánh chiếm chủ yếu từ 83% đến 94% đây là một điều rất đáng mừng bởi vì nguồn


vốn huy động dân cư là nguồn vốn ổn định lâu dài và nguồn vốn này vẫn tăng trưởng đều qua các năm thậm chí với tốc độ cao 45% đến 48%.

Nếu phân tích huy động vốn theo kỳ hạn thì huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn từ 71% năm 2010 đến 90% năm 2011. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy sẽ là rất thiếu ổn định tuy nhiên điều này đang rất phù hợp với tình hình thực tế và thị trường. Trong giai đoạn 2010 – 2011 lãi suất huy động vốn (đặc biệt là huy động vốn VND) luôn có xu hướng biến động tăng có thời điểm một số ngân hàng thương mại huy động lên tới 22%/năm, khái niệm đường cong lãi suất đã không còn và đã được kéo thẳng tại tất cả các kỳ hạn, thậm chí một số kỳ hạn ngắn 1-3 tháng có lãi suất cao nhất điều này giải thích cho cơ cấu huy động vốn dưới 12 tháng của Chi nhánh chiếm đến 90%. Sang năm 2012, với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ về chính sách vĩ mô để giảm lạm phát, ổn định tiền đồng, đặc biệt là chính sách tiền tệ mà nổi bật nhất là công cụ quản lý trần lãi suất huy động đã đưa lãi suất thị trường về mức hợp lý, thời gian huy động càng dài lãi suất càng cao. Do đó năm 2012 nguồn vốn huy động trên 12 tháng đã tăng so với 2011 3.969 tỉ đồng, tăng 939% và tỷ trọng trên tông nguồn vốn chiếm 71%.

Ngoài ra từ bảng số liệu ta có thể thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là huy động VND chiếm từ 88% đến 91%. Điều này cũng tương đối dễ hiểu do cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh là dân cư vì vậy nguồn huy động vốn VND sẽ chiếm đại đa số. Ngoài ra một lý do chủ yếu là giai đoạn 2010 – 2012 là giai đoạn ngân hàng nhà nước có một loạt chính sách ổn định tỷ giá, chống đô la hóa, có những biện pháp mạnh tay với thị trường chợ đen vì vậy tỷ giá luôn ổn định, chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền VND và USD là rất lớn, có thời điểm lên tới 12% vì vậy người dân đã bán USD để đổi lấy VND và gửi tại ngân hàng.

Biểu đồ 02: Huy động vốn qua các năm


6,000


5,000


4,000


3,000


2,000

HĐV VND

HĐV Dân cư

HĐV dưới 12 tháng

1,000


-

2010 2011 2012


(Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp)


2.2.3. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng.


Cũng như các Ngân hàng khác, sau khi huy động vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh luôn coi trọng công tác huy động vốn đi đôi với việc từng bước mở rộng quy mô tín dụng, gắn nhiệm vụ cho vay với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, do hiệu quả cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua diễn ra khá tốt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023