Hình Thành Các Đoạn Thị Trường Thuộc Thị Trường Doanh Nghiệp Kinh Doanh


Thiết kế thư thăm hỏi, chào hàng trong đó bao hàm một số câu hỏi gợi mở gửi theo đường e-mail tới các doanh nghiệp. Được tiến hành định kỳ.

Sau khi thu thập đuợc những dữ liệu, thông tin cần thiết, cán bộ nghiên cứu của công ty cần tiến hành xử lý phân tích những dữ liệu một cách cẩn thận, tỷ mỉ để có thể đưa ra được những kết quả chính xác phục vụ cho việc tìm kiếm các tiêu thức phân đoạn thị trường và tiến hành phân đoạn thị trường của công ty.

b. Xác định các tiêu thức phân đoạn:

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đặc tính nhu cầu khách hàng, sau khi phân đoạn vĩ mô Công ty may liên doanh Kyung-việt có thể tiếp tục phân đoạn vi mô dựa trên các tiêu thức phân đoạn như sau:

Thị trường doanh nghiệp kinh doanh:

Loại hình kinh doanh

Các công ty kinh doanh thương mại

Siêu thị

Cửa hàng thời trang có quy mô lớn (dãy cửa hàng)

Quy mô đơn hàng

Khách hàng mua số lượng lớn

Khách hàng mua số lượng trung bình và nhỏ

Tình trạng mua

Khách hàng mới

Khách hàng thường xuyên

Khách hàng không thường xuyên

Thị trường tiêu dùng trực tiếp:

Dải tuổi (cơ cấu tuổi)

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em

Thanh niên


Trung niên và người lớn tuổi

Mức thu nhập

Thu nhập cao

Thu nhập trung bình

Thu nhập thấp

Nghề nghiệp

Công nhân

Sinh viên

Nhân viên văn phòng, nhân viên cao cấp

Cán bộ hưu trí

c. Xác định đặc điểm từng đoạn thị trường

Thị trường doanh nghiệp kinh doanh: Đối với mảng thị trường này, công ty dựa vào yêu cầu và đơn đặt hàng của đối tác để thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang, công ty không phải quá tập trung vào khâu nghiên cứu đối tượng sử dụng.

Loại hình kinh doanh

Các công ty kinh doanh thương mại thời trang (Công ty KDTM)

Siêu thị

Cửa hàng thời trang có quy mô lớn (dãy cửa hàng)

Theo trình tự về quy mô vốn, các công ty kinh doanh thương mại thờitrangnhư Công ty thương mại và dịch vụ thời trang Hà Nội (Hafasco) hay Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex), có quy mô và khả năng trường vốn hơn cả. Do lĩnh vực kinh doanh của loại hình này là đối tượng các sản phẩm thời trang, phân phối các sản phẩm thời trang nên cầu về sản phẩm tương đối lớn. Loại hình này cũng yêu cầu có sự đổi mới liên tục đối với mẫu mã sản phẩm, chất liệu, yếu tố mới lạ và tiên phong là nhân tố chủ yếu giúp loại hình thương mại này gặt hái được thành công.


Hệ thống siêu thịcó tần suất mua tương đối lớn nhưng do đặc thù của loại hình này là kinh doanh các mặt hàng đa dạng khác nhau nên mức độ tập trung các sản phẩm thời trang không cao. Mục đích chủ yếu của người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng loại hình này là giải trí, tiêu dùng những sản phẩm tiêu hao như thực phẩm hoặc các sản phẩm dân dụng nên mặt hàng thời trang không có được sức mua tuyệt đối.

Cửa hàng thời trang có quy mô lớn (dãy cửa hàng)loạihình này thường không tự thiết kế và sản xuất được các sản phẩm thời trang. Nguồn nhập chủ yếu là Trung Quốc hoặc các quốc gia có sản phẩm thời trang với giá không đắt như dãy cửa hàng Thời Trang Nhất Long. Sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng với giá cả phải chăng nhưng đôi khi chất lượng sản phẩm không cao.

Quy mô đơn hàng

Khách hàng mua số lượng lớn

Khách hàng mua số lượng trung bình và nhỏ

Khách hàng mua số lượng lớn:Những khách hàng này thường là những công ty kinh doanh thương mại thời trang, do nhu cầu phân phối sản phẩm lớn cho các kênh phân phối thấp hơn.

Khách hàng mua số lượng trung bình và nhỏ:Những khách hàng này thường là những hệ thống công ty và cửa hàng có quy mô bé, hay có nhu cầu may mẫu sản phẩm để thử nghiệm mức độ thẩm mỹ tiêu dùng của thị trường, những công ty kinh doanh thương mại mới thành lập, muốn đặc định mình trên thị trường bằng những sản phẩm độc quyền nhưng quy mô vốn không cho phép.

Tình trạng mua

Khách hàng mới

Khách hàng thường xuyên

Khách hàng không thường xuyên

Khách hàng mới:Khách hàng chưa từng mua sản phẩm của công ty nhưng có nhu cầu đặt hàng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang.


Khách hàng thường xuyên:Những khách hàng quen, đã có mối quan hệ lâu năm, chặt chẽ với công ty. Đây là những khách hàng đã thỏa mãn với sản phẩm của công ty.

Khách hàng không thường xuyên:Đó có thể là những khách hàng có nhu cầu về đặt hàng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang không thường xuyên, hoặc là những khách hàng đã có đối tác lâu năm nhưng trong lúc khẩn cấp do không đáp ứng đủ đơn hàng hay nhu cầu trên thị trường nên họ phải tìm tới đơn vị sản xuất khác.

Thị trường người tiêu dùng trực tiếp: Mảng thị trường này yêu cầu công ty phải tập trung cao vào khâu nghiên cứu đối tượng sử dụng bởi công ty phải tự đảm trách khâu thiết kế, sản xuất, tiêu thụ cũng như rủi ro trong quá trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Dải tuổi (cơ cấu tuổi)

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em

Thanh niên

Trung niên và người lớn tuổi

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em:Đối tượng sử dụng này thường tiêu dùng những chủng loại sản phẩm có đặc tính phần trăm cotton cao, mẫu mã sản phẩm không quá cầu kỳ. Nhân tố chủ yếu để đánh giá sản phẩm tốt của nhóm đối tượng tiêu dùng này là an toàn cho sức khỏe.

Thanh, thiếu niên:Đối tượng sử dụng yêu cầu những sản phẩm có mẫu mã đẹp, hợp thời trang, phong cách hiện đại, cá tính hoặc thùy mị, chất lượng là yếu tố cân nhắc thứ hai.

Trung niên và người lớn tuổi:Đối tượng sử dụng ưa dùng những dãy sản phẩm sang trọng, lịch lãm mà vẫn phải đảm bảo về chất lượng cũng như yếu tố đảm bảo sức khỏe. Có thể nói đây là đối tượng khá khó tính.

Mức thu nhập

Thu nhập cao


Thu nhập trung bình

Thu nhập thấp

Thu nhập cao:Phân đoạn thị trường này có khả năng đáp ứng mức giá cao mà công ty đề xuất cho sản phẩm.

Thu nhập trung bình:Phân đoạn thị trường này với mức thu nhập không cao thường phải cân nhắc kĩ về sự tương quan giữa giá cả phải chi trả với sản phẩm mà họ sẽ tiêu dùng.

Thu nhập thấp:Đối tượng của phân đoạn thị trường này rất bị hạn chế trong mức chi trả cho sản phẩm tiêu dùng.

Nghề nghiệp

Sinh viên

Công nhân

Cán bộ hưu trí

Nhân viên văn phòng, nhân viên cao cấp

Sinh viên: Nhu cầu thời trang của nhóm đối tượng này ở mức trung bình, nhưng lại rất ưa chuộng chủng loại sản phẩm dệt kim như công ty đang sản xuất.

Công nhân: Nhu cầu về thời trang của nhóm đối tượng này ở mức thấp.

Cán bộ hưu trí:Nhóm đối tượng này đòi hỏi chất lượng sản phẩm là nhân tố cân nhắc đầu tiên.

Nhân viên văn phòng, nhân viên cao cấp:Chất lượng của sản phẩm dệt kim gây cảm giác rất thoải mái và tự tin cho nhóm đối tượng này bởi các sản phẩm của nhóm đối tượng này đang sử dụng là những chất liệu cứng, ráp, phần trăm cotton ít nên thường gây cảm giác nóng nực và khó chịu.

Từ các tiêu thức trên, công ty sẽ tiếp tục xác định các đặc điểm chung và riêng của từng đoạn thị trường. Sau đó tiến hành nhóm họp các đoạn thị trường có những đặc điểm tương đồng thành các phân đoạn mới. Mỗi đoạn thị trường có


thể là sự phối hợp của mộ hay một số tiêu thức cụ thể. Các đoạn thị trường có thể hình thành từ việc phối hợp các tiêu thức trên bao gồm:

Thị trường doanh nghiệp kinh doanh:

Hình 3.3: Hình thành các đoạn thị trường thuộc thị trường doanh nghiệp kinh doanh

Công ty KDTM Siêu thị HT CH thời trang Số lượng lớn Số lượng nhỏ và trung 1

Công ty KDTM

Siêu thị HT CH thời trang



Số lượng lớn


Số lượng nhỏ và trung bình



Mới


Thường xuyên


Không thường xuyên



Thị trường người tiêu dùng trực tiếp

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Hình 3.4: Hình thành các đoạn thị trường thuộc thị trường tiêu dùng trực tiếp

Trẻ sơ sinh trẻ em Thanh niên Trung niên người lớn tuổi Học sinh sinh viên 2

Trẻ sơ sinh, trẻ em Thanh niên

Trung niên, người lớn tuổi Học sinh, sinh viên

Công nhân


Cán bộ hưu trí


Nhân viên Vp, cao cấp



Nguồn: tác giả tự tổng hợp


Thu nhập trung


Thu nhập cao


2.2. Lựa chọn phân đoạn thị trường mục tiêu

2.2.1 . Phân tích SWOT của công ty

Phân tích SWOT của công ty là một bước quan trọng và cần thiết để đánh giá được năng lực và tiềm năng của công ty trong việc tiến hành lựa chọn và đáp ứng thị trường mục tiêu phù hợp.

Bảng 3.5: Ma trận SWOT của công ty may liên doanh Kyung-việt



Điểm mạnh(S)

Đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực may mặc, năng động.

Bộ máy quản lý nhỏ gọn, hoạt động hiệu quả.

Hệ thống đất đai, nhà xưởng rộng rãi, cơ sở tốt để tiến hành hoạt động kinh doanh.

Công ty có các bạn hàng nước ngoài uy tín và có tiếng tăm.

Hệ thống cơ sở kĩ thuật được trang bị hiện đại.

Ban giám đốc có kinh nghiệm lâu năm, dám nghĩ, dám làm, quyết đoán và quan hệ rộng rãi, được giới may mặc Việt nam coi trọng.

Đội ngũ công nhân trẻ, năng nổ, nhiệt tình.

Toàn thể công ty đoàn kết, cần cù, chịu khó.

Điểm yếu(W)

Sản phẩm của công ty mới có tiếng ở thị trường ngoài nước nhưng chưa gây được tiếng vang ở thị trường trong nước.

Trong quá trình cạnh tranh một số khách hàng lâm vào tình trạng phá sản làm ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty.

Công ty còn thiếu đại lý phân phối.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Cơ hội (O)_

Tác động ảnh hưởng của việc VN gia nhập WTO tới sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt May, cụ thể là kích thích sự phát triển của tiểu ngạch Dệt kim lên một bước phát triển mới.

Ngành dệt may vẫn đang là một trong những ngành được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên phát triển.

Dệt may vẫn luôn là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.

Số dân ngày càng phát triển với mức thu nhập ngày càng cao là lượng khách hàng tiêu dùng tiềm năng của công ty.

Thách thức (T)

Quá trình hội nhập đang diễn ra đã tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt về cả giá cả, chất lượng cho công ty với các công ty kinh doanh sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc và các nước từ khu vực ASEAN.

Công ty còn tiếp tục đối đầu với sự đe dọa của hàng nhập lậu, kém chất lượng, trốn thuế được bán bất hợp pháp trên thị trường làm ảnh hưởng tới doanh thu và thị phần của công ty.

Sự bất ổn định của các nước nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng là một nhân tố tác động tới hoạt động sản

xuất của công ty.


2.2.2. Đánh giá các đoạn thị trường

Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo Ban giám đốc

công ty liên doanh Kyung_việt

Công ty may liên doanh Kyung –Việt tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu của mình trên các phân đoạn vĩ mô rất phù hợp và đúng đắn, hoạt động tiếp theo khi tiến hành phân đoạn thị trường vi mô là công ty phải nhận thức được đâu là đoạn thị trường hấp dẫn và tiềm năng, công ty có khả năng cung cấp sản phẩm trên những đoạn thị trường nào?

Thị trường nội địa của Việt Nam hiện nay tạm thời được phân chia theo thị trường các công ty kinh doanh thương mại thời trang và thị trường người tiêu dùng trực tiếp mà công ty sẽ hướng tới để phục vụ.

Xét về thị trường kinh doanh thương mại thời trang, công ty thông qua một cấp trung gian để tung sản phẩm của mình ra thị trường. Với đối tác này, công ty

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí