Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 4

chúng thành các dấu hiệu chung, các thành phần, mà nếu tổng hợp chúng lại sẽ cho phép đưa ra khái niệm khách quan về hiện tượng chính trị-xã hội đặc biệt này (khủng bố). Những dấu hiệu đó bao gồm: khủng bố đòi hỏi đạt được mục đích chính trị nhất định; đe dọa bạo lực hoặc dùng bạo lực làm kinh sợ tác động đến đối tượng làm đối tượng mất một phần hoặc hoàn toàn tinh thần; đối tượng tác động của khủng bố luôn mang tính 2 mặt: một là, đối tượng trực tiếp có thể là các đối tượng vật chất, hoặc công dân (có thể về chính trị, xã hội, dân tộc, tôn giáo,…); hai là, đối tượng chiến lược có thể là chế độ hiến pháp, hoặc là một trong những chế định của hiến pháp (như toàn vẹn lãnh thổ, thể chế quản lý, chính sách kinh tế v.v…).

Cần nhấn mạnh rằng, khái niệm về một số hành vi khủng bố đã áp dụng có kết quả trong phạm vi các công ước đấu tranh chống khủng bố, do đó phương án tiếp cận tốt nhất là soạn thảo khái niệm khủng bố có tính tổng hợp như trước đây cộng đồng đã chấp thuận định nghĩa xâm lược đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974. Phương pháp tiếp cận này có thể sử dụng để định nghĩa thuật ngữ khủng bố và các hành vi khủng bố trong các công ước toàn cầu về khủng bố.

Trong báo cáo của nhóm chuyên gia cấp cao năm 2004 cũng thiếu một định nghĩa rò ràng về khủng bố, định nghĩa cụ thể đó cần được thể hiện trong công ước về đấu tranh chống khủng bố toàn cầu, cần xem đó như là một sứ mệnh chính trị. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể soạn thảo được một khái niệm đồng thuận về khủng bố trong phạm vi Liên hợp quốc khi cân nhắc đến các vấn đề khác có liên quan, chẳng hạn như:

Một là, việc áp dụng vũ lực của quốc gia chống lại thường dân đã được điều chỉnh bằng các Công ước Geneve và các văn kiện khác, nếu áp dụng trong phạm vi lớn là tội phạm chiến tranh đối với những người cụ thể và là tội phạm chống con người;

Hai là, cần khẳng định rằng các hành vi trong các Công ước về khủng bố đã thông qua là khủng bố và tuyên bố về việc các hành vi đó là tội phạm theo luật quốc tế;

Ba là, khẳng định rằng khủng bố trong giai đoạn xung đột vũ trang là bị cấm theo các Công ước Geneve và các Nghị định thư kèm theo;

Bốn là, cần viện dẫn định nghĩa trong Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố năm 1999 và trong Nghị quyết 1566 (2004) của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;

Năm là, mô tả khủng bố như là hành vi đặc biệt, bổ sung cho các hành vi đã được chỉ ra trong các Công ước trước đó về các quan điểm khác nhau của khủng bố.

Hiện nay cộng đồng quốc tế vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chung hoàn chỉnh về khủng bố mà mới chỉ ghi nhận (mang tính liệt kê) một số hành vi nhất định là khủng bố và đã thông qua các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống lại các hành vi này. Khái niệm về khủng bố rất đa dạng, khó có khái niệm về khủng bố mà có thể đạt được sự đồng thuận của 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, điều đó cũng khó khăn như cuộc chiến toàn cầu nhằm loại bỏ khủng bố khỏi đời sống xã hội. Luật quốc tế và luật về đấu tranh chống khủng bố của các quốc gia trên thế giới đã đề cập đến nội hàm của các khái niệm, các dấu hiệu và các yếu tố cấu thành tội khủng bố. Mặc dù, các khái niệm đó rất khác nhau, nhưng học viên nghĩ rằng đó cũng là nguồn tài liệu có thể tham khảo trong khi thực hiện đề tài luận văn, cũng như đối với các nhà làm luật nói chung về lĩnh vực chống khủng bố và khủng bố hàng không.

Ở cấp độ quốc gia và quốc tế đã có hàng trăm khái niệm về khủng bố, thông qua các khái niệm đó cộng đồng quốc tế ít nhiều đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thống nhất được sức mạnh của cả cộng đồng trong đấu tranh chống khủng bố, cũng như từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế và quốc gia về khủng bố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Như vậy, hiện nay còn thiếu một khái niệm chung hoàn hảo về khủng bố, lý do có thể vì: một là, các phong trào giải phóng dân tộc và các dân tộc dùng bạo lực để giành chính quyền thì xem đó là bạo lực chính đáng và phù hợp với nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc; hai là, các cường quốc muốn trừng phạt “ai” thì gắn cho họ cái tên “khủng bố”; ba là, các luật gia lại kêu gọi đưa ra khái niệm pháp lý cho khủng bố, bởi vì cơ quan tư pháp xét xử khủng bố trên cơ sở bộ luật hình sự; bốn là, các nhà chính trị, nhà báo và các nhà văn dựa trên khái niệm đó để trả lời cho những quan điểm và chính kiến của mình.

Theo quan điểm của học viên, mỗi người có cơ hội nghiên cứu về khủng bố đều có thể đưa ra khái niệm về khủng bố, kể cả về hàm lượng, nội dung và hình thức. Theo quan điểm của học viên thì khủng bố quốc tế là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, cho cộng đồng, là phương thức mà thông qua đó các cá nhân, các nhóm, các tổ chức hoặc đảng phái mong muốn đạt được mục đích của mình bằng việc sử dụng bạo lực và bạo lực có hệ thống.

Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 4

Trên cơ sở khái niệm về khủng bố quốc tế thì đấu tranh chống khủng bố quốc tế có thể được hiểu là hoạt động của các quốc gia và vùng lãnh thổ để xây dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ với các biện pháp nhằm đấu tranh, ngăn ngừa và trừng trị các hành vi khủng bố quốc tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

Khủng bố có biểu hiện rất khác nhau tùy thuộc vào phạm vi, người thực hiện, các mục đích, các phương pháp, phương tiện và bản chất v.v…. Dựa trên các cơ sở khác nhau các chính trị gia, các luật gia, đại diện của các cơ quan chuyên ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã và đang thực hiện các bước hệ thống hóa các biểu hiện và các loại hành vi khủng bố. Việc hệ thống hóa các dạng cơ bản về khủng bố đã thực hiện vào năm 1934 tại Hội nghị lần thứ 5 về thống nhất hóa luật hình sự, tại thời điểm đó người ta phân loại khủng bố thành khủng bố chính trị và khủng bố xã hội.

Trong quá trình đấu tranh chống khủng bố, các nhà phân tích của cơ quan tình báo Mỹ cho rằng không cần phải xác định hoạt động khủng bố mà cần phát hiện loại khủng bố để đấu tranh với nó. Theo họ thì khủng bố có biểu hiện rất khác nhau và sẽ là sai lầm nếu thống nhất tất cả các dạng khủng bố khác nhau thành một khái niệm chung. Bản chất của khủng bố có thể gói gọn trong 4 vấn đề cơ bản đó là: i) khủng bố thường xuyên thay đổi; ii) phản ánh ý tưởng của người sáng tạo các mô hình; iii) không thay đổi mục đích định trước; và iv) không phù hợp để miêu tả một cách chi tiết.

Khủng bố trên không được thực hiện bằng việc cướp máy bay, bắt giữ con tin trên máy bay để tống tiền, buôn lậu vũ khí, ma túy và bay sang quốc gia khác. Động cơ khủng bố hàng không cũng rất đa dạng, có thể nhằm để đạt được quyền cư trú chính trị ở các quốc gia khác, để trốn tránh trách nhiệm hình sự do thực hiện tội phạm, thậm chí là vì mục đích tư lợi cá nhân.

Việc phân loại các hành vi khủng bố nói trên, cũng như các cách phân loại khác chỉ mang tính điều kiện tương đối và không đầy đủ vì phụ thuộc vào tâm lý của những kẻ khủng bố và nguyên nhân khách quan thúc đẩy chúng đến với hành vi khủng bố. Mục đích khủng bố nhằm đạt được mục đích chính trị, chủ nghĩa dân tộc, ly khai, phá hoại quốc tế và vì lợi ích cá nhân, tổ chức hay nhóm khủng bố. Động cơ của chúng thường muốn viện cớ như là các chiến sỹ bảo vệ tổ quốc của mình.

Hành vi khủng bố không tặc và đặc biệt hành vi khủng bố hình sự thì động cơ của chúng cũng gần như động cơ của tội phạm bạo lực thông thường hoặc tội phạm bạo lực vì vụ lợi. Những tên giết thuê và những kẻ tàn sát thuê có nguồn gốc từ những bọn tội phạm hình sự là những kẻ trực tiếp thực hiện khủng bố hình sự.

Về cơ bản, khủng bố nói chung có thể được chia thành các loại như sau:

Khủng bố chính trị gắn với đấu tranh vì quyền lực, làm cho đối thủ

chính trị và những người ủng hộ họ kinh sợ, thủ tiêu những nhà hoạt động chính trị tích cực của phía đối diện, đe dọa hoặc làm kinh sợ những người còn lại, ví dụ như các đảng viên quốc xã Đức khi “thèm khát” chính quyền, chiếm chính quyền và duy trì nó; khủng bố nhà nước làm kinh sợ dân cư của mình, đàn áp và nô dịch, cùng với điều đó là tiêu diệt ai đấu tranh với bạo hành của nhà nước, thế kỷ XX đã có ví dụ minh chứng như Trung Quốc, Campuchia v.v…; khủng bố tôn giáo thực hiện nhằm bắt buộc sự công nhận nhà thờ của mình, đồng thời làm yếu đi hoặc mang đến cho các tôn giáo khác những thiệt hại đáng kể. Khủng bố tôn giáo còn có khả năng xảy ra không chỉ giữa lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau, mà còn giữa những người trung thành trong cùng một đạo, ví dụ như ở Pakixtan thường xuyên gây ra các bạo lực khủng bố giữa nhánh đạo hồi Sit và nhánh đạo hồi Sunhit; khủng bố với mục đích vụ lợi nhằm những ai có trách nhiệm trả “cống vật” cho tội phạm, cưỡng bức ai đó thông qua những điều kiện bất lợi, ví dụ như chiến tranh của Maphi thuốc phiện với chính quyền Columbia vào các năm 1994-1995, khi đó các hành vi khủng bố được thực hiện nhằm làm kinh sợ nhà nước và buộc nhà nước phải nhượng bộ không điều tra những người buôn thuốc phiện có lợi nhuận khổng lồ. Những tên khủng bố đã dùng bạo lực và đe dọa có thể trừng phạt rất tàn bạo với những kẻ buôn bán không biết nghe lời chúng;

Khủng bố đặc biệt là dạng khủng bố hình sự mà mục tiêu của nó là tiêu diệt các đối thủ và làm kinh sợ các đối thủ của chúng trong các xung đột giữa các nhóm tội phạm có tổ chức. Các hành vi khủng bố loại này rất nguy hiểm bao gồm cả về số lượng nạn nhân của chúng, khủng bố hình sự thường gắn chặt và kết hợp với vụ lợi, khi mà xuất hiện mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích giữa các nhóm cả về buôn bán cũng như thị trường tiêu thụ. Khủng bố hình sự có thể xuất hiện ở trại giam (có thể với người quản lý) với mục đích chạy trốn, di chuyển tới nơi giam khác hoặc thậm chí thông qua quyết định tư

pháp; khủng bố quân sự thường có trong thời chiến nhằm làm đối thủ yếu đi về kinh tế và quân sự, tiêu diệt sức mạnh công nghiệp và quốc phòng, mang đến sự bất ngờ, làm hoảng sợ dân chúng, làm thay đổi tâm lý trong nước. Ví dụ như sự oanh tạc của Anh-Mỹ đối với phát xít Đức; người Anh đã trả thù Đức vì sự nhẫn tâm ném bom thành phố của người Đức; hành vi phạm tội xâm chiếm các quốc gia của phát xít Đức là khủng bố quân sự (tiêu diệt nhiều người, làm kinh sợ quốc gia khác, bắn giết con tin, phá hủy các giá trị vật chất, các trụ sở tinh thần, cưỡng đoạt con người làm nô lệ, thành lập hoặc xây dựng lên các điều kiện không thể chịu nổi đối với cuộc sống của cư dân). Trong nhiều trường hợp khủng bố chủ nghĩa dân tộc, khủng bố quân sự hoặc khủng bố nhà nước về bản chất là diệt chủng;

Khủng bố dân tộc theo đuổi mục đích làm khiếp sợ, lấn át các dân tộc khác, bổ sung thêm quyền lực cho mình, đôi khi chiếm ruộng đất và tài sản. Ngày nay chủ nghĩa dân tộc rất gần với dạng chủ nghĩa ly khai, vì đều theo đuổi mục đích thành lập lên quốc gia độc lập-ly khai. Ví dụ, ly khai Chechen, dân tộc vùng tây-bắc Tây Ban Nha và tây-nam Pháp (đất nước Baxco), Bắc Ai-len, và một số các nhà nước khác thường chạy theo khủng bố như là phương pháp nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Sự phổ biến chủ nghĩa dân tộc dưới sự lãnh đạo của những người đứng đầu là những kẻ mị dân, theo chủ nghĩa dân tộc nên đôi khi họ không tìm tiếng nói chung với các dân tộc khác hoặc với nhà nước và không muốn nhượng bộ, thường muốn sự đối đầu và nếu không đạt được độc lập là chạy theo hình thức khủng bố. Ở Pháp, mặt trận khủng bố giải phóng dân tộc đảo Corsica đã hoạt động rất tích cực với mục đích giành độc lập cho đảo Corsica. Nhưng theo trưng cầu dư luận xã hội năm 1996 thì 91% người dân đảo Corsica không ủng hộ ý tưởng giành độc lập cho đảo Corsica. Như vậy, những tên khủng bố-dân tộc chủ nghĩa đảo Corsica chỉ khát vọng quyền lực riêng, chúng thực hiện các hành động đó với tính chất là vũ khí để đạt được mục đích vụ lợi riêng;

Khủng bố tư tưởng là các hành vi được thực hiện vì sự cải tổ thế giới, vì sự thắng lợi của chính nghĩa nhưng lại muốn đạt được điều tương tự như vậy với việc làm kinh sợ. Khủng bố tư tưởng rất nguy hiểm trong đó có cả sự cuồng tín tinh thần của mọi người, lý trí của họ không tiếp nhận bất kỳ lý lẽ thông minh nào khác; khủng bố du kích có liên quan đến khủng bố chiến tranh. Ví dụ, khủng bố du kích có thể thực hiện ngay sau khi chấm dứt hành động quân sự và thường mang đặc điểm khủng bố, điều đó đã được minh chứng trong tiến trình lịch sử của các dân tộc.

Việc phân loại khủng bố trên đây không phải là duy nhất mặc dù việc phân loại được thực hiện theo những dấu hiệu quan trọng như: theo các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, được thực hiện ở đâu và theo những mục đích nào; và theo các xung đột xã hội mà từ đó đã xuất hiện các hiện tượng này. Cần chú ý rằng sự khác nhau giữa các hành vi khủng bố phụ thuộc vào kết quả có làm thiệt hại đến tính mạng mọi người hay không, đôi khi một hành vi khủng bố dẫn đến sự thiệt hại tính mạng hàng chục người còn ở khủng bố quốc gia thì làm thiệt hại tính mạng lên đến hàng triệu người [44, tr.33-42].

Có thể thấy rằng có rất nhiều cách phân loại khủng bố khác nhau trên thế giới, mỗi công trình nghiên cứu về khủng bố đều có cách tiệm cận phân loại riêng. Theo quan điểm của học viên việc phân loại khủng bố nên dựa trên cơ sở các dấu hiệu của chúng vì cách phân loại này sẽ phản ánh đầy đủ nhất bản chất của hiện tượng đặc biệt này. Vậy khủng bố được phân loại như sau:

Về quy mô gồm khủng bố toàn cầu, khủng bố quốc tế (một nhóm quốc gia, liên kết các quốc gia, khối liên minh), khủng bố giữa các quốc gia, khủng bố quốc gia, khủng bố nhóm-tập thể (xã hội, chính trị, tôn giáo, dân tộc, tổ chức hình sự, nhóm) và khủng bố cá nhân. Trong đó khủng bố quốc gia và giữa các quốc gia là nguy hiểm nhất vì hệ quả của chúng không chỉ gây tổn hại trong phạm vi một quốc gia mà nhiều quốc gia, làm rối loạn, gây hoảng sợ

cho cộng đồng. Nguy hiểm hơn, chúng làm thiệt hại về tính mạng của nhiều thường dân vô tội.

Về đối tượng gồm khủng bố tư tưởng, khủng bố chính trị (giữa các đảng), khủng bố xã hội (giai cấp), khủng bố tôn giáo và khủng bố dân tộc (phân biệt chủng tộc, ly khai). Có thể các loại khủng bố này không hoàn toàn tách rời nhau mà chúng có sự kết hợp với nhau nhưng ở các mức độ khác nhau.

Về mục đích khủng bố có thể nhằm thay đổi chế độ chính trị-xã hội hoặc thành lập nhà nước riêng, gây ra các xung đột tôn giáo, phá hoại tình hình khu vực, làm mất tinh thần, làm tha hóa đạo đức và tiêu diệt dân tộc của nhà nước cạnh tranh. Dùng khủng bố là phương tiện bành trướng về tinh thần, kinh tế và chính trị-quân sự; là phương tiện tư tưởng và chính trị nhằm lấy đi sức chiến đấu của cả dân tộc; là phương tiện làm gia tăng tội phạm và đe dọa đối với các cơ quan nhà nước.

Về hình thức khủng bố có thể gồm: a) Khủng bố chính trị nhằm khiêu khích thông tin-tâm lý chính trị hoặc là khiêu khích vũ trang; trừng phạt chính trị hoặc quân sự; tước bỏ quyền chính trị dân sự về dân tộc và tôn giáo; đóng cửa hệ thống thông tin đối lập, ngăn cấm báo chí, truy nã những phóng viên phản biện; b) Khủng bố kinh tế thường áp dụng các chế tài kinh tế chống lại các ngành hoặc nhà nước, bao vây kinh tế; c) Khủng bố vũ trang được thể hiện bằng các hành vi khủng bố tập thể hoặc cá nhân với các vụ nổ ở các địa điểm trong xã hội, các vụ nổ hoặc tấn công chiếm các phương tiện giao thông, giết người, bắt con tin; khủng bố cảnh sát; chiến tranh du kích; phá hoại; các chiến dịch hoạt động bí mật trên lãnh thổ nước ngoài vào thời bình; chiến dịch quân sự chống quốc gia khác; diệt chủng các tộc người, các tầng lớp xã hội và các nhóm chính trị; d) Khủng bố thông tin-tâm lý thể hiện bằng việc tung tin thất thiệt; thông qua hệ thống thông tin quốc tế để tuyên truyền, phá hoại các giá trị truyền thống vốn có của dân tộc, truyền thống và các chuẩn

Xem tất cả 57 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí