Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 5

mực sinh hoạt-xã hội; đăng các công bố có mục đích, radio và thư tín có nội dung xuyên tạc, bóp méo các sự kiện lịch sử, các giá trị đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc; thông qua hệ thống thông tin quốc tế để gây ra tai họa, làm mất lòng tin, nỗi khiếp sợ; làm mất uy tín của các viện khoa học xã hội và nhà nước; bôi nhọ đại diện các tầng lớp xã hội, các tôn giáo, các nhóm xã hội và quốc gia; e) Khủng bố sinh hoạt-xã hội có thể dùng các hành vi xúc phạm, đe dọa, đánh đập, cưỡng hiếp, phá hủy hoặc làm hư hỏng tài sản; phân biệt đối xử khi tiếp nhận lao động, bổ nhiệm, trả tiền công, trong phân bổ các phúc lợi xã hội; thành lập hàng rào ngôn ngữ; đóng cửa các trường phổ thông, đại học, cơ quan văn hóa và cơ quan tôn giáo.

Với việc tồn tại hàng trăm khái niệm khác nhau về khủng bố nên việc phân loại khủng bố là vô hạn, thường chỉ mang tính tập hợp, tổng kết và có tính khuyến nghị tham khảo. Đó chính là đặc tính đa chiều của khủng bố, tính vô hạn trong phân loại khủng bố đã tạo điều kiện để lột tả bản chất phức tạp và hiểm họa của khủng bố đối với xã hội và con người. Phân loại khủng bố không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà còn tạo điều kiện để xây dựng hệ thống các biện pháp đấu tranh chống khủng bố có hiệu quả trên phạm vi toàn cầu. Như vậy, để đấu tranh có hiệu quả với từng loại khủng bố nói trên các quốc gia cần hợp tác với nhau trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như tự hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện đại.

1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại khủng bố hàng không quốc tế

Khủng bố quốc tế đầu thế kỷ XXI đã được bổ sung thêm về quy mô và độ tinh vi, trình độ của chúng đã tăng lên đáng kể, đảm bảo cả về trí tuệ, tổ chức và kỹ thuật, điều đó đã được minh chứng bằng cuộc khủng bố không tặc đẫm máu ngày 11/9/2001 ở Mỹ đã làm rung động toàn thế giới. Khủng bố đã có các phương tiện kỹ thuật quân sự trong tay, có các chuyên gia địa-chính trị,

được cung cấp tài chính từ các tổ chức tôn giáo dân tộc cực đoan, chúng buôn bán ma túy. Các điều kiện đó đã làm tăng thêm hiểm họa cho loài người, nguy hiểm hơn khủng bố ngày nay có thể thực hiện trên diện rộng, có thể tiêu diệt hàng nghìn người, khiêu khích làm loạn tinh thần dân chúng, phá hoại tình hình ổn định chính trị-xã hội, thậm trí đe dọa phổ biến nạn nghiện ma túy, đặc biệt trong thanh niên của các quốc gia tự do Châu Âu, Nga và Mỹ.

Khủng bố hàng không quốc tế là một loại hình của khủng bố quốc tế [42] có những đặc điểm riêng, liên quan đến tính chất, hành vi và phương tiện. Ngày 13/9/1974 tại La Haye (Hà Lan) đã xảy ra một sự kiện, theo đó ba người Nhật có vũ trang đã tấn công cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp tại La Haye và bắt giữ một số người làm con tin tại cơ quan này, nhóm người này yêu cầu Chính phủ phải thả tù nhân và nộp tiền chuộc con tin. Tuy nhiên, nhà cầm quyền không chỉ thả tù nhân và nộp tiền chuộc, mà còn phải cung cấp tàu bay cùng phi hành đoàn, sau đó chúng hạ lệnh bay sang Syria.

Như vậy, hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay, bên cạnh hành vi đòi hỏi thả tù nhân và đòi tiền chuộc đã thể hiện tổng thể các hành vi khác nhau và đã vượt ra ngoài giới hạn của hiện tượng bắt cóc tàu bay. Có thể sau đó, khủng bố hàng không quốc tế đã được khoa học luật quốc tế nghiên cứu và làm rò hơn về bản chất.

Thuật ngữ khủng bố hàng không quốc tế được sử dụng dùng để xác định tổng thể các hành vi khủng bố quốc tế được thực hiện nhằm chống lại và đe dọa an ninh của các hoạt động hàng không dân dụng quốc tế, nội dung thuật ngữ này bao gồm nhiều hành vi khác nhau, trong đó nổi bật nhất là hành vi bắt cóc hoặc cưỡng bức phương tiện bay mà thường được gọi bằng thuật ngữ pháp lý chung là hành vi chiếm đoạt tàu bay bất hợp pháp.

Khủng bố hàng không quốc tế có thể được hiểu là các hành vi khủng bố quốc tế, vì thường có sự di chuyển giữa lãnh thổ của các quốc gia khác nhau, nghĩa là các hành vi đó cần thỏa mãn một số tiêu chí sau đây:

Một là, là tội phạm theo luật hình sự của các quốc gia;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Hai là, hành vi này xâm hại đến lợi ích của quốc gia hay tổ chức quốc tế, và đồng thời gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tự do của con người;

Ba là, có yếu tố quốc tế, vì có sự phát sinh trong mối quan hệ từ góc độ quốc tế, đó là mối quan hệ giữa chủ thể tội phạm với các thành phần khách thể của tội phạm; và

Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 5

Bốn là, các hành vi này bị truy cứu và trừng phạt trên cơ sở các điều ước quốc tế hoặc nguyên tắc phổ cập quốc tế.

Như vậy, tội phạm hàng không quốc tế là các hành vi trái với các quy định của luật hàng không quốc tế và được điều chỉnh tại các công ước về hàng không hay các điều ước quốc tế có liên quan tới an ninh hàng không quốc tế. Một vấn đề cần được làm rò ở đây đó là phân biệt khủng bố hàng không quốc tế với tội phạm hàng không quốc tế. Khủng bố hàng không quốc tế là các hành vi trái luật và đáp ứng 4 yếu tố nói trên, còn tội phạm hàng không quốc tế có thể không nhất thiết phải đáp ứng các tiêu chí nói trên, ví dụ như các hành vi cợt nhả, trêu ghẹo, khiếm nhã của hành khách đối với các nữ tiếp viên hàng không trên tàu bay không thể coi là hành vi khủng bố hàng không, bởi vì trong luật hình sự của một số nước không định danh cụ thể đây là hành vi phạm tội, song một số nước lại xác định đây là hành vi quấy rối tình dục. Nhưng hành vi này trái với các luật lệ, quy định về hàng không, vi phạm trật tự và kỷ luật hàng không “các hành vi phạm tội hay không phạm tội có thể gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay hoặc của người hay tài sản trên tàu bay hoặc nguy hiểm cho trật tự và kỷ luật trên tàu bay” [16, điểm b, khoản 1 Điều 1]. Hành vi trộm cắp hoặc đánh nhau giữa những hành khách trên tàu bay cũng không thể coi là những hành vi khủng bố hàng không quốc tế vì không thỏa mãn điều kiện (2) tức là điều kiện ở khách thể kép của hành vi (vừa xâm hại đến lợi ích quốc gia (hay tổ chức quốc tế), vừa gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tự

do của con người). Hành vi trộm cắp hoặc đánh nhau giữa các hành khách lại vi phạm “trật tự, kỷ luật” trên tàu bay nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Tokyo 1963.

Các thuật ngữ cướp tàu bay, hay kẻ cướp hàng không, hay không tặc xuất hiện trong thời gian đầu những năm 30, khi kỹ nghệ hàng không phát triển và bắt đầu xuất hiện một số hành vi gây nguy hiểm cho tàu bay và hành khách. Khi tìm thuật ngữ để đặt tên những hành vi đó, dường như các học giả luật quốc tế đã mượn một số thuật ngữ trong lĩnh vực tội phạm hàng hải như cướp biển-cướp tàu bay hay hải tặc-không tặc, có thể do luật hàng hải quốc tế hình thành sớm hơn so với luật hàng không quốc tế.

Như vậy, đến đây có thể khẳng định rằng hành vi khủng bố hàng không quốc tế là các hành vi khủng bố quốc tế có liên quan tới các loại hình hoạt động của hàng không dân dụng quốc tế.

Khủng bố hàng không quốc tế được xem là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho xã hội, là một trong những loại hình nghiêm trọng nhất của khủng bố quốc tế. Tính nguy hiểm cho xã hội của khủng bố hàng không quốc tế là gây thiệt hại lớn lao cho nhà nước, gây tử vong cho nhiều người không chỉ trên tàu bay mà còn ở mặt đất. Nó làm chấn động môi trường hàng không, làm mất niềm tin của con người vào sự an ninh của ngành hàng không dân dụng quốc tế. Các quốc gia đều nhận thức được vấn đề này, vì vậy một trong những lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế đã thành công nhất trong việc điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế là phòng chống tội khủng bố hàng không, đảm bảo an ninh hàng không dân dụng quốc tế.

Trên cơ sở thực tiễn và dựa vào các công ước quốc tế về an ninh hàng không, có thể phân chia các hành vi khủng bố hàng không quốc tế thành hai loại:

Loại thứ nhất, bao gồm các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay. Loại này có thể chia thành 3 nhóm: nhóm 1, những tên cướp đe dọa phi hành đoàn và hành khách bằng vũ khí, bắt thay đổi đường bay, hạ cánh xuống lãnh

thổ của nước khác nhằm trốn chạy khỏi sự truy tìm của nhà nước đối với hành vi phạm tội hoặc trốn chạy khỏi đồng bọn của chúng; nhóm 2, những vụ chiếm đoạt nhằm vào lợi ích vật chất, vụ lợi; và nhóm 3, những vụ chiếm đoạt tàu bay theo đuổi mục đích khiêu khích xung đột quốc tế hoặc làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa các quốc gia.

Loại thứ hai, gồm các hành vi khác đe dọa an ninh hàng không dân dụng như: thực hiện hành vi bạo lực đối với một người trên tàu bay trong khi bay nếu như hành động này gây nguy hiểm đến an toàn của tàu bay đó; đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tàu bay đang bay, dù bằng bất cứ phương thức nào, một thiết bị hoặc chất sẽ phá hủy tàu bay hoặc gây thiệt hại cho tàu bay, dẫn đến làm mất khả năng bay, hoặc làm hỏng tàu bay dẫn đến mất an toàn của tàu bay đang bay; phá hủy hoặc làm hỏng phương tiện dẫn đường hàng không hoặc cản trở hoạt động của các thiết bị đó, nếu bất kỳ một hành động nào như vậy sẽ gây mất an toàn của tàu bay đang bay; chuyển những thông tin mà biết là sai trái, từ đó gây nguy hại đến an toàn của tàu bay đang bay; sử dụng bạo lực chống lại người đang làm nhiệm vụ dịch vụ hàng không mà gây ra thương tích nặng hoặc tử vong; phá hủy hoặc làm thiệt hại nghiêm trọng các trang thiết bị hàng không hoặc tàu bay đậu tại đó, nếu những hành vi này gây nguy hại hoặc có thể gây nguy hại tới an ninh của sân bay.

Danh mục các hành vi bị coi là khủng bố hàng không quốc tế kể trên cho thấy chúng rất đa dạng và phong phú không chỉ gây nguy hiểm tới an toàn của tàu bay, của người, tài sản trên tàu bay mà còn phá hoại sân bay, phá hoại mối quan hệ thân thiện giữa các quốc gia, dân tộc.

Như vậy, theo học viên, khủng bố hàng không quốc tế là các hành vi khủng bố quốc tế, là loại tội phạm được quy định trong luật hình sự của các quốc gia, xâm hại đến lợi ích của quốc gia hay tổ chức quốc tế, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tự do của con người, các hành vi này phải bị truy cứu và trừng phạt trên cơ sở các điều ước quốc tế hoặc nguyên tắc luật quốc tế phổ cập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Ngọc Anh (2008), “Tội phạm khủng bố trong pháp luật quốc tế”,

Tạp chí Công an nhân dân, (8).

2. Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bình luận khoa học Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Lê Văn Bính (2011), "Khái niệm khủng bố dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu", Khoa học, (Luật học), (1), tập 27, tr.43-50.

4. Lê Văn Bính (2009), "Vai trò của Liên hợp quốc trong đấu tranh chống khủng bố", Khoa học, (Luật học), (4), tập 25, tr. 246-253.

5. Bộ Công an (1999), Từ điển Công an nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Văn Cảm (2007), Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền.

7. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống Tư pháp hình sự trong giai đoạn nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Công ước (2007), ASEAN về chống khủng bố.

9. Nguyễn Văn Dân (2004), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình công pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Vũ Ngọc Dương (2011), Pháp luật quốc tế về chống khủng bố và việc hoàn thiện bộ luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Vũ Ngọc Dương (2009), “Bàn về định nghĩa khủng bố trong các điều ước quốc tế”, Tạp chí luật học.

14. Bùi Mạnh Hùng (2012), Hợp tác quốc tế về chống khủng bố và liên hệ thực tiễn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc.

16. Liên hợp quốc (1963), Công ước Tokyo về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay.

17. Liên hợp quốc (1970), Công ước Lahaye về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay.

18. Liên hợp quốc (1971), Công ước Montreal về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng.

19. Liên hợp quốc (1988), Nghị định thư Montreal 1988 về trấn áp các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế.

20. Liên hợp quốc (1997), Công ước New York về trừng trị khủng bố bằng bom.

21. Liên hợp quốc (1999), Công ước New York về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố.

22. Liên hợp quốc (1979), Công ước New York về chống bắt cóc con tin.

23. Liên hợp quốc (1973), Công ước New York về việc ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người dược hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm cả viên chức ngoại giao.

24. Liên hợp quốc (1988), Nghị định thư Montreal về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại cảng hàng không dân dụng quốc tế.

25. Liên hợp quốc (1988), Công ước Rome về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải.

26. Liên hợp quốc (1988), Công ước Rome về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa.

27. Liên hợp quốc (2005), Công ước New York về ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân.

28. Liên hợp quốc (1991), Công ước Montreal về chất nổ dẻo.

29. Liên hợp quốc (1980), Công ước Vien về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân.

30. Nghị quyết A/RES/3034(XXVII) (1972), về các biện pháp phòng ngừa khủng bố quốc tế.

31. Quốc hội (1999, 2009, 2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

32. Quốc hội (2016), Luật Điều ước quốc tế, Hà Nội.

33. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội

34. Quốc hội (2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Hà Nội.

35. Quốc hội (2006), Luật hàng không dân dụng, Hà Nội.

36. Quốc hội (2013), Luật phòng, chống khủng bố, Hà Nội.

37. Quốc hội (2007), Luật tương trợ tư pháp, Hà Nội.

38. Quốc hội (2016), Nghị quyết 144/2016/QH13 về lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13, Bộ luật tố tụng hình sự 101/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Bộ luật hình sự 100/2015/QH13 sửa đổi vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.

39. Trần Nam Trung (2010), Khủng bố hàng không trong luật quốc tế hiện đại, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

40. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 507/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước quốc tế về chống bắt con tin năm 1979 và Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997, Hà Nội.

Xem tất cả 57 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí