Một Số Vấn Đề Còn Tồn Tại Trong Việc Áp Dụng Điều Kiện Nuôi Con Nuôi

dân số, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, nắm chính xác số liệu các trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã phát sinh trên địa bàn cấp xã qua các thời kỳ mà chưa đăng ký, nguyên nhân, lý do chưa đăng ký để chủ động đề xuất, giúp UBND xã, thị trấn xây dựng kế hoạch đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế cho người dân.

Quá trình rà soát, thống kê nếu cha mẹ nuôi và con nuôi có nguyện vọng đăng ký nuôi con nuôi sẽ hướng dẫn cha mẹ nuôi, con nuôi lập hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và nộp cho UBND cấp xã. Trường hợp cha mẹ nuôi, con nuôi chưa có hoặc không có nguyện vọng đăng ký thì phải tôn trọng nguyện vọng của người dân mà không được ép buộc họ đi đăng ký. Tuy nhiên, UBND xã, thị trấn cần cử cán bộ gặp gỡ, tiếp xúc, tư vấn tuyên truyền, giải thích cho cha mẹ nuôi, con nuôi nắm rò về mục đích, ý nghĩa của việc đăng ký nuôi con nuôi. Đồng thời vận động người dân tự nguyện đăng ký nuôi con nuôi; không được công bố hoặc công khai thông tin về nuôi con nuôi thực tế của người dân, gây ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống hiện tại của người dân. Đối với những trường hợp cha mẹ nuôi hoặc con nuôi ốm đau, bệnh tật có nguyện vọng đăng ký nuôi con nuôi thực tế nhưng không đủ sức khỏe để đi đăng ký. Những trường hợp này, cán bộ tư pháp có thể xuống tận nơi tổ chức đăng ký cho họ.

Trên thực tế cần phải thấy rằng, việc nuôi con nuôi là một vấn đề hết sức nhạy cảm và có những điểm đặc thù riêng, không phải ai cũng muốn công khai việc nhận con nuôi. Vì vậy, nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi của các bên trong trường hợp này cần phải tôn trọng quyền tự quyết, ý chí và nguyện vọng của người dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế. Bên cạnh đó cần tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu vai trò của việc đăng ký nuôi con

nuôi thực tế làm cơ sở giải quyết quyền lợi của các bên về sau.

3.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng điều kiện nuôi con nuôi

3.3.1. Những khó khăn, vướng mắc

Ngoài những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật nuôi con nuôi còn gặp một số vấn đề tồn tại trong việc áp dụng điều kiện nuôi con nuôi, đó là:

- Bất cập về nhận thức dẫn đến tình trạng khó thay đổi trong hành động phù hợp với Luật nuôi con nuôi. Đối với nuôi con nuôi trong nước thì nhận thức của người dân còn đơn giản, thiên về lợi ích của người nhận nuôi như: nhận nuôi con nuôi để có nếp có tẻ, để có người nhờ cậy và nương tựa khi về già, nhặt được trẻ bỏ rơi thì mang về nuôi như là định mệnh hay số trời cho nên không đăng ký việc nuôi con nuôi để xác lập quan hệ cha mẹ và con để được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên. Điều này gây khó khăn cho việc đăng ký việc nuôi con nuôi. Bởi đến khi cần cho trẻ đi học thì người nhận nuôi mới đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị đăng ký nuôi con nuôi, đăng ký khai sinh, nhưng cơ quan có thẩm quyền không thể thực hiện được vì không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh nguồn gốc trẻ em. Nhiều cơ sở nuôi dưỡng tuy có trẻ em cần tìm gia đình thay thế nhưng không lập danh sách gửi Sở tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong nước, mà vẫn để trẻ em sống trong điều kiện vật chất hết sức khó khăn của cơ sở nuôi dưỡng. Ngược lại một số địa phương có tiến hành các biện pháp tìm gia đình thay thế cho trẻ em nhưng chỉ mang tính hình thức vì việc thông báo tìm gia đình thay thế được thực hiện trên báo viết hoặc báo điện tử của tỉnh đã làm cho việc tiếp cận thông tin của người dân bị hạn chế.

- Việc xác định điều kiện nuôi con nuôi trong thực tiễn cũng gặp khó khăn cụ thể là:

+ Việc xác định điều kiện sức khỏe, kinh tế chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi của người nhận nuôi theo quy định tại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Điểm c khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi rất khó khăn vì thực tế không có căn cứ để xác định chuẩn chung toàn quốc thế nào là “có điều kiện về kinh tế”. Do vậy mỗi địa phương áp dụng quy định này một kiểu. Có địa phương chỉ cần đương sự chứng minh có việc làm là được, có địa phương lại yêu cầu đương sự phải có thu nhập ở một mức nhất định, hoặc khó xác định chỗ ở như thế nào để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi. Mặt khác, người dân cũng không trình bày đúng với điều kiện hoàn cảnh thực tế của mình.

+ Khoản 3 Điều 14 quy định rằng, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng khoảng cách độ tuổi và điều kiện về sức khỏe kinh tế chỗ ở theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Tuy nhiên, Luật không quy định rò vợ hoặc chồng của cô, dì, chú, bác ruột có được áp dụng quy định này hay không. Do Luật nuôi con nuôi không quy định rò nên việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, không có cách hiểu thống nhất giữa các địa phương. Bên cạnh đó việc không quy định khoảng cách độ tuổi tối thiểu giữa người nhận nuôi và trẻ được nhận nuôi cũng có những điểm không hợp lý. Ví dụ trường hợp mẹ kế 19 tuổi nhận con riêng của chồng trên 15 tuổi làm con nuôi có phù hợp hay không? Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi trường hợp này vẫn được giải quyết. Nhưng với khoảng cách độ tuổi của người nhận nuôi và con nuôi chỉ cách nhau vài ba tuổi như trên có đảm bảo được mục đích của việc nuôi con nuôi.

Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 11

+ Tại điểm b khoản 2 Điều 15 Luật nuôi con nuôi cũng quy định rằng, trường hợp trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không còn khả năng nuôi dưỡng thì báo với Uỷ ban nhân cấp xã để tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Nhưng trên thực tế cũng không có quy định thống nhất để xác định thế

nào là không còn khả năng nuôi dưỡng.

- Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi bộc lộ một số điểm vướng mắc sau:

+ Việc tiến hành thủ tục lấy ý kiến đồng ý của cha mẹ đẻ trẻ em cũng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi thì việc nhận con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ hoặc của người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi. Nhưng trên thực tế lại phát sinh nhiều trường hợp cho nhận con nuôi rất tùy tiện như sau khi sinh con mẹ đẻ cho con làm con nuôi chỉ là trao tay hoặc giấy viết tay, giấy chứng sinh chứ chưa đăng ký thủ tục nhận con nuôi và cũng không để lại địa chỉ hặc để lại địa chỉ giả hoặc bỏ đi làm ăn xa không có tin tức gì. Khi tiến hành thủ tục đăng ký nuôi con nuôi UBND cấp xã không thể liên hệ với cha mẹ đẻ để lấy ý kiến đồng ý theo quy định của pháp luật. Hay việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của trẻ em khi cha mẹ đẻ của trẻ em đó đang chấp hành hình phạt tù cũng gặp nhiều khó khăn, vì thường họ phải chấp hành hình phạt ở nơi rất xa với UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi. Cán bộ tư pháp – hộ tịch thụ lý hồ sơ không thể đến tận trại giam để lấy ý kiến của cha mẹ đẻ và nếu có đến được thì cũng không nhận được sự phối hợp từ Ban giám thị trại giam. Ngoài ra, UBND xã cũng không có đủ kinh phí để tiến hành thủ tục lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của trẻ em ở địa bàn ngoài phạm vi xã mình.

+ Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP (thực hiện theo khoản 1 Điều 22 Luật Nuôi con nuôi), khi đăng ký nuôi con nuôi cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc người đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Với quy định sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ cũng nhằm mục đích bảo đảm trẻ em đi làm con nuôi người khác khi không thể có điều kiện sống trong gia đình gốc. Song với những trường hợp đang chấp hành hình phạt tù hoặc trường hợp ly hôn mà con sống với cha hoặc mẹ, người còn lại chuyển nơi cư trú không liên lạc được và khi đăng ký việc nuôi con nuôi thì họ không thể có mặt tại UBND cấp xã để làm thủ tục

nên việc đăng ký nuôi con nuôi không thực hiện được.

+ Các thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài đã có sự thay đổi cơ bản, đặc biệt là về trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên, để thực hiện đúng trình tự thì bên nhận nuôi phải đi lại nhiều lần, nhất là đối với những trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi. Ví dụ: trường hợp ông P, người Anh nhận cháu Tiến là con riêng của vợ làm con nuôi, ông đã phải từ Anh về Việt Nam ít nhất 04 lần mới hoàn tất thủ tục nhận con riêng của vợ làm con nuôi: lần thứ nhất để nộp hồ sơ, lần thứ 2 để lập và nộp hồ sơ của trẻ, lần thứ 3 để lấy ý kiến và lần thứ 4 để tổ chức giao nhận con nuôi. Ông P đã rất bức xúc bởi thực tế ông đã kết hôn với mẹ cháu Tiến từ lâu và đã nuôi dưỡng cháu Tiến từ khi còn rất nhỏ, hiện cả gia đình đang sống ở Anh, mỗi khi đi lại cả gia đình đều phải đi. Ông P cho rằng nếu như trước đây thì ông chỉ phải về Việt Nam khoảng 2 lần khi nộp hồ sơ và khi nhận con nuôi. Bởi không có thủ tục lấy ý kiến trực tiếp, vì ý chí của các bên đã được thể hiện trên giấy tờ đầy đủ khi nộp hồ sơ nhận con. Luật Nuôi con nuôi đã quy định điều kiện đối với người nhận nuôi trong những trường hợp theo khoản 3 Điều 14 thì cũng nên có những quy định giản lược trong quy trình giải quyết đối với các trường hợp này, tránh cho các bên việc đi lại nhiều lần, mất thời gian, tốn kém về tiền bạc khi phải đi lại giữa hai quốc gia. Nhằm thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo tối đa quyền lợi của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.

Hiện nay vẫn còn tình trạng việc nuôi con nuôi chưa thực hiện đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Có tình trạng người dân tự liên hệ với các cơ sở y tế hoặc hộ dân để xin con nuôi và không tiến hành việc đăng ký nuôi con nuôi, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý về nuôi con nuôi và đăng ký hộ tịch, có thể làm phát sinh việc mua bán, bắt cóc trẻ em.

- Còn thiếu những quy định hoặc văn bản hướng dẫn trong một số

trường hợp nhận nuôi con nuôi cụ thể. Đó là một số trường hợp sau:

+ Trường hợp của ông B, ở quận Hai Bà Trưng cho biết, năm 2010 ông đến UBND phường nơi mình cư trú đăng ký làm cha nuôi một cô bé 2 tuổi. Tại thời điểm đăng ký và xác lập quan hệ nuôi con nuôi, ông B đang ở trong tình trạng độc thân, do đó khi đăng ký khai sinh cho con nuôi, bản chính giấy khai sinh chỉ có tên cha, không ghi tên mẹ. Đến năm 2012, ông B kết hôn. Khi có giấy chứng nhận kết hôn, ông B đã đến UBND phường yêu cầu ghi tên người vợ mới cưới của mình vào giấy khai sinh của con nuôi để đứa trẻ có đầy đủ tên cha mẹ trong hồ sơ, giúp thuận lợi hơn trong cuộc sống của trẻ sau này. Tuy nhiên, sau khi chính quyền địa phương tra cứu các quy định pháp luật, họ đã trả lời ông B là do pháp luật hiện hành không quy định về trường hợp này nên không rò trường hợp của ông có được giải quyết hay không. Chính vì vậy, cho đến nay, mong muốn trên của ông B vẫn chưa được đáp ứng. Rắc rối từ trường hợp trên cho thấy, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật chưa quy định rò, cụ thể, đối với trường hợp quan hệ nuôi con nuôi được xác lập tại thời điểm người nhận nuôi con nuôi độc thân và sau đó kết hôn thì người chồng/vợ kia có đương nhiên trở thành cha/mẹ nuôi của đứa trẻ hay không? Trình tự, thủ tục tiến hành cụ thể như thế nào, có thể áp dụng quy định tương tự như trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi hay không? Đây là những trường hợp cần được pháp luật quy định, tránh gây ra vướng mắc trong quá trình thực hiện.

+ Đối với công tác đăng ký nuôi con nuôi thực tế, trong một số trường hợp cán bộ phường xã gặp khó khăn trong việc xác định có việc nuôi con nuôi hay không như trong trường hợp cha mẹ đẻ gửi con tại gia đình ông bà, cô, dì ruột chăm sóc nay người cô, dì ruột muốn đăng ký nuôi con nuôi thực tế với đứa trẻ hay có trường hợp cha mẹ gửi con cho người khác nuôi dưỡng nhưng bỏ lại con, người nuôi dưỡng muốn nhận trẻ làm

con nuôi thực tế. Hoặc theo quy định thì điều kiện đăng ký nuôi con nuôi là người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi đều còn sống. Tuy nhiên, có trường hợp cha mẹ nuôi/con nuôi hiện đã chết hoặc trường hợp khi nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi vẫn còn sống nhưng khi đăng ký việc nuôi con nuôi thì họ đã chết. Do đó, việc giải quyết đối với hồ sơ này khó thực hiện theo quy định.

+ Thực tế phát sinh nhiều trường hợp người nước ngoài sinh sống lâu năm ở Việt Nam hoặc vợ/chồng có quốc tịch Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi mà không đăng ký nuôi con nuôi. Tình huống nhận trẻ em làm con nuôi rất đa dạng: nhận con nuôi trước khi kết hôn với người nước ngoài, nhận con nuôi sau đó ra nước ngoài cư trú, nhận trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi mà không tiến hành thủ tục thông báo cho chính quyền để lập biên bản trẻ bị bỏ rơi và thông báo tìm nhân thân cho trẻ. Đây là những trường hợp nuôi con nuôi thực tế có yếu tố nước ngoài nhưng chưa được Luật Nuôi con nuôi điều chỉnh nên đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của trẻ em.

- Khó khăn trong việc lập hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi: Luật Nuôi con nuôi quy định về hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước phức tạp hơn nhiều so với quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Ngoài các giấy tờ tùy thân, Điều 17 Luật Nuôi con nuôi còn quy định hồ sơ của người nhận con nuôi phải có Phiếu lý lịch tư pháp và Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cung cấp. Quy định này đã thể hiện sự bất cập ngay từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực. Bộ Tư pháp đã nhận được nhiều phản ánh từ nhiều địa phương đề nghị sớm sửa đổi quy định này để đảm bảo thuận tiện cho người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn người dân rất ngại làm thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp và đi khám sức khỏe tại cơ sở y tế cấp huyện để lập hồ sơ nhận con nuôi, đặc biệt là các trường hợp nhận trẻ em

có quan hệ họ hàng làm con nuôi. Hậu quả trực tiếp từ tâm lý ngại đi xin cấp phiếu lý lịch tư pháp và đi khám sức khỏe chính là việc người dân đem trẻ về nuôi dưỡng, coi nhau như cha mẹ con mà không tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó cần có giải pháp khắc phục hiện tượng này.

3.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên

3.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Luật Nuôi con nuôi có nhiều điểm mới, trong đó có điểm mới nhất là sự liên thông giữa con nuôi trong nước với con nuôi nước ngoài và sự tách bạch giữa hỗ trợ nhân đạo và việc cho nhận con nuôi. Chính những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi làm cho cán bộ tư pháp và người dân chưa kịp thay đổi nhận thức dẫn đến tình trạng thực hiện Luật chậm trễ và chưa thực sự có hiệu quả.

- Nhiều quy định trong Luật Nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn thi hành phức tạp hoặc chưa cụ thể dẫn đến khó áp dụng vào thực tế.

- Luật Nuôi con nuôi chưa điều chỉnh hết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Nhiều sự việc phát sinh trong thực tiễn đời sống nhưng chưa được điều chỉnh trong Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành như những trường hợp đã nêu và phân tích tại mục 3.3.1 phần này. Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp mới chỉ có văn bản cá biệt hướng dẫn tạm thời xử lý từng trường hợp cụ thể đối với những địa phương có đề nghị. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải bổ sung các quy định của pháp luật điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh nhằm đảm bảo ổn định các quan hệ xã hội, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân.

3.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức pháp luật về nuôi con nuôi chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến nhận thức về việc đăng ký nuôi con nuôi còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện Luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022