Thực Tiễn Thực Hiện Vấn Đề Đăng Ký Nuôi Con Nuôi Thực Tế

nguồn gốc và tình trạng trẻ em bị bỏ rơi là hết sức khó khăn và phức tạp. Việc không xác định được tình trạng trẻ em bị bỏ rơi để lập biên bản và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, nên UBND cấp xã nơi có trẻ em hiện đang sinh sống không đủ cơ sở để đăng ký khai sinh. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết nuôi con nuôi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.

Mặt khác, kể từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, tại một số tỉnh, thành phố đã nổi lên hiện tượng sư trụ trì, nhà chùa đăng ký nhận trẻ em đang được nuôi dưỡng trong chùa làm con nuôi. Một số địa phương đã tiến hành thủ tục đăng ký cho những trẻ em đó. Cho đến nay, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố có 151 trường hợp [11, tr.55] trẻ em được các sư trụ trì nhà chùa nhận làm con nuôi theo thủ tục đăng ký nuôi con nuôi. Vậy việc đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa có cơ sở pháp lý hay không? Về truyền thống và tín ngưỡng sư trụ trì, nhà chùa cưu mang những trẻ em không may mắn, cơ nhỡ để nương nhờ cửa phật, theo phép cứu độ chúng sinh là việc làm nhân đạo góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phần lớn trẻ em được nuôi ở chùa thuộc diện trẻ em bị bỏ rơi, cha mẹ đẻ không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ hoặc là con ngoài giá thú. Việc nhà chùa tham gia nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là việc làm có ý nghĩa nhưng nó khác hoàn toàn với việc sư trụ trì chùa và nhà chùa đăng ký nhận những trẻ em này làm con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ con giữa người nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi. Bởi theo Điều 2 Luật Nuôi con nuôi, mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Do đó, việc nhà chùa, sư trụ trì nhận trẻ em sống trong chùa làm con nuôi là chưa bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, không duy trì môi trường

sống thích hợp cho trẻ. Nhà chùa có thể cưu mang, nuôi dưỡng trẻ em trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng không phải là một môi trường gia đình của trẻ, không thể là môi trường tốt nhất cho việc hình thành, giáo dục phát triển nhân cách của trẻ.

Về phương diện pháp lý, nhà chùa hoặc sư trụ trì chỉ có thể tiếp nhận trẻ em vào chăm sóc nuôi dưỡng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập của một cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và Nghị định số 81/2012/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Như vậy, trong trường hợp nhà chùa không đáp ứng được điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em lâu dài cũng sẽ có vấn đề về phương diện pháp lý. Việc nuôi dưỡng trẻ em nhà chùa còn gây khó khăn cho việc tìm gia đình thay thế sau này khi trẻ em không có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ đẻ không còn khả năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bởi lẽ thủ tục đăng ký nuôi con nuôi sẽ gặp khó khăn trong trường hợp nhà chùa không có tư cách pháp nhân của một cơ sở bảo trợ xã hội để tiếp nhận trẻ em vào chăm sóc, nuôi dưỡng lâu dài. Trong trường hợp này, hồ sơ trẻ em sẽ thiếu nhiều loại giấy tờ theo quy định của pháp luật như Quyết định tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, ý kiến của những người liên quan (sư trụ trì, nhà chùa không phải là người giám hộ cho trẻ). Rất có thể khi trẻ em bị bỏ rơi tại đây, nhà chùa không tiến hành thủ tục thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của địa phương để tiến hành lập Biên bản trẻ em bị bỏ rơi, nhằm bảo đảm quyền tìm lại cha mẹ đẻ cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Vụ việc mà dư luận cho rằng có dấu hiệu mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, Gia Lâm, Hà Nội - ngôi chùa nổi tiếng cưu mang những em nhỏ bị bỏ rơi là một ví dụ. Vụ việc diễn biến như sau: Đầu năm 2013, xuất hiện nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội phản ánh có những em bé biến mất một

cách rất đáng ngờ tại chùa Bồ Đề. Đầu tháng 3/2013, báo Phụ Nữ TP HCM đã đăng loạt phóng sự “Thâm nhập đường dây kinh doanh con nuôi ở Hà Nội” của nhà báo Thu Trang và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi về những bài viết này. Từ đầu tháng 7/2014, trên một số báo điện tử và các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin trẻ em chùa Bồ Đề bị mua bán. Nhiều nguồn tin cho biết, nếu được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cúng tiến" từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ những người nhận nuôi chúng [36].

Thông tin này đã gây xôn xao dư luận. Trước những cáo buộc của dư luận và báo chí, Trụ trì chùa Bồ Đề, ni sư Thích Đàm Lan khẳng định: “Không có chuyện chùa Bồ Đề là kênh trung gian mua bán con nuôi”. Tới giữa tháng 7/2014, cơ quan công an quận Long Biên bắt đầu vào cuộc điều tra thực hư sự việc. Lúc đầu, Công an quận Long Biên cho biết chưa phát hiện dấu hiệu buôn bán trẻ em và cũng chưa nhận được đơn thư của ai tố giác về việc buôn bán trẻ em tại chùa này. Ngay sau đó, ngày 1/8, cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long về việc cháu Cù Nguyên Công - cháu bé ở chùa Bồ Đề mà anh Long vẫn thường xuyên đón về nhà chăm sóc bị mất tích. Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của anh Long, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP Hà Nội đã vào cuộc. 19h tối 2/8, các trinh sát của phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội đã bắt Nguyễn Thị Thanh Trang, quản lý khu nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê Ninh Bình) về hành vi buôn bán trẻ em trong vụ mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng. Công an Hà Nội cũng đã triệu tập ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên ni sư này không bị bắt giữ. Chiều ngày 4/8, Phòng cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội cho biết đã chính thức khởi tố vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ

Đề [36].

Theo kết quả kiểm tra của Sở LĐTBXH và UBND phường Long Biên cho thấy, việc tiếp nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em của chùa Bồ Đề là sai quy định. Được biết, từ năm 2013, Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội đã tổ chức các đoàn kiểm tra phối hợp với UBND quận Long Biên, UBND phường Bồ Đề làm việc với chùa Bồ Đề và đã có những kết luận ban đầu. Trong đó, yêu cầu chùa Bồ Đề tạm dừng tiếp nhận những trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em mồ côi vì theo quy định, những trường hợp cơ sở nuôi dưỡng từ 10 đối tượng trở lên thì phải lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù đã ban hành rất nhiều văn bản đôn đốc của cơ quan lao động thương binh xã hội địa phương và các đoàn kiểm tra của UBND quận Long Biên, nhà chùa vẫn chưa có động thái tuân thủ. Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ ở chùa Bồ Đề không đảm bảo theo quy định tại Nghị định 68/2008/NĐ-CP. Cụ thể, cơ sở vật chất ở chùa còn thiếu thốn nhiều, chùa cũng không có cán bộ, đội ngũ chăm sóc được đào tạo chuyên môn cơ bản trong việc chăm sóc trẻ em [37].

Từ vụ việc trên có thể thấy, sự quản lý lỏng lẻo ở các điểm nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi, lang thang. Nếu không quản lý chặt các cơ sở, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em để các trung tâm nấp dưới danh nghĩa nuôi các cháu theo kiểu từ thiện sẽ rất dễ bị lợi dụng vào những mục đích trục lợi cá nhân. Trường hợp của chùa Bồ Đề việc tiếp nhận, nuôi trẻ em tại chùa là tự phát, hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Thực tế quản lý “lỏng lẻo” này chính là điều kiện thuận làm phát sinh tình trạng mua bán, bắt cóc trẻ em, không thể quản lý được trẻ em do đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Về giải pháp, Cục Con nuôi đã hướng dẫn các địa phương về nghiệp vụ đăng ký nuôi con nuôi, thể hiện thái độ dứt khoát đối với việc không đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa. Cục Con nuôi còn đề nghị Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp

chỉ đạo Phòng Tư pháp quận/huyện dừng việc đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa khi có yêu cầu, hoặc chỉ giải quyết thủ tục giám hộ của nhà chùa hoặc sư trụ trì để trẻ em được nhập khẩu, đăng ký khai sinh và có đủ điều kiện sau này đi học. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về nuôi con nuôi, nâng cao nhận thức của người dân và các sư trụ trì chùa trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, giải thích cho sư trụ trì và nhà chùa chính sách pháp luật của Nhà nước về nuôi con nuôi để trẻ em có được gia đình thay thế phù hợp; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc giải quyết quyền và lợi ích của trẻ em được nuôi dưỡng tại các nhà chùa hoặc chuyển trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng để đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và tìm gia đình thay thế cho trẻ. Tuy nhiên, cho đến nay Cục Nuôi con nuôi vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để giải quyết những trường hợp trẻ em đã được đăng ký làm con nuôi nhà chùa. Vì vậy, những trẻ em thuộc trường hợp này không rò mình đang là con nuôi của nhà chùa hay việc đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa không còn giá trị pháp lý do việc đăng ký nuôi con nuôi nhà chùa trái quy định của pháp luật. Việc giải quyết nhanh chóng vấn đề này sẽ đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Bởi những trẻ em này có thể có đủ điều kiện được cho làm con nuôi người khác theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với vụ việc của Chùa Bồ Đề, Sở LĐTBXH Hà Nội đưa ra phương án giải quyết như sau: yêu cầu chùa Bồ Đề tạm dừng tiếp nhận trẻ em mới và phải tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng những trẻ em còn lại ở chùa. Đồng thời, Sở ĐTTBXH đang chuyển dần những trẻ nhỏ và cụ già sang các trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội.

3.2. Thực tiễn thực hiện vấn đề đăng ký nuôi con nuôi thực tế

Công tác thực hiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế được triển khai kể từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực bước đầu thuận lợi mang ý nghĩa to lớn

nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên và góp phần hạn chế các tranh chấp, hệ lụy phát sinh từ quan hệ nuôi con nuôi thực tế. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên 63 tỉnh/thành phố có 6239 trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã được rà soát và thống kê. Trong đó có 3264 trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi; 1221 trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Số trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã được đăng ký từ ngày 01/01/2011 đến nay là 1754 trường hợp [11, tr.48].

Biểu đồ 3 2 Thể hiện kết quả đăng ký nuôi con nuôi thực tế Nguồn Cục 1

Biểu đồ 3.2: Thể hiện kết quả đăng ký nuôi con nuôi thực tế

(Nguồn: Cục Con nuôi (2014), Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 02 năm thi hành công ước LaHay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế)

.

Từ số liệu trên cho thấy còn rất nhiều trường hợp nuôi con nuôi trên thực tế nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bên cạnh những trường hợp không đủ điều kiện để đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế thì còn nhiều trường hợp mặc dù các bên đã có đủ điều kiện đăng ký theo quy định nhưng không tiến hành việc đăng ký, dẫn đến số các trường hợp đã được đăng ký tính từ ngày 01/01/2011 đến nay chỉ chiếm 34% số lượng các trường hợp nuôi con nuôi thực tế [11, tr.48]. Nguyên nhân của hiện

tượng trên là do nhận thức pháp luật của nhiều người dân còn hạn chế, không hiểu hết được quyền và lợi ích của mình trong việc đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền nên nhiều người còn ngại tiến hành thủ tục đăng ký con nuôi, việc thực hiện các thủ tục đối với trẻ em bị bỏ rơi còn thực hiện sơ sài. Một số dân tộc ít người, do phong tục tập quán, việc cho và nhận con nuôi chủ yếu được giải quyết trên góc độ tình cảm, gia đình tự thỏa thuận. Mặt khác, trong quan niệm xã hội, tâm lý chung của người Việt Nam thường e ngại, không muốn công khai mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi, muốn giữ bí mật về việc nuôi con nuôi để mong tạo sự yên ổn, tránh mặc cảm cho trẻ được nhận làm con nuôi. Đây là mâu thuẫn cơ bản giữa vấn đề nhận thức xã hội và quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Điều 11 Luật Nuôi con nuôi khẳng định trẻ em có quyền được biết nguồn gốc của mình. Tuy nhiên, với nhận thức xã hội hiện nay thì quy định này của Luật Nuôi con nuôi khó có tính khả thi và cũng là một trong những khó khăn lớn nhất trong việc triển khai công tác đăng ký nuôi con nuôi thực tế.

Ngoài ra, nguyên nhân của việc các bên không đăng ký nuôi con nuôi thực tế là do các bên không đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi như: một bên cha/mẹ nuôi hoặc con nuôi đã chết, quan hệ nuôi con nuôi không còn tồn tại, không đủ điều kiện về độ tuổi (cha/mẹ nuôi và con nuôi cách nhau dưới 20 tuổi), hoặc không có đầy đủ giấy tờ để tiến hành đăng ký nuôi con nuôi thực tế ví dụ: xin trẻ ở nơi khác về nuôi mà không báo với chính quyền địa phương, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, nhân thân của trẻ em; hay trường hợp gia đình ẵm trẻ từ bệnh viện về nuôi qua thời gian không đăng ký và đều không biết cha mẹ đẻ cũng như người cho trẻ là ai nên trình tự giải quyết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay có rất nhiều trường hợp người dân muốn đăng ký nuôi con nuôi thực tế nhưng không đủ giấy tờ theo quy định, trong đó chủ yếu

là không có giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi, do việc nuôi con nuôi thực tế chưa được đăng ký. Đối với trường hợp này, nếu các bên có đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế thì UBND cấp xã có thể tiến hành việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế đồng thời với việc đăng ký khai sinh. Thực tế cũng phát sinh nhiều trường hợp bên cha mẹ nuôi chỉ còn cha hoặc mẹ, còn một người đã mất. Những trường hợp này vẫn có thể được đăng ký nuôi con nuôi thực tế đối với cha hoặc mẹ nuôi còn sống như trường hợp người độc thân đăng ký nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi thực tế trong trường hợp này không vi phạm Điều 50 Luật Nuôi con nuôi.

Có trường hợp các bên chưa đăng ký việc nuôi con nuôi nhưng Giấy khai sinh của con nuôi có tên cha mẹ nuôi; Sổ hộ khẩu của cha mẹ nuôi có tên con nuôi. Việc này không phù hợp với quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, đây là những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã phát sinh đã lâu, giữa các bên có sự chăm sóc, nuôi dưỡng như cha mẹ và con. Do vậy, nếu các bên có nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thì UBND cấp xã tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế, không cần đăng ký khai sinh lại nhưng trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rò là “cha mẹ nuôi”.

Hiện nay số các trường hợp đủ điều kiện để đăng ký nuôi con nuôi thực tế còn rất nhiều, tuy nhiên thời hạn đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế chỉ còn hơn 6 tháng. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi thực tế cần có các biện pháp cụ thể, quyết liệt hơn. Song song với hoạt động tuyên truyền sẽ tiến hành rà soát, thống kê, đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế trên địa bàn. Việc rà soát, thống kê, đánh giá tình hình nuôi con nuôi thực tế phải được tiến hành tại từng thôn, tổ dân phố ở mỗi địa phương. Cán bộ Tư pháp – hộ tịch phối hợp với các tổ chức chính trị tại thôn, tổ dân phố, ban công tác Mặt trận Tổ quốc, cộng tác viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022