- Mọi thủ tục xin xây dựng nhà đều đứng tên cụ Mẹo nên nhà thuộc sở hữu của cụ Mẹo.
- Ba bản di chúc của cụ Mẹo cho Tòa giám mục thành phố P hưởng di sản không có giá trị vì cụ Mẹo có di chúc thứ 4 lập ngày 17-2-2000.
- Phía nguyên đơn cho rằng di chúc thứ 4 vô hiệu vì bản giám định sức khỏe của cụ Mẹo được thực hiện không đúng các thủ tục, các giấy tờ xác nhận của Hội đồng giám định pháp y sử dụng là không có giá trị vì không đúng theo mẫu là không có căn cứ để bác di chúc ngày 17-2-2000.
Bản án sơ thẩm đã bác yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu hưởng di sản là nhà đất của cụ Mẹo.
- Bà Tuyết được hưởng nhà đất của cụ Mẹo và có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật.
Ngày 19-4-2003 ông Lương Vĩnh Phú (đại diện Tòa giám mục thành phố P) kháng cáo: Di chúc 17-2-2000 của cụ Mẹo có nhiều khiếm khuyết mà Tòa sơ thẩm công nhận là sai.
Bản án phúc thẩm số 24/DSPT ngày 7-1-2004 Tòa án nhân dân tỉnh B nhận định: Việc nguyên đơn cho rằng di chúc ngày 17-2-2000 có nhiều khiếm khuyết là không đúng vì có xác nhận của y tế, có xác nhận của ủy ban nhân dân phường. Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của Tòa giám mục, công nhận di chúc 17-2-2000 cho bà Tuyết được hưởng di sản của cụ Mẹo là đúng pháp luật.
Bản án phúc thẩm đã y án sơ thẩm.
Như vậy, trong vụ án trên cụ Mẹo đã có tới 4 bản di chúc định đoạt một loại tài sản là nhà đất tại phường Đức Long, thành phố P, tỉnh B. Di chúc ngày 17-2-2000 được cụ Mẹo lập sau cùng, được cụ Mẹo lăn tay và ký, có xác nhận của ủy ban nhân dân phường Đức Long, thành phố P. Trước khi lập di chúc này, cụ Mẹo có đi khám sức khỏe, có xác nhận của cơ quan y tế về việc cụ Mẹo đầy đủ sức khỏe để lập di chúc. Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã công nhận di chúc này là đúng pháp luật.
Có thể bạn quan tâm!
- Di Chúc Bằng Văn Bản Có Chứng Thực Của Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phường, Thị Trấn Hoặc Chứng Nhận Của Công Chứng Nhà Nước
- Thực Trạng Giải Quyết Những Tranh Chấp Về Tính Hợp Pháp Của Di Chúc Tại Tòa Án Nhân Dân
- Một Số Loại Tranh Chấp Về Thừa Kế Theo Di Chúc Cụ Thể
- Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 13
- Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
3.2.3. Di chúc của người không biết chữ
Hiện nay, do nền giáo dục của nước ta phát triển, nên đại đa số nhân dân đều đã biết chữ. Tuy vậy, cũng có một số người còn chưa biết chữ. Những người này thường là những người tuổi đã cao. Đã có một số người lập di chúc bằng hình thức nhờ người khác viết hộ. Tuy nhiên, đã có những di chúc không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của pháp luật. Khi có tranh chấp xảy ra, thì Tòa án các cấp cũng có những đánh giá khác nhau về giá trị của di chúc.
Chúng tôi xin nêu ví dụ:
Cụ Đỗ Văn Chiều và cụ Vũ Thị Lê có 5 con chung gồm các ông, bà: Đỗ Văn Tùng, Đỗ Thị Hảo, Đỗ Văn Hiếu, Đỗ Thị Khiếu và Đỗ Thị Hiểu. Khoảng năm 1977, cụ Lê và cụ Chiều ly hôn.
Năm 1987, cụ Lê và ông Tùng trực tiếp đi giao dịch mua bán 232 m2 đất trên có một số cây lâu năm tại 42/2/4 Trần Phú, phường 1, thành phố V của ông Nguyễn Văn Ngà.
Năm 1990, vợ chồng bà Hảo có xin ông Tùng cho về ở nhờ trên đất, có viết giấy xin ở nhờ.
Ngày 5-1-1994 cụ Lê có nhờ ông Trịnh Văn Thân viết hộ di chúc do cụ Lê không biết chữ; sau đó, cụ Lê nhờ ông Trần Công Khanh và bà Nguyễn Thị Tạnh làm chứng. Di chúc có nội dung cụ Lê cho bà Hảo toàn bộ nhà đất tại 42/2/4 Trần Phú, phường 1, thành phố V. Di chúc không được chứng nhận, chứng thực. Khi lập di chúc cụ Lê đã bị bệnh, sức khỏe yếu nhưng vẫn tỉnh táo, minh mẫn.
Bà Hảo yêu cầu hưởng toàn bộ nhà đất theo di chúc của cụ Lê. Ông Tùng không công nhận di chúc.
Ông Trịnh Văn Thân (người viết hộ di chúc) khai: Cụ Lê và bà Hảo có nhờ ông viết hộ di chúc vì cụ Lê không biết chữ. Lúc ông Thân viết di chúc thì có mặt bà Tạnh và ông Khanh.
Ông Trần Công Khanh (người làm chứng di chúc) khai: Di chúc đã được viết từ trước. Ông Khanh có đọc nội dung di chúc và ký do cụ Lê nhờ làm chứng. Lúc đó cụ Lê còn khỏe, khoảng 3 tháng sau mới chết.
Bà Nguyễn Thị Tạnh khai: Theo bà Tạnh biết thì đất này ông Ngà bán cho cụ Lê và ông Tùng. Di chúc do ông Thân viết từ trước. Khi viết di chúc không có mặt bà Tạnh. Sau khi di chúc được viết xong, cụ Lê có mời bà Tạnh sang làm chứng. Lúc đó bà Tạnh và ông Khanh cùng ký vào di chúc, nhưng không đọc nội dung. Vài ngày sau khi lập di chúc, cụ Lê chết.
Bản án sơ thẩm số 02/DSST ngày 7-1-1997 của Tòa án nhân dân thành phố V đã công nhận nhà đất tại tỉnh B là do ông Tùng và cụ Lê cùng mua vì giấy tờ mua đứng tên 2 người; không công nhận di chúc vì cụ Lê không biết chữ mà di chúc không được chứng thực theo quy định của Điều 655 Bộ luật dân sự năm 1995.
Bà Hảo kháng cáo: Yêu cầu công nhận di chúc.
Bản án phúc thẩm số 18/DSPT ngày 9-4-1997 Tòa án nhân dân tỉnh B đã công nhận di chúc là hợp lệ, giao cho bà Hảo nhà đất theo di chúc của cụ Lê.
Ngày 30-6-1997, ông Tùng khiếu nại không đồng ý việc Tòa án cấp phúc thẩm công nhận di chúc.
Tại quyết định số 71/KN-VKSTC-V5 ngày 5-11-1997 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm trên bởi vì di chúc của cụ Lê không hợp pháp do nhà đất không phải toàn bộ của cụ Lê mà cụ Lê định đoạt toàn bộ cho bà Hảo là sai và các con cụ Lê đều thừa nhận cụ Lê không biết chữ nhưng di chúc của cụ Lê lại không có chứng thực hay chứng nhận của cấp có thẩm quyền là vi phạm Điều 655 Bộ luật dân sự năm 1995.
Tại quyết định giám đốc thẩm số 50/GĐT-DS ngày 24-3-1998 Tòa D đã cho rằng ngày 5-1-2001, cụ Lê có nhờ ông Trịnh Văn Thân viết hộ di chúc thể hiện ý chí của cụ Lê, có chữ ký, điểm chỉ của cụ Lê và di chúc có 2 người làm chứng nên di chúc trên hợp lệ. Quyết định giám đốc thẩm đã bác kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Sau khi nghiên cứu vụ án trên, chúng tôi thấy cụ Lê là người không biết chữ nhưng di chúc của cụ Lê lại không có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nên di chúc không phát sinh hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 655 Bộ luật dân sự. Mặt khác, cả hai người làm chứng đều khai là không có mặt khi ông Thân viết di chúc, nên không phù hợp với quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự về việc người làm chứng cho di chúc phải có mặt khi lập di chúc.
Bản án sơ thẩm và kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định di chúc không phát sinh hiệu lực là đúng. Bản án phúc thẩm và quyết định giám đốc thẩm lại cho rằng di chúc hợp lệ là sai.
3.2.4. Người làm chứng cho di chúc
Cụ Đỗ Thới Kiệt (chết ngày 2-3-1998) và cụ Nguyễn Thị Biết (chết ngày 14-1- 2001) có hai con chung là bà Đỗ Minh Thuyết và bà Đỗ Thị Nguyệt. Cụ Kiệt và cụ Biết để lại tài sản gồm một ngôi nhà và vườn cây ăn trái trên diện tích 6.278 m2 tọa lạc tại ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm, huyện T, tỉnh B. Diện tích đất này, hai cụ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1997.
Theo bà Nguyệt khai: Ngày 15-9-2000 cụ Biết lập di chúc cho vợ chồng bà Nguyệt, ông Thủy toàn bộ tài sản trên. Nội dung di chúc do cụ Biết thảo, bà Nguyệt mang đi đánh máy. Sau đó cụ Biết ký trước mặt ông Sinh. Ông Sinh xác nhận vào di chúc. Ngày 16-9- 2000 bà Nguyệt đưa bản di chúc cho cho bà Lê Thị Diệu và ông Vò văn Tư ký tên xác nhận.
cụ Biết.
Bà Nguyệt, ông Thủy yêu cầu được hưởng thừa kế toàn bộ di sản của cụ Kiệt và
Theo bà Thuyết khai: Ngày 16- 9-1997 cụ Kiệt lập tờ ủy quyền cho cụ Biết được
toàn quyền quyết định trong các giao dịch dân sự đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của cụ Kiệt. Tờ ủy quyền này được ủy ban nhân dân huyện T xác nhận.
Ngày 20-9-1997, cụ Biết lập tờ truất quyền hưởng di sản với nội dung: Cụ Biết được cụ Kiệt giao quyền định đoạt tài sản theo tờ ủy quyền ngày 16-9-1997. Cụ Biết truất quyền
hưởng di sản thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt đối với những tài sản riêng và chung của cụ Kiệt, cụ Biết. Cụ Biết di tặng tài sản riêng và chung của vợ chồng bà cho 3 đứa cháu ngoại là Hùng, Diễm, Hoàng (ba con của bà Thuyết). Tờ truất quyền có chữ ký và lăn tay của cụ Biết.
Ngày 3-1-2001 cụ Biết lập di chúc có nội dung: Sau khi cụ qua đời thì bà Thuyết được toàn quyền thừa hưởng phần tài sản ngôi nhà và đất vườn cây là tài sản của cụ Kiệt và cụ Biết. Di chúc này cụ Biết nhờ ông Nguyễn Văn Thắng viết hộ. Cụ Biết ký tên và lăn tay. Ông Nguyễn Văn Thắng và ông Lương Văn Dầm làm chứng ký tên.
Bà Thuyết yêu cầu được thừa kế toàn bộ di sản của cụ Kiệt và cụ Biết theo di chúc lập ngày 3-1-2001 hoặc đề nghị cho anh Hùng, chị Diễm, anh Hoàng (3 con của bà Thuyết) được thừa hưởng di sản của cụ Kiệt và cụ Biết theo tờ truất quyền lập ngày 20-9- 1997.
Bản án sơ thẩm số 55/DSST ngày 14-11-2002 của Tòa án nhân dân huyện T quyết định:
- Bác yêu cầu khởi kiện của bà Nguyệt về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Kiệt và cụ Biết theo di chúc lập ngày 15-9-2000.
- Chấp nhận yêu cầu của bà Thuyết về việc chia di sản thừa kế của cụ Kiệt và cụ Biết theo di tặng lập ngày 20-9-1997.
Ông Hùng, bà Diễm, ông Hoàng được đồng thừa hưởng chung di sản của cụ Kiệt và cụ Biết theo di tặng ngày 20-9-1997 gồm toàn bộ nhà đất là di sản của cụ Kiệt và cụ Biết.
định:
Ngày 25-11-2002 bà Nguyệt kháng cáo.
Bản án phúc thẩm số 48/DSPT ngày 21-4-2003 Tòa án nhân dân tỉnh B đã nhận
- Đối với tờ truất quyền hưởng di sản của cụ Biết được lập ngày 20-9-1997 với nội
dung truất quyền hưởng di sản của vợ chồng, con cái bà Nguyệt, di tặng tài sản cho 3 con của bà Thuyết, nhưng các con bà Thuyết (người được di tặng) đã không thực hiện việc
đăng ký theo quy định của pháp luật về tặng cho tài sản là bất động sản theo quy định của Điều 463 Bộ luật dân sự năm 1995 nên giấy này không còn giá trị.
- Đối với di chúc ngày 15-9-2000 có chữ ký của cụ Biết, nhưng cụ Biết chỉ ký trước mặt có một nhân chứng là ông Sinh, nên di chúc không phát sinh hiệu lực.
- Đối với di chúc ngày 3-1-2001: Ông Nguyễn Văn Thắng là người viết hộ di chúc cho cụ Biết, lại đồng thời là người làm chứng cho di chúc nên không đủ độ tin cậy đối với di chúc. Di chúc không có hiệu lực.
Bản án phúc thẩm trên đã phân chia di sản của cụ Kiệt và cụ Biết theo pháp luật.
Sau khi nghiên cứu vụ án trên, chúng tôi thấy rằng, việc cụ Biết di tặng toàn bộ nhà đất cho 3 con bà Thuyết là không phù hợp với quy định của Điều 674 Bộ luật dân sự năm 1995. Mặc dù có nhận định chưa chính xác về việc di tặng, nhưng bản án phúc thẩm vẫn không công nhận việc di tặng của cụ Biết là đúng pháp luật. Đối với di chúc ngày 3-1- 2001, Bản án phúc thẩm cho rằng, ông Nguyễn Văn Thắng là người viết hộ di chúc thì không được làm chứng cho di chúc là không đúng theo quy định tại Điều 657 Bộ luật dân sự quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc.
3.2.5. Di chúc giả
Cụ Nguyễn Văn Tam (chết năm 1957) và cụ Phan Thị Dần (chết năm 1983) có 10 con chung gồm các ông, bà: Nguyễn Thị Mạnh, Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Thị Tư, Nguyễn Thị Tốt, Nguyễn Thị Hấn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Thị Chăm, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Tấn Tài và Nguyễn Văn Chích. Di sản của cụ Tam và cụ Dần để lại gồm 1 căn nhà trên 502 m2 đất thổ cư, 12 cây dừa, 1 cây gòn, 1 cây bát, 1 tủ đứng, 1 tủ thờ. Năm 1997, khi Nhà nước làm sân vận động có thu hồi 350 m2 đất là di sản của cụ Tam và cụ Dần và đền bù 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh (nguyên đơn) khai: Cụ Tam và cụ Dần chết, không có di chúc. Ông yêu cầu chia thừa kế.
Bà Nguyễn Thị Chăm (bị đơn) cho rằng năm 1993, cụ Dần có di chúc cho bà Chăm toàn bộ nhà đất, nên bà Chăm không đồng ý chia thừa kế.
Bản án 201/DSST ngày 10-12-1997 của Tòa án nhân dân thị xã Long Xuyên và bản án số 126/DSPT ngày 3-4-1998 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã hủy di chúc năm 1993 do bà Chăm xuất trình; chia thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, trong vụ án này, bà Chăm xuất trình di chúc của cụ Dần mà bà Chăm cho rằng cụ Dần đã lập năm 1993. Lời khai và tài liệu do bà Chăm xuất trình mâu thuẫn với sự kiện: Cụ Dần chết năm 1983. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy di chúc do bà Chăm xuất trình là đúng pháp luật vì cụ Dần đã chết năm 1983 thì không thể lập di chúc vào năm 1993.
3.2.6. "Định cho" có được coi là định đoạt tài sản hay không?
Cụ Đào Văn Luận và cụ Đinh Thị Mộc là vợ chồng, có 3 con chung là ông Đào Đăng Khoa, ông Đào Đức Bảng và bà Đào Thị Kim Thịnh. Cụ Đinh Thị Mộc chết tháng 1-1995, không có di chúc. Cụ Đào Văn Luận chết tháng 11-1995. Cụ Luận và cụ Mộc để lại một ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 1.000 m2 tại tổ 18, phố Minh Hà, Tiên Cát, thành phố V, tỉnh P.
Ông Đào Đức Bảng hy sinh năm 1976, có con là Đào Mạnh Phú. Ông Đào Đăng Khoa chết năm 2003, có vợ là bà Hoàng Thị Thanh.
Từ khi hai cụ mất, di sản do bà Hoàng Thị Thanh quản lý.
Bà Đào Thị Kim Thịnh, anh Đào Mạnh Phú yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà đất của cụ Luận và cụ Mộc.
Bà Hoàng Thị Thanh xuất trình bản di chúc do cụ Luận lập năm 1982, có chữ ký của cụ Luận, có 2 người làm chứng. Bà Thanh cho rằng di chúc của cụ Luận cho vợ chồng bà toàn bộ tài sản nên không đồng ý chia thừa kế. Di chúc viết: "… tôi định cho vợ chồng Khoa và Thanh toàn bộ nhà đất".
Bản án số 07/DSST ngày 13-1-2004 Tòa án nhân dân thành phố V đã quyết định: Bác di chúc của cụ Luận do bà Thanh xuất trình, chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Bà Thanh kháng cáo yêu cầu chia thừa kế theo di chúc.
Bản án phúc thẩm số 17/DSPT ngày 25-4-2004 Tòa án nhân dân tỉnh P đã nhận định: Bản di chúc của cụ Luận được các bên thừa nhận chữ ký trong di chúc là của cụ Luận, nhưng khi cụ Luận viết di chúc năm 1982 thì cụ Mộc vẫn còn sống. Đến năm 1995 cụ Mộc chết, nhưng cụ Mộc vẫn không hề có ý kiến gì về di chúc này. Mặt khác, mặc dù đã viết di chúc năm 1982, nhưng sau đó cụ Luận đã nhiều lần viết thư đề nghị bà Thịnh thảo hộ cụ bản nháp di chúc khác. Tại các thư này, cụ Luận viết là cụ viết di chúc năm 1982 là để vợ chồng bà Thịnh giữ lấy nhà đất. Như vậy, về hình thức bản di chúc không có chữ ký của cụ Mộc người đồng sở hữu tài sản với cụ Luận. Về nội dung, cụ Luận viết không nhằm mục đích chia di sản. Do vậy, bản di chúc năm 1982 của cụ Luận đã không đúng cả nội dung và hình thức nên không thể thỏa mãn nội dung kháng cáo của bà Thanh được.
Bản án phúc thẩm đã y án sơ thẩm.
Chúng tôi thấy rằng, bản án phúc thẩm trên lập luận chưa đúng, bởi vì: Dù cụ Mộc không có ý kiến vào di chúc của cụ Luận thì di chúc của cụ Luận cũng có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Luận bằng 1/2 tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, di chúc của cụ Luận mới chỉ "định cho " nên chưa thể coi là cụ Luận đã định đoạt tài sản. Vì vậy, di chúc không phát sinh hiệu lực.
3.2.7. Hiệu lực của di chúc
Cụ Nguyễn Thiện Chơn và cụ Vò Thị Thành có hai con là ông Nguyễn Thiện Nhơn và bà Nguyễn Thị Trực đều đang định cư tại Mỹ. Ông Nhơn có con là chị Nguyễn Thị Phương Oanh; bà Trực có con là chị Nguyễn Thị Kim Hoa. Cụ Chơn chết năm 1972, không có di chúc. Năm 1973, cụ Thành phá nhà cũ (của cụ Chơn và cụ Thành), làm nhà mới trên đất của cụ Chơn và cụ Thành.
Ngày 28-1-1997 cụ Thành lập di chúc giao toàn bộ tài sản của cụ Chơn và cụ Thành tại ấp Thạnh Yên, xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh T cho chị Oanh gồm: 0,8 ha đất canh tác, 0,42 ha đất màu và một ngôi nhà tổ xây tường lợp ngói cùng một hồ nước mưa. Di chúc của cụ Thành có hai người làm chứng, có xác nhận của Công an ấp và ủy ban nhân dân xã Thạnh Trị.