Một Số Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Áp Dụng Các Biện Pháp Pháp Lý Chống Thất Thu Thuế Nhập Khẩu Ở Việt Nam

hồi nợ thuế nhập khẩu cũng thể hiện sự yếu kém: Sự phối hợp giữa Cục Thuế xuất nhập khẩu với các Vụ, Cục, các Chi cục Hải quan địa phương trong ngành; giữa cơ quan Hải quan với các lực lượng liên quan, giữa lực lượng chuyên trách và các bộ phận nghiệp vụ khác trong ngành Hải quan nhiều khi còn thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, các quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước và Tổng cục Hải quan; giữa Tổng cục Cảnh sát nhân dân và Tổng cục Hải quan; Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính... đã được ký kết song sự phối hợp cung cấp thông tin nhằm điều tra, xác minh, kiểm tra sổ sách kế toán với trường hợp nghi ngờ gian lận chưa hiệu quả, còn mang nặng hình thức, nhiều khi chỉ tồn tại trên giấy tờ.

- Một số biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính chưa được quy định chi tiết, cụ thể và thiếu xót gây khó khăn trong việc truy thu thuế:

Theo khoản 1 Điều 23 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 quy định nếu đối tượng nộp thuế chậm nộp quá chín mươi ngày thì bị cưỡng chế. Quy định này có thể được hiểu là doanh nghiệp nợ thuế quá hạn được phép làm thủ tục thêm chín mươi ngày mới bị cưỡng chế. Điều này đã làm tăng đáng kể số nợ thuế nhập khẩu.

Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp thu giữ, kê biên tài sản của đối tượng nợ thuế chưa cụ thể, chi tiết về các vấn đề quản lý và xử lý tài sản kê biên; trường hợp nào phải áp dụng biện pháp thu giữ, kê biên tài sản; các thành viên tham gia hội đồng thu giữ; kinh phí hoạt động…

Quy định về biện pháp “Trích tiền trên tài khoản của người nộp thuế ở ngân hàng” chưa được cụ thể, chi tiết, do đó biện pháp này còn mang tính hình thức, khó thực hiện trên thực tế ở nước ta. Hạn chế thứ nhất là việc khó xác định thông tin của người nợ thuế để có căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế. Thông thường doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc vài tài khoản tiền gửi ngân hàng khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.

Việc đăng ký tài khoản không mang tính bắt buộc mà doanh nghiệp tự khai theo mẫu in sẵn. Do đó, khi tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức và làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế. Hạn chế thứ hai là hầu hết các thông tin như số dư tài khoản, số hiệu và nơi mở tài khoản mà người nợ thuế cung cấp để ban hành quyết định cưỡng chế chỉ mang tính đối phó. Khi cơ quan thuế đối chiếu, kiểm tra xác minh lại thông tin với phía ngân hàng, tổ chức tín dụng lại gặp nhiều khó khăn do phía ngân hàng, tổ chức tín dụng từ chối hợp tác hoặc không tạo điều kiện, hiện cũng chưa có chế tài cụ thể để xử lý, bởi luật còn quy định chung chung. Hạn chế tiếp theo là khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin thì tài khoản của doanh nghiệp có đủ số dư để ban hành quyết định cưỡng chế, nhưng khi ngân hàng nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì số dư trên tài khoản còn lại rất ít (do tài khoản tiền gửi chưa bị phong tỏa), nên không thể thực hiện được quyết định cưỡng chế.

Quy định về biện pháp “Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính do tổ chức, cá nhân khác (bên thứ ba) đang nắm giữ” chưa có quy định hướng dẫn rõ ràng, chi tiết cách thức xác định căn cứ bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính; chưa quy định cụ thể trách nhiệm các tổ chức, cá nhân bên thứ ba; cũng như trình tự, thủ tục tiến hành việc thu tiền, tài sản của bên thứ ba dẫn đến việc cưỡng chế thuế kém hiệu quả và người nộp thuế dễ tẩu tán tiền, tài sản rồi bỏ trốn.

Chưa có quy định về biện pháp xử lý đối với trường hợp các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, ngoài việc tổ chức đi tìm doanh nghiệp còn nợ thuế.

- Việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính của cơ quan Hải quan còn gặp một số khó khăn sau: việc xác minh các điều kiện để thực hiện các biện pháp cưỡng thi hành quyết định

hành chính còn chưa được sự phối hợp nhiệt tình của các đơn vị liên quan như cơ quan thi hành án, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh…; cơ quan Hải quan còn thiếu lực lượng để thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ngoài ra, qua kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra, ta nhận thấy các hành vi gian lận thuế nhập khẩu vẫn thường xuyên diễn ra bằng những thủ đoạn như: khai báo sai số lượng, giá tính thuế, sai mã số hàng hóa, xuất xứ hàng hóa... Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4% [58].

Các hành vi gian lận trong khai thuế nhập khẩu thường gặp là:

Các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở nước ta hiện nay - 10

- Gian lận kê khai số lượng hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp có một thủ đoạn thường thấy là kê khai số lượng hàng hóa ít hơn so với lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế để trốn thuế nhập khẩu do số lượng hàng nhập khẩu trong một chuyến thường rất lớn nên cơ quan chức năng khó kiểm sát hết được.

Một ví dụ mới đây là trường hợp: Ngày 26/5/2014, đội kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 đã xử phạt vi phạm Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Quý Nguyễn về hành vi khai báo sai số lượng hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế. Khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai Hải quan, hàng hóa nhập khẩu là máy bơm tạo khí dùng cho bể cá, cây gia nhiệt bể cá, đồng hồ volt kế. Tất cả số hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc, trị giá 6.697 USD, số thuế phải nộp chỉ hơn 19 triệu đồng. Trong khi đó, Tổ kiểm tra phát hiện hàng khai sai số lượng, gồm: 384 cây gia nhiệt thừa so với khai báo; hàng không khai báo, gồm: 14.050 đèn tròn các loại, 1.808 bơm nước các loại; 3.750 bơm tạo không khí [30].

- Gian lận giá tính thuế nhập khẩu.

Thứ nhất, hiện tượng khai báo giá không trung thực.

Với cách này, nhà nhập khẩu sẽ khai báo giá trị hàng hoá nhập khẩu thấp hơn so với giá mua bán hàng hoá trong thực tế.Ví dụ trong thực tế cho hành vi gian lận này: Thời gian qua có một số doanh nghiệp nhập khẩu lốp ô tô từ Trung Quốc có gian lận thương mại về giá, các nhà nhập khẩu chỉ khai mức giá thấp (25%-30% giá thực mua) để trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Khi bán ra thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu lốp ô tô chỉ xuất hóa đơn thuế bằng 50% giá trị, đồng thời thu thêm tiền mặt 50%. Điều này tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh với các nhà sản xuất lốp ô tô và gây thất thu Ngân sách Nhà nước [27].

Thứ hai, hiện tượng khai thấp về chất lượng hàng hoá.

Doanh nghiệp sẽ khai báo hàng hoá của họ là hàng thứ phẩm; hàng loại A, B, C, D; hàng tồn kho; hàng kém chất lượng… nhưng thực tế lại là hàng chất lượng cao, hàng hiệu với giá bán thực tế cao gấp mấy lần thậm chí mấy chục lần. Ví dụ: Vụ gian lận giá hàng hóa điển hình bị Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 phát hiện gần đây là lô hàng mang nhãn hiệu Pierre Cardin do Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Thương mại Hoa Mặt Trời (trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh) nhập khẩu vào tháng 5/2013. Theo khai báo của doanh nghiệp này, hàng hóa gồm váy, quần lót, áo ngực… là hàng chợ kém chất lượng, có giá nhập về chỉ từ 6.000 - 16.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, các sản phẩm này được bán trong các cửa hàng thời trang, trung tâm thương mại lớn, như: Vincom, Parkson với giá khoảng 300.000 - 400.000 đồng/chiếc, tức là gấp 25 lần giá kê khai của doanh nghiệp [19].

- Gian lận thuế suất thuế nhập khẩu.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực xuất nhập khẩu đã xuất hiện nhiều hình thức gian lận thương mại, chủ yếu là gian lận về chứng

nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và việc khai báo mã số để hưởng lợi từ các chính sách miễn giảm thuế của các hiệp định thương mại.

Thứ nhất, gian lận về xuất xứ hàng hóa (C/O).

Một trường hợp vi phạm lớn điển hình trong thực tế là: 23 lô hàng sản phẩm điện tử, điện lạnh nhập khẩu trị giá 730.000USD có C/O mẫu D chứng nhận 100% giá trị sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan. Các lô hàng này được nhập về từ nhà xuất khẩu Chokchaimukdahan Import - Export được hưởng ưu đãi thuế suất theo AFTA. Tuy nhiên, các sản phẩm “made in Thailand” này đều mang nhãn hiệu Sony, Hitachi, Sharp… của Nhật Bản. Trước vụ việc này, Công ty Sony mẹ đã kiểm chứng với Công ty Sony tại Thái Lan và khẳng định sản phẩm của công ty không thể đạt 100% giá trị sản phẩm Thái Lan, nên việc sử dụng C/O từ Thái Lan là làm giả để hưởng mức thuế ưu đãi [23].

Thứ hai, gian lận trong việc khai báo mã số thuế.

Mới đây, Cục Hải quan Cao Bằng đã lật tẩy một hành vi thay đổi tên mặt hàng nhập khẩu của một số doanh nghiệp để áp sai mã số thuế có thuế suất thuế nhập khẩu 0% và truy thu trên 143 triệu đồng cho ngân sách. Cục Hải quan Cao Bằng phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có nhiều tên khai báo như “Hồ điện cực dùng cho lò nung”, “than điện cực dùng cho lò nung”, “điện cực than dùng cho lò nung”. Nghi vấn nằm ở chỗ dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng lại đều được doanh nghiệp khai cùng vào một mã số là 8545.11.00, có thuế suất thuế nhập khẩu là 0%. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu các tài liệu kĩ thuật của cơ quan chuyên môn và phân loại hàng hóa trong danh mục và biểu thuế xuất nhập khẩu, Chi cục Kiểm tra sau thông quan Cao Bằng đã xác định thực chất mặt hàng mà doanh nghiệp nhập về có mã số 3801.90.00, có thuế suất thuế nhập khẩu là 3% [42].

Nguyên nhân của thực trạng trên một mặt là do hạn chế của các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu như đã phân tích ở trên, mặt khác theo tôi là do:

Thứ nhất, về biểu thuế suất nhập khẩu.

Biểu thuế là “linh hồn” của chính sách thuế nhập khẩu của mỗi quốc gia. Biểu thuế nhập khẩu phải chi tiết, cụ thể với từng nhóm mặt hàng và mang tính ổn định cao mới đảm bảo cho việc tính thuế chính xác, tránh tình trạng gian lận, trốn thuế. Tuy nhiên, thuế suất nhập khẩu ở nước ta hay thay đổi dẫn đến những kẽ hở để đối tượng nộp thuế lợi dụng trốn thuế. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu hiện hành ở nước ta không chỉ đánh theo tính chất của hàng hóa còn đánh vào mục đích sử dụng. Do đó, biểu thuế suất của nước ta rất phức tạp, có quá nhiều mức thuế suất, sự chênh lệch giữa các mức thuế suất lớn và chưa phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy dẫn tới tâm lý cố tình vi phạm của các chủ thể nhập khẩu thông qua khai báo gian dối hàng hóa nhằm áp sai mã số thuế để hưởng thuế suất thấp hơn. Qua thực tiễn tại nhiều nước trên thế giới, ta thấy ở các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc... xây dựng nhiều mức thuế suất nhập khẩu khác nhau nhằm đạt được mục tiêu công bằng xã hội mà vẫn đảm bảo hiệu quả việc thu thuế bởi chính phủ của các nước này có đủ khả năng kiểm soát hiệu quả nguồn thu thuế nhập khẩu. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, do trình độ quản lý nền kinh tế nói chung và quản lý thuế nhập khẩu nói riêng còn nhiều hạn chế nên nếu áp dụng chính sách nhiều mức thuế suất nhập khẩu khác nhau sẽ không đạt được hiệu quả công bằng xã hội mà còn tạo cơ hội cho gian lận thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước [55, tr. 55 - 56].

Thứ hai, ý thức pháp luật của người dân và cán bộ chưa cao: Hiểu biết về chính sách, pháp luật thuế nhập khẩu của các chủ thể nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Đồng thời, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn “chộp giật” chưa cao. Do vậy, các hành vi lợi dụng kẻ hở của pháp luật để gian lận thương mại, trốn thuế

thường xuyên diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, hiện tượng một số cán bộ, công chức Hải quan tiêu cực, tham nhũng, tiếp tay cho hoạt động gian lận, trốn thuế nhập khẩu còn tồn tại nhiều, khiến cho hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu càng trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba, hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế còn hạn chế. Cơ quan Thuế chủ yếu mới tập trung vào công tác tuyên truyền về thuế, còn công tác hỗ trợ đối tượng nộp thuế còn nghèo nàn, rời rạc, phân tán và bị động. Chức năng hỗ trợ hướng dẫn đối tượng nộp thuế còn chưa được phân định rõ ràng giữa các phòng trong cơ quan Thuế: Phòng hỗ trợ và các phòng quản lý. Nội dung hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số lượng rất hạn chế các văn bản hướng dẫn, chưa có điều tra, khảo sát, phân tích nhu cầu của đối tượng nộp thuế theo nhu cầu của đối tượng. Cán bộ làm công tác hỗ trợ còn chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Bộ phận hỗ trợ chưa đảm nhiệm được vai trò trung tâm chỉ đạo thống nhất về các hoạt động hỗ trợ, chưa lập được chương trình kế hoạch hoạt động, chưa biên soạn được các tài liệu hỗ trợ để hướng dẫn thực hiện thống nhất trong nước. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế nhập khẩu, đạo đức kinh doanh ở nước ta còn chưa được chú trọng nhiều, dẫn đến ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của nhiều doanh nghiệp còn kém. Các văn bản mới ban hành chủ yếu được in ở các tập tin nội bộ và đăng trên một số báo chuyên ngành, mà chưa được hướng dẫn và phổ biến tới các đối tượng nộp thuế thông qua các hình thức hay như hội thảo hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; các thông tin lại chưa được cập nhật kịp thời. Vì vậy, các đối tượng nộp thuế thường phải tốn nhiều thời gian và công sức để tự cập nhật, tự nghiên cứu, tự trang bị kiến thức về các văn bản pháp luật.

2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng áp dụng các biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam

2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về chống thất thu thuế nhập khẩu

Xuất phát từ trực trạng trên, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế nhập khẩu nói chung và các quy định về biện pháp pháp lý chống thất thu thuế nhập khẩu nói riêng để đáp ứng những yêu cầu thực tế, góp phần đẩy mạnh công tác chống gian lận trốn thuế nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu từ thuế nhập khẩu cho ngân sách. Để làm được điều đó thì cần chú trọng các định hướng sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế và tham nhũng. Các đường lối, chính sách này được ghi trong nhiều văn kiện của Đảng, như Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Trong lĩnh vực tài chính công, Nghị quyết số 48-NQ/TW chỉ rõ:

Hoàn thiện pháp luật về tài chính công, xác định rõ nguồn thu và cơ cấu chi của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, thống nhất chế độ chi tiêu; tiếp tục cải cách pháp luật về thuế theo hướng ổn định, đơn giản hơn, mức thuế phù hợp, có tính đến các định chế kinh tế Quốc tế và khu vực cũng như các điều ước Quốc tế khác có liên quan.

Trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động quản lý Nhà nước đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ, đồng thời khắc phục tình trạng công tác thanh tra, kiểm tra gây khó khăn, phiền hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023