Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 6

hành lấy lời khai ngay. Khác với người làm chứng chỉ đơn thuần là người chứng kiến, biết được tình tiết liên quan đến nội dung vụ án một cách khách quan. người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự... là những người mà quyền lợi, nghĩa vụ của họ bị ảnh hưởng bởi các tình tiết của vụ án. Chính vì vậy mà lời khai của họ có thể không khách quan, mà thiên theo hướng chủ quan có lợi cho mình.

Việc lấy lời khai của những người nêu trên cũng cần được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng quy định giống như đối với việc lấy lời khai của người làm chứng. Do tính chất của những người này thường đứng trên quyền lợi đối lập nhau, nên khi lấy lời khai của họ cũng cần phải đối chiếu với nhiều lời khai của các đối tượng khác và những chứng cứ khác thu thập trong quá trình điều tra để tìm ra được lời khai chân thật, đáng tin cậy để sử dụng vào trong việc khám phá sự thật khách quan của vụ án.


2.3. ĐỐI CHẤT


Đối chất là biện pháp điều tra được áp dụng trong trường hợp có sự mâu thuẫn trong lời khai giữa những người tham gia tố tụng với nhau về cùng một vấn đề nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án.

Có thể hiểu đối chất là "hình thức lấy lời khai cùng một lúc của hai hay nhiều người để làm rò những tình tiết còn mâu thuẫn trong lời khai của từng người" [16, tr. 114].

Thông qua đối chất mà làm rò hoặc giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong các lời khai; thống nhất được lời khai của những người được đưa ra đối chất; thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để kết luận về tội phạm được đầy đủ, chính xác.

Từ biện pháp đối chất có thể thu thập được những thông tin mới làm cơ sở để vạch phương hướng làm rò những vấn đề cụ thể của vụ án. Đồng thời giúp hiểu được tâm lý các đối tượng trong quá trình đối chất, hiểu được

nguyên nhân khai đúng hoặc khai sai sự thật của họ để có cách xử lý đúng đắn. Hoạt động đối chất còn vạch trần được thái độ ngoan cố của bị can, đánh gục ý chí chống đối, làm chuyển thái độ khai báo của họ theo chiều hướng tích cực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Những người có thể đưa ra đối chất bao gồm bị can, người bị nghi phạm tội, người làm chứng, người bị hại.

Trong quá trình đối chất có thể xảy ra các tình huống: một trong những người tham gia đối chất có lời khai đúng lại thay đổi chuyển sang khai báo sai; hoặc cả hai người tham gia đối chất đều thay đổi lời khai, đưa ra lời khai gian dối mới có chủ định không mâu thuẫn với nhau. Nhược điểm của hoạt động đối chất là dễ bộc lộ những chứng cứ đã thu thập được; bị can dễ có điều kiện thông cung, chính vì vậy mà Điều tra viên phải thận trọng và chỉ sử dụng biện pháp đối chất khi đã sử dụng các biện pháp điều tra khác không giải quyết được mâu thuẫn trong lời khai. Khi triệu tập những người tham gia đối chất không để cho họ tiếp xúc với nhau nhằm đề phòng họ có thỏa thuận lời khai hoặc tác động lẫn nhau làm mất tính khách quan của cuộc đối chất.

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 6

Khi tiến hành đối chất, cần phải thận trọng, khách quan, chú ý lắng nghe lời khai của các đối tượng và những lý lẽ mà họ đưa ra, không được chỉ thích nghe lời khai nào phù hợp với nhận định ban đầu. Đồng thời không được dùng đối chất thay thế các biện pháp điều tra khác; hoặc qua đó để mớm cung, dụ cung, bức cung nhằm thống nhất lời khai một cách giả tạo theo ý muốn chủ quan của Điều tra viên. Phải nghiêm chỉnh tuân thủ quy định của pháp luật khi tiến hành đối chất.

Pháp luật tố tụng hình sự có quy định: Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và câu trả lời của những

người này phải được ghi vào biên bản. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc những lời khai lần trước của họ (khoản 3 Điều 138 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Ở đây cần xác định đối chất là một biện pháp điều tra chỉ được thực hiện khi có mâu thuẫn trong lời khai của các đối tượng. Việc tiến hành đối chất nhằm đi đến sự thật thống nhất. Chính vì vậy, cần tạo tâm lý thoải mái cho những người tham gia đối chất và cũng cần lưu ý tới những đối tượng không thể đối chất cùng nhau được (ví dụ như người có quyền lợi đối lập nhau trong vụ án, người sợ có thể bị trả thù...).

Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối (khoản 2 Điều 138 Bộ luật Tố tụng hình sự). Điều này được lý giải bởi "những người tham gia tố tụng khác như người bị tình nghi, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và họ không buộc phải chịu trách nhiệm về những hành vi quy định tại Điều 307 của Bộ luật Hình sự" [44, tr. 423].

Điều cần lưu ý ở đây là vì đối chất dễ bộc lộ những nhược điểm như đã phân tích ở trên, nên khi sử dụng biện pháp đối chất cần thận trọng và lập kế hoạch kỹ càng. Cần phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật cũng như những biện pháp nghiệp vụ cần thiết để hoạt động đối chất phát huy được hiệu quả của mình, cũng như không làm cản trở việc điều tra tìm ra sự thật khách quan của vụ án.


2.4. NHẬN DẠNG


Nhận dạng là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm mục đích làm rò sự đồng nhất, sự tương đồng hay sự khác biệt giữa đối tượng nhận dạng và đối tượng có liên quan đến vụ án mà người nhận dạng đã tri giác được trước đây bằng cách quan sát, so sánh các đặc điểm, vết tích của đối tượng nhận

dạng với hình ảnh đối tượng mà người nhận dạng đã tri giác trước đây còn ghi nhớ trong trí nhớ của người nhận dạng.

Hay có thể hiểu đơn giản hơn, nhận dạng là tổ chức cho một người quan sát, nhận xét, đối chiếu một số đối tượng (người, vật hoặc ảnh) với một đối tượng mà họ đã biết trước đây nhằm so sánh hoặc xác định đối tượng cần điều tra. Đây là biện pháp được áp dụng rộng rãi trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án. Kết quả của nhận dạng được coi là chứng cứ pháp lý của vụ án.

Về bản chất, nhận dạng là quá trình nhớ lại, nhận lại đối tượng mà trước đây người nhận dạng đã tri giác và ghi nhớ trong trí nhớ khi đối tượng đó xuất hiện trở lại. Hay nói cách khác, bản chất của biện pháp nhận dạng chính là sự xác định đồng nhất hình sự, là việc người nhận dạng quan sát, so sánh, phân tích đối tượng nhận dạng sau đó đưa ra kết luận.

Biện pháp nhận dạng có mục đích làm rò đối tượng gây án, vũ khí, công cụ, phương tiện gây án, tài sản bị chiếm đoạt, vai trò của từng bị can trong vụ án; đồng thời cũng xác định địa điểm gây án, nơi chuẩn bị, cất giấu những vũ khí, công cụ, phương tiện gây án cũng như tài sản, đồ vật có liên quan đến vụ án.

Theo Điều 139 Bộ luật Tố tụng hình sự, người nhận dạng có thể là người làm chứng, người bị hại, bị can. Những người này phải có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình; có khả năng tri giác, khai báo đúng đắn những thông tin về đối tượng nhận dạng; có động cơ, mục đích đúng đắn trong việc tham gia nhận dạng.

Đối tượng nhận dạng là đối tượng được cơ quan điều tra đưa ra để nhận dạng, gồm đối tượng nhận dạng chính và đối tượng nhận dạng tương tự.

Sự cần thiết tiến hành nhận dạng được xác định căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động điều tra và những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án.

Khi tiến hành nhận dạng Điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại, bị can nhận dạng. Nghĩa là khi tiến hành hình thức nhận dạng nào thì Điều tra viên cũng phải lựa chọn, cân nhắc tùy theo tình huống, điều kiện cụ thể mà mời người, đưa vật, ảnh ra nhận dạng cho phù hợp.

Cơ quan điều tra chỉ tiến hành nhận dạng khi thật cần thiết và là biện pháp tối ưu nhất để giải quyết yêu cầu điều tra đặt ra.

Đối với đối tượng nhận dạng là người thì Điều tra viên phải yêu cầu họ có thái độ tự nhiên, nghiêm túc, không được có cử chỉ hoặc thái độ, lời nói làm ảnh hưởng, tác động tâm lý đến người nhận dạng.

Khi nhận dạng, trong tư duy của người nhận dạng lần lượt thực hiện hai quá trình: quá trình tái tạo và quá trình nhận biết. Quá trình tái tạo chính là quá trình người nhận dạng hồi tưởng, nhớ lại hình ảnh của người hay đồ vật mà người nhận dạng đã tri giác trước đây trong mối liên hệ với vụ án, bao gồm nhiều hoạt động suy luận như: tri giác đối tượng nhận dạng thực tại, so sánh đối tượng nhận dạng thực tại với đối tượng mà họ đã tri giác trước đó để đi đến kết luận về sự khẳng định, phủ định hay giả định. Quá trình nhận biết: nhận ra người hay đồ vật trên cơ sở của quá trình quan sát, so sánh đối tượng nhận dạng thực tại mà người nhận dạng nhận ra được đối tượng mà họ đã tri giác trước đây.

Điều 139 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó, họ có thể nhận dạng được. Số người, vật, ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và về bề ngoài phải tương tự giống nhau. Đối với việc nhận dạng tử thi thì không áp dụng nguyên tắc này. Trong trường hợp đặc biệt có thể cho xác nhận người qua tiếng nói. Nếu người làm chứng hay người bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối.

Việc giải thích phải được ghi vào biên bản. Trong khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đứa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hay ảnh đó. Việc tiến hành nhận dạng phải có mặt người chứng kiến.

Về nội dung điều luật trên, có một số điểm đáng chú ý là:

Thứ nhất: Việc hỏi trước người nhận dạng về tình tiết, vết tích, đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được là việc làm cần thiết, là cơ sở để xác định kết quả nhận dạng có chính xác hay không. Khi hỏi phải chú ý đặc điểm tâm lý của những người được hỏi để đánh giá khả năng nhận dạng của họ. Nếu người nhận dạng dưới 16 tuổi thì phải mời cha, mẹ người đại diện hợp pháp hoặc thầy, cô giáo của người đó tham dự.

Thứ hai: Về số lượng người, vật, ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự giống nhau. Có nghĩa là không có sự khác nhau nhiều về hình dạng thân thể, lứa tuổi, tầm thước, hình dáng bên ngoài, khuôn mặt, kiểu tóc, màu sắc...

Các vật đưa ra để nhận dạng phải cùng loại, cùng tên gọi, giống nhau cơ bản về kích thước, hình dáng, màu sắc, kiểu loại và nhãn hiệu.

Thứ ba: Việc lấy lời khai của người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp họ nhớ lại những đặc điểm của đối tượng nhận dạng mà họ đã tri giác trước đây trong mối liên hệ với vụ án có cơ sở để tiến hành nhận dạng hay không. Đồng thời đây cũng là cơ sở để kiểm tra, xác minh lời khai của người nhận dạng cũng như xem xét khả năng nhận dạng của người nhận dạng, từ đó xác định động cơ, mục đích tham gia của người nhận dạng v.v…

Khi lấy lời khai của người nhận dạng cần làm rò tình tiết xảy ra trước lúc người nhận dạng tri giác đối tượng, giúp Điều tra viên nắm được tình huống, lý

do người nhận dạng có mặt tại hiện trường, qua đó, làm rò những tình tiết, vết tích, đặc điểm của đối tượng mà người nhận dạng còn nhớ được và căn cứ vào đó để nhận lại đối tượng nhận dạng. Đây cũng là cơ sở để tổ chức hay không tổ chức cuộc nhận dạng, giúp người nhận dạng nhớ lại, tái tạo về hình ảnh của đối tượng nhận dạng, đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả nhận dạng.

Làm rò những điều kiện, hoàn cảnh liên quan đến quá trình tri giác của người nhận dạng. Người nhận dạng tri giác đối tượng lần đầu tiên hay đã quen biết đối tượng nhận dạng trước đó. Nếu quen biết đối tượng nhận dạng thì quen biết trong điều kiện, hoàn cảnh nào, vị trí, khoảng cách, thời gian theo dòi, quan sát; điều kiện, thời tiết, ánh sáng khi quan sát.

Làm rò điều kiện chủ quan của người nhận dạng khi quan sát, tình hình sức khỏe của người nhận dạng, tình trạng các cơ quan tri giác; tình trạng tâm lý của người nhận dạng khi tri giác. Làm rò đặc điểm nhân thân của người nhận dạng. Làm rò khả năng nhận dạng và bồi dưỡng cho người nhận dạng để có kết quả tốt nhất.

Như vậy, có thể thấy nhận dạng cũng là một biện pháp điều tra rất quan trọng và thường được sử dụng trong hoạt động điều tra. Việc nhận dạng có thể cho thấy được bản chất của đối tượng được đưa ra để nhận dạng, từ đó có thể tìm thấy bản chất của vụ án.

Tuy nhiên, việc nhận dạng cũng có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi của mỗi người, chính vì vậy mà việc quyết định và đưa ra hình thức nhận dạng phù hợp cũng là một yêu cầu đặt ra cho Điều tra viên trong hoạt động của mình. Chọn người nhận dạng và đối tượng nhận dạng không đúng, không những khó phát huy được tác dụng mà còn có thể làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người được chọn để nhận dạng, hoặc ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, sau khi xác minh được kết quả nhận dạng đúng thì có thể sử dụng nó như là một trong những chứng cứ của vụ án, trường hợp người nhận dạng đưa ra kết luận nghi vấn đối tượng nhận dạng có

liên quan đến vụ án thì chỉ được sử dụng vào việc nhận định, phán đoán, xác định phương hướng điều tra.


2.5. KHÁM XÉT


Khám xét là một biện pháp điều tra do những người có thẩm quyền tiến hành bằng cách lục soát, tìm kiếm trong người, đồ vật, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín bưu kiện, bưu phẩm của một người, nhằm phát hiện và thu giữ vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

Thực chất, khám xét là biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ của vụ án. Mặc dù là biện pháp điều tra nhưng khám xét mang tính cưỡng chế, thường đụng chạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, an toàn, bí mật về thư tín, điện tín của công dân. Do đó, khi khám xét phải có mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật, những người sau đây mới có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:

Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán (Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên) chủ tọa phiên tòa; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp có thẩm quyền ra lệnh khám xét nhưng trước khi thi hành phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp.

Trong trường hợp không thể trì hoãn được thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng. Trường hợp không thể trì hoãn có thể được hiểu là trường hợp:

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí