Lấy Lời Khai Người Làm Chứng, Người Bị Hại, Nguyên Đơn Dân Sự, Bị Đơn Dân Sự, Người Có Quyền Lợi, Nghĩa Vụ Liên Quan Đến Vụ Án‌

3. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

4. Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 198 của Bộ luật Hình sự [8].

Về hình thức, hỏi cung bị can là hoạt động hỏi - đáp giữa Điều tra viên và bị can. Nhưng xét về bản chất, hoạt động hỏi cung thể hiện mối quan hệ tương tác về mặt tâm lý giữa Điều tra viên và bị can của vụ án. Trong đó, Điều tra viên tiến hành tiếp xúc, xét hỏi bị can làm cho bị can khai báo về hành vi tội lỗi của mình và của đồng bọn. Đó là quá trình Điều tra viên tiếp xúc, tác động đến tâm lý của bị can, hướng tới và buộc bị can phải khai báo trung thực, đầy đủ và đúng đắn những vấn đề có liên quan đến vụ án đang điều tra. Điều tra viên có trách nhiệm trực tiếp điều khiển cuộc hỏi cung theo các nguyên tắc tố tụng nhằm xem xét một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện các tình tiết của vụ án và những yếu tố có liên quan, ảnh hưởng tới tâm lý và động cơ khai báo của bị can. Còn bị can trả lời các câu hỏi của Điều tra viên, khai báo các hành vi phạm tội của mình và đồng phạm, cung cấp các thông tin có liên quan đến vụ án mà mình biết.

Hỏi cung bị can lấy cảm hóa kết hợp với sử dụng mâu thuẫn, sử dụng chứng cứ để giải quyết tư tưởng cho bị can làm cơ sở cho phương pháp hỏi cung. Theo quy định tại khoản 2 Điều 49, việc hỏi cung không được tiến hành vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rò lý do vào biên bản. Trường hợp không thể trì hoãn được được hiểu là trường hợp mà do yêu cầu cấp bách có tính chất quyết định, quan trọng với hoạt động điều tra vụ án tại thời điểm đó buộc cơ quan điều tra và Điều tra viên phải tiến hành hỏi cung bị can ngay để thu thập chứng cứ giải quyết tình huống điều tra này.

Hỏi cung là một biện pháp quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, hỏi cung cũng dễ dẫn đến sai lầm chủ quan, xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi của bị can, chính vì vậy mà khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Việc hỏi cung phải được lập thành biên bản. Biên bản là văn bản phản ánh chân thực quá trình điều tra cũng như các giai đoạn khác trong việc giải quyết một vụ án hình sự. Biên bản cũng thể hiện rò nét việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng, xem các hoạt động đó có diễn ra đúng trình tự, thủ tục và nguyên tắc mà pháp luật quy định hay không. Trong quá trình hỏi cung phải lập biên bản ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và các câu trả lời. Sau khi hỏi cung phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Nếu có sửa chữa hoặc bổ sung biên bản thì bị can và Điều tra viên cùng ký tên xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra cùng ký xác nhận vào lời khai đó. Nếu việc hỏi cung bị can được ghi âm thì sau khi hỏi cung phải phát lại để bị can và Điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận. Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký tên vào từng trang biên bản hỏi cung. Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra viên phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.

Dưới góc độ tâm lý học, hỏi cung bị can là quá trình nhận thức gián tiếp của cơ quan điều tra về vụ án thông qua những tài liệu, thông tin mà bị

can cung cấp. Để có được các thông tin chính xác, khách quan và đầy đủ về vụ án, Điều tra viên phải sử dụng nhiều phương pháp, chiến thuật tác động tới tâm lý của bị can, thúc đẩy và điều chỉnh sự khai báo đúng đắn của bị can.

Kết quả của hoạt động hỏi cung luôn được đánh giá bằng sự trung thực, đầy đủ và đúng đắn qua các lời khai của bị can. Để có được lời khai đó, Điều tra viên phải bằng nhiều hoạt động khác nhau, linh hoạt và sáng tạo áp dụng các phương pháp, chiến thuật tác động tâm lý của bị can.

Điều 131 quy định: "Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can", nhưng không quy định trong khoảng thời gian nào, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Cần quy định rò ràng thời gian hỏi cung là bao nhiêu tiếng sau khi có quyết định khởi tố bị can để đảm bảo quyền lợi cho bị can, cũng như đảm bảo được việc thu thập chứng cứ của vụ án đúng thời gian luật định. Có những trường hợp có thể hỏi cung bị can ngay, cũng có những trường hợp cần phải đợi đến khi có luật sư mới tiến hành hỏi cung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Cũng có trường hợp cơ quan điều tra lập hồ sơ và kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can về một tội, nhưng Viện kiểm sát thấy chưa đủ căn cứ để truy tố về tội đó mà lại thấy có đủ căn cứ truy tố về một tội khác. Viện kiểm sát trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra, trong trường hợp này, nếu cơ quan điều tra chỉ thay đổi quyết định khởi tố bị can mà không tiến hành hỏi cung lại có thể sẽ dẫn đến vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị can, cũng như bỏ qua những chứng cứ có thể thu thập thêm được thông qua lần hỏi cung lại. Trong khi đó, pháp luật lại không có quy định trong trường hợp này cần phải làm như thế nào. Điều này cũng ít nhiều gây khó khăn cho những người tiến hành tố tụng; và hậu quả là mỗi nơi áp dụng theo một cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.

2.2. LẤY LỜI KHAI NGƯỜI LÀM CHỨNG, NGƯỜI BỊ HẠI, NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ, BỊ ĐƠN DÂN SỰ, NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN‌

Các biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự - 5

2.2.1. Lấy lời khai người làm chứng

Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án xảy ra, được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai theo đúng thủ tục pháp luật.

Người làm chứng phải đáp ứng đủ hai điều kiện: biết các tình tiết liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến để lấy lời khai. Trong đó, biết tình tiết liên quan đến vụ án có thể là hiểu biết trực tiếp thường có độ chính xác cao (nhìn thấy, nghe thấy) và hiểu biết gián tiếp (nghe kể lại...), tính chính xác, khách quan bị hạn chế. Tuy nhiên từ lời khai của họ có thể xác định được người làm chứng biết được tình tiết một cách trực tiếp.

Lấy lời khai của người làm chứng là biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập, theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của người làm chứng về những tình tiết của vụ án đang được điều tra và những tin tức, tài liệu khác có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm.

Lấy lời khai của người làm chứng là biện pháp điều tra mang tính phổ biến, thường được tiến hành trong điều tra các vụ án hình sự. Hoạt động này phải được tiến hành nhanh chóng, nhằm thu thập thông tin về vụ án. Chính vì vậy, ngay sau khi nhận được tin báo tố giác về vụ án xảy ra, Điều tra viên cần nhanh chóng xác định và lấy lời khai của người làm chứng nhằm khai thác mọi khả năng hiểu biết của họ về vụ án, giúp cho quá trình điều tra làm rò vụ án được nhanh chóng.

Khác với bị can và những người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác, khai báo và khai báo trung thực về vụ án là nghĩa vụ của người làm chứng. Đây là đặc điểm rất quan trọng trong việc triệu tập lấy lời

khai, các hình thức tác động tâm lý trong quá trình lấy lời khai người làm chứng.

Thực tiễn cho thấy qua lời khai của người làm chứng thường thu thập được nhiều thông tin về vụ án, đối tượng gây án và những tình tiết khác có liên quan đến vụ án xảy ra. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để chứng minh sự thật của vụ án.

Khi lấy lời khai của người làm chứng, thì:

Cán bộ lấy lời khai phải đi sâu nghiên cứu hồ sơ vụ án và tình hình bên ngoài có liên quan đến vụ án; đồng thời dựa vào những tình huống đã xảy ra ở hiện trường, nghiên cứu, phân tích tài liệu, dấu vết và vật chứng thu được, thu thập tin tức rộng rãi trong quần chúng để xác định diện người làm chứng và vạch ra phương hướng tìm những người có thể làm chứng được [36, tr. 110].

Như vậy, có thể nói, việc xác định được người làm chứng cũng là một vấn đề quan trọng trong hoạt động điều tra. Không phải tất cả những người có mặt tại hiện trường vụ án đều có thể trở thành người làm chứng, mà chỉ những người biết được những tình tiết liên quan tới vụ án mới có khả năng trở thành người làm chứng. Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định những người không được làm chứng, đó là "người bào chữa của bị can, bị cáo; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn" (khoản 2 Điều 55).

Sau khi đã xác định người làm chứng, cán bộ điều tra sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để tiến hành lấy lời khai như triệu tập người làm chứng, dẫn giải người làm chứng v.v…

Khi triệu tập người làm chứng, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rò họ tên, chỗ ở

của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.

Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Giấy triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này [10, Điều 133].

Theo quy định tại khoản 5 Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự thì khi lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hay thầy cô giáo của người đó tham dự. Do vậy, khi triệu tập người làm chứng chưa đủ 16 tuổi, Điều tra viên cũng phải gửi giấy triệu tập cả cho những người nói trên.

Trong trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt đã gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải. Theo Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 20/3/1993 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự thì: Cơ quan Điều tra phải ra lệnh áp giải, cơ quan Công an có trách nhiệm dẫn giải người làm chứng đến đúng thời gian, địa điểm ghi trong quyết định dẫn giải và không được đối xử thô bạo với người làm chứng, không được có lời nói, hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người làm chứng.

Người làm chứng chịu sự giám sát của cơ quan Công an đến khi họ được lấy lời khai xong. Cơ quan nào ra lệnh dẫn giải người làm chứng có trách nhiệm thanh toán tiền tàu, xe, ăn, ở (nếu có) cho người làm chứng và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ.

Việc dẫn giải người làm chứng đến các cơ quan tiến hành tố tụng trong quân đội do lực lượng cảnh vệ quân đội đảm nhiệm.

Quyết định dẫn giải người làm chứng ghi rò thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.

Người thi hành quyết định dẫn giải phải đọc, giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và lập biên bản về việc dẫn giải. Không được dẫn giải người làm chứng vào ban đêm.

Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó. Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng của từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai. Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng và bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên cần yêu cầu người làm chứng kể lại hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.

Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Khi lấy lời khai của người làm chứng cần làm rò đối tượng gây án, hướng chạy trốn và nơi ẩn náu để có biện pháp truy bắt; những vật chứng còn lại của vụ án và nơi cất giấu để thu giữ; âm mưu và hành động chuẩn bị gây án hay đang gây án để có biện pháp ngăn chặn.

Nhiệm vụ tiếp theo của việc lấy lời khai của người làm chứng là thu thập, kiểm tra, củng cố những chứng cứ của vụ án và thu thập những tin tức, tài liệu khác để xác định phương hướng điều tra. Những tin tức, tài liệu này cũng chính là cơ sở để tiến hành các biện pháp điều tra như khám nghiệm hiện trường, nhận dạng, đối chất...

Trong thực tế, không ít trường hợp người làm chứng thờ ơ với sự việc phạm tội xảy ra, không muốn là người làm chứng của vụ án, không muốn khai báo với cơ quan điều tra về những tình tiết của vụ án mà họ biết được; do dự, đắn đo trong khai báo. Do đó, ngoài việc giải thích quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định cho người làm chứng, cán bộ lấy lời khai cũng cần làm công tác tư tưởng để người làm chứng thấy rò được tầm quan trọng của việc hợp tác với cơ quan chức năng trong việc tìm sự thật khách quan của vụ án.

Lời khai của người làm chứng sau khi được kiểm tra, xác minh thận trọng cần được sử dụng có hiệu quả trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra để chứng minh sự thật của vụ án; cũng như trong hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.

Lời khai của người làm chứng phải được sử dụng kết hợp với các chứng cứ khác. Không dùng lời khai của người làm chứng như chứng cứ duy nhất để kết luận về vụ án.

2.2.2. Lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là những người trực tiếp liên quan đến vụ án hình sự. Cũng giống như người làm chứng thì người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng là những người biết được tình tiết liên quan tới nội dung của vụ án. Chính vì vậy, ngay sau khi xác định được những người này, người tiến hành tố tụng phải tiến

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí