Mô Tả Kết Cấu Và Xác Định Chức Năng Dịch Vụ Hst Rnm


giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, đất rừng theo hướng bền vững.

- Một số đề tài nghiên cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng cho một số vùng như quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê San của Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường [21]; quản lý bền vững rừng Khộp ở Ea Súp- Đăk Lăk của Hồ Viết Sắc [25]; du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở Việt Nam của Đỗ Đình Sâm [26].

Theo Vũ Tiến Hinh, Phạm Văn Điển (2004), thực chất của khoanh nuôi phục hồi rừng là phục hồi chức năng của hệ sinh thái rừng theo chiều hướng diễn thế đi lên, mà trước mắt là phục hồi lại những thành phần cơ bản của lớp thảm thực vật rừng như đã từng xuất hiện trước đây trong thiên nhiên. Bất kỳ một biện pháp kỹ thuật tác động nào làm cho giá trị lâm sản của rừng tăng lên, cấu trúc rừng trở nên tối ưu, tái sinh rừng được thúc đẩy, khả năng bảo vệ của rừng được nâng cao... đều thuộc về phạm trù của phục hồi rừng. Theo hướng đi này đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu xây dựng các mô hình phục hồi rừng và đề xuất được các giải pháp quản lý tài nguyên rừng bền vững, điển hình là các tác giả Phạm Xuân Hoàn (2002), Trần Hữu Viên (2004), Vũ Tiến Hinh, Phạm Văn Điển (2004), Phùng Ngọc Lan (2004).

- Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở một số tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam" của GS.TS. Vũ Tiến Hinh và cộng sự đã đưa ra các giải pháp phục hồi, phát triển tài nguyên rừng một cách hiệu quả, bền vững bằng con đường tự nhiên [6].

- Theo Nguyễn Xuân Quát, Phạm Ngọc Thường, Đặng Văn Thuyết (2004), quản lý rừng cộng đồng là một trong những phương pháp quản lý rừng mang tính chất tổng hợp và toàn diện trên cả phương diện bảo vệ gây trồng và chế biến, tiêu thụ sản phẩm của rừng. Quan điểm này cũng chính là một giải pháp để quản lý rừng bền vững.

- Một số công trình khác của các tác giả: Phạm Xuân Hoàn (2002), Trần Hữu Viên (2004), Phùng Ngọc Lan (2004), Lê Thị Diên (2002, 2003)...cũng đã đưa ra rất nhiều các giải pháp phục hồi rừng và quản lý rừng dựa trên quan điểm quản lý rừng bền vững.

- Một số đề tài "Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp" của Trường Đại học Lâm nghiệp trong những năm qua cũng dựa trên phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý


rừng, các điều kiện, nguồn nhân lực sẵn có của địa phương để từ đó đề xuất các giải pháp QLRBV. Các công trình này có tính thiết thực cao và đã mang lại những thành công đáng kể cho công tác quản lý rừng bền vững ở nhiều địa phương.

Đến nay đã có những nghiên cứu bước đầu thử nghiệm nâng cao giá trị kinh tế và phòng hộ của rừng bằng các giải pháp kỹ thuật khác nhau phù hợp với từng vùng sinh thái- nhân văn ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu về "Mô hình nhóm hộ sử dụng đất rẫy cũ để trồng Quế" (Võ Hùng, 2004); "Mô hình nhóm hộ sử dụng đất rừng nghèo được giao để làm giàu rừng bằng trồng dặm cây gỗ lớn ở Tây Nguyên" (Võ Hùng, 2004); "Xây dựng mô hình thử nghiệm phục hồi rừng đầu nguồn dựa vào cộng đồng tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" (Lê Thị Diên, 2005);...

Cơ sở lý luận chung về quản lý rừng bền vững cho đến hiện nay đã tương đối đầy đủ và thống nhất. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, để áp dụng các giải pháp vào từng địa phương, khu vực cụ thể cần phải có những điều chỉnh cũng như cần có những nghiên cứu chuyên sâu để các giải pháp quản lý rừng bền vững thực sự đem lại hiệu quả góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn tài nguyên rừng cũng như ổn định, phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương.


CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài là góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy- Nam Định.

Các mục tiêu cụ thể là:

- Đánh giá được hiện trạng QLHST tại VQG Xuân Thủy- Nam Định.

- Tiếp cận được các nguyên tắc QLHST cho Vườn Quốc Gia Xuân Thủy- Nam Định.

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc QLHST rừng ngập mặn.

2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy- Nam Định.

2.2.2. Giới hạn nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung: Do thời gian có hạn nên tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sau:

Đối với điều tra mô tả kết cấu và chức năng phục vụ HST RNM tại XUÂN THUỶ: Đề tài chủ yếu đánh giá về giá trị một số chức năng cơ bản mà HST RNM đem lại (chưa đi sâu nghiên cứu về giá trị sinh thái), cùng với đó là mô tả kết cấu (chỉ xem xét về thành phần của HST, chủ yếu là thành phần hữu sinh) để có cái nhìn khái quát về VQG Xuân Thủy.

- Giới hạn về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các phân khu trên phương diện kế thừa tài liệu có bổ sung.

- Giới hạn về thời gian: Thời gian tiến hành trong 1 năm.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung vào các nội dung sau đây:

* Mô tả kết cấu HST tại VQG XUÂN THUỶ


- Thành phần cơ bản trong HST RNM.

- Mô tả thành phần hữu sinh (thực vật, động vật...).

* Điều tra xác định chức năng phục vụ HST tại VQG XUÂN THUỶ

- Nghiên cứu đánh giá chức năng kinh tế của HST RNM.

- Đánh giá chức năng sinh thái của HST RNM.

- Đánh giá chức năng xã hội của HST RNM.

- Đánh giá giá trị phục vụ tổng hợp của HST RNM

* Hiện trạng QLHST tại VQG XUÂN THUỶ

- Điều tra hiện trạng QLHST RNM tại VQG XUÂN THUỶ

- Đánh giá tổng quát về công tác quản lý tại VQG Xuân Thủy

* Đề xuất một số giải pháp QLHST rừng ngập mặn tại XUÂN THUỶ

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm, phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên quan điểm Kinh tế- Sinh thái học, coi nguồn tài nguyên rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế- xã hội và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, hay nói cách khác sự tồn tại và phát triển bền vững của nguồn tài nguyên rừng không thể tách rời khỏi các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.

"Quản lý hệ sinh thái là từng bước điều khống kết cấu và chức năng hệ sinh thái, đầu ra, đầu vào, đồng thời đạt được những điều kiện mong đợi của xã hội "(Agee et al., 1987).

Quản lý hệ sinh thái là cơ sở để chúng ta duy trì chức năng và kết cấu hệ sinh thái, mối liên quan sinh thái và quá trình nhận thức sâu sắc, trên cơ sở nghiên cứu và lĩnh hội, đưa ra một sách lược đúng để thực hiện mục tiêu đúng đắn (Christensen et al., 1996).

Cơ sở để nghiên cứu hiện trạng quản lý HSTR, tôi chủ yếu dựa trên các nguyên tắc (10 nguyên tắc) về quản lý HST (có vận dụng vào điều kiện thực tế) được đưa ra dựa vào tài liệu Sinh thái học cao cấp của Điền Đại Luân chủ biên, 2006, NXB Khoa học Trung Quốc.


Chính vì thế, nghiên cứu về quản lý HSTR là nghiên cứu về kết cấu, chức năng và đánh giá mức độ quản lý HST, để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý HSTR.


1. Mô tả kết cấu và xác định chức năng dịch vụ HST RNM


Vận dụng 10 nguyên tắc quản lý

HST

2. Hiện trạng quản lý HST RNM

của VQG Xuân Thủy

3. Đề xuất một số giải pháp QLHST

cho VQG XUÂN THUỶ

Hình 2.1. Sơ đồ tổng quát tiến trình nghiên cứu


2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu;

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực;

- Các báo cáo hàng năm của huyện, tỉnh và Vườn Quốc Gia, chi cục kiểm lâm về khu vực nghiên cứu, báo cáo về công tác trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói riêng và quản lý hệ sinh thái Vườn Quốc Gia nói chung;

- Các tài liệu về vấn đề nghiên cứu, các dự án liên quan được thực hiện tại khu nghiên cứu...

2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa

Đi khảo sát sơ bộ VQG Xuân Thủy về môi trường tự nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn và quan sát dân sinh xung quanh để có cái nhìn tổng quát về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của VQG.

Làm việc với một số phòng ban chức năng của VQG Xuân Thủy để tìm hiểu khái quát về sự biến đổi của các hệ sinh thái và cách thức quản lý ở VQG.

Sau khi khảo sát thực địa và lựa chọn được địa điểm, tiến hành các nội dung nghiên cứu cụ thể.

2.4.2.3. Phương pháp điều tra xác định chức năng phục vụ HSTRNM tại VQG XUÂN THUỶ

* Nghiên cứu đánh giá chức năng phục vụ của HST RNM

Đánh giá giá trị sản phẩm:

Để lượng giá giá trị sản phẩm của HST RNM chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, thừa kế số liệu có bổ sung.


Bảng 2.1. Chức năng phục vụ của HST RNM


Loại giá trị

Phương pháp lượng giá

Nguồn số liệu và cách

tiếp cận

1. Gỗ củi

Giá thị trường

Số hiệu sinh khối tăng

trưởng khai thác

2. Lâm sản ngoài gỗ

Giá thị trường

Số liệu khai thác

3. Du lịch

Chi phí du lịch

Thông tin về số lượng

và đặc trưng khác

4. Đánh bắt và nuôi trồng

thủy sản

Sản lượng thu được và giá

trị thị trường

Số liệu thu thập

5. Nguồn lợi tự nhiên

Giá thị trường

Số liệu thu thập

6. Chăn thả gia súc

Giá thị trường

Số liệu thu thập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 3

- Giá trị trực tiếp: Là các giá trị có từ việc sử dụng trực tiếp các nguồn tài nguyên của RNM (gỗ, củi, tôm, cua, cá, cây thuốc...),

- Giá trị gián tiếp: Được hiểu là các chức năng sinh thái, thủy văn, duy trì và bảo vệ các quá trình, các hệ thống tự nhiên hay nhân tạo, chúng được tạo ra không có sự can thiệp trực tiếp của con người trong hệ sinh thái RNM (như bảo vệ đê biển, nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, bảo vệ các tài sản nhà cửa và cơ sở hạ tầng trong đất liền).

Để tính toán các giá trị kinh tế gián tiếp này có rất nhiều phương pháp khác nhau như chi phí thay thế, chi phí thiệt hại tránh được do có vùng RNM, chi phí phòng ngừa, hay phương pháp thay đổi sản lượng. Giả sự lợi ich bảo tồn RNM có thể được tính toán thông qua giá trị thiệt hại tăng thêm do khả năng phòng chống thiên tai bị giảm sút trong trường hợp không có RNM, phần giá trị này cũng có thể được xác định bằng cách so sánh vùng khác ít bị thiệt hại hơn do có RNM. Khi đất đai, nhà cửa, đê biển, đường sá, bờ biển...bị xói lở, hư hỏng thì giá trị thiệt hại được tính bằng chi phí để phục hồi chúng trở lại nguyên trạng ban đầu.

Chủ yếu kế thừa số liệu sẵn có của các nghiên cứu đã có và các tư liệu của VQG lưu trữ.

2.4.2.4. Phương pháp đánh giá hiện trạng QLHSTRNM tại VQG XUÂN THUỶ


* Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các báo cáo thực hiện kế hoạch của VQG Xuân Thủy trong giai đoạn 2004 đến 2020, tiến hành đánh giá có sự tham gia của các bên liên quan, nhằm làm rõ các vấn đề:

Làm gì để bảo vệ:mục tiêu là thiết lập các phân khu chức năng, ranh giới và quản lý phù hợp, thực hiện tổ chức bảo vệ giúp tăng cường năng lực tổ chức cho các chức năng bảo vệ và thi hành luật pháp của VQG Xuân Thủy.

Xây dựng sự hỗ trợ cho bảo vệ: nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị ở các phân vùng và góp phần tạo nguồn thu nhập ngày càng cao cho cộng đồng.

Biện pháp bảo vệ:nhằm thiết lập và chuẩn bị các nguồn vật chất và nguồn lực cho vùng được bảo vệ, các ảnh hưởng thách thức nhằm xác định các ảnh hưởng của các chính sách và thách thức trong công tác quản lý HST tại VQG Xuân Thủy.

Để làm được điều này đề tài tập trung vào một số nội dung: Ranh giới hành chính và diện tích, phân khu chức năng của Vườn quốc gia Xuân Thủy, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, cơ cấu tổ chức và nguồn lực, hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, hoạt động phục hồi sinh thái, Hoạt động tuyên truyền giáo dục.

2.4.2.5. Phương pháp đề xuất một số giải pháp QLHST rừng ngập mặn tại XUÂN THUỶ

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết về kiến thức, kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tổng quan, đánh giá về những thuận lợi, khó khăn và thực trạng quản lý hệ sinh thái tại khu vực nghiên cứu. Và vận dụng phương pháp tiếp cận một số nguyên tắc trong QLHST (Ecosystem Management) để đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc QLHST rừng ngập mặn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023