theo hướng ổn định bền vững thì khôi phục và duy trì sức khoẻ, tính đa dạng sinh vật và tính ổn định HST chính là QLHST" (Lackey, 1995).
Trong giới học thuật cho rằng: "QLHST liên quan với kết cấu và chức năng trong nội bộ HST, tiến hành điều tiết khống chế đầu vào - đầu ra, từ đó đạt đến trạng thái lý tưởng của xã hội" (Johnson và Agee,1988 ).
Từ những định nghĩa trên có thể thấy, quản lý hệ sinh thái là cơ sở tổ thành hệ sinh thái, giải thích tối ưu về tổ thành, kết cấu và các quá trình chức năng của HST, ở thời gian không gian nhất định trong phạm vi tiêu chuẩn để giá trị con người và điều kiện kinh tế xã hội tổng hợp lại với nhau, để hồi phục và duy trì tính tổng thể hệ sinh thái và tính chất có thể duy trì. Quản lý hệ sinh thái là những yêu cầu của xã hội với quá trình sinh thái, cân băng kinh tế, trong đó quá trình sinh thái bao gồm tính đa dạng sinh vật, thành phần tuần hoàn dinh dưỡng, tuần hoàn nước, diễn thế với quây nhiễu, biến hoá đặc tính đất, động thực vật hoang giã, lục sản xuất thủ sản. Yêu cầu xã hội bao gồm tinh thần, mỹ học, giáo dục, nhàn rỗi, chất lương không khí và nước, du lịch, giảm bớt tác hại. Yêu câu kinh tế có Nghành du lịch, chăn thả, sản xuất gỗ, săn bắt, khai thác khoáng sản, nông nghiệp.
Nguyên tắc quản lý hệ sinh thái
+ Nhóm nguyên tắc mang tính chỉ đạo:
1. Xác định đối tượng và mục tiêu quản lý.
2. Xác định đơn vị và giới hạn quản lý.
3. Xác định kế hoạch quản lý và thực thi.
4. Xác nhận chính sách, pháp luật và pháp qui ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Bước đầu tiếp cận một số nguyên tắc trong quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định - 1
- Mô Tả Kết Cấu Và Xác Định Chức Năng Dịch Vụ Hst Rnm
- Đặc Điểm Khí Hậu, Thuỷ Văn, Thuỷ Triều, Tốc Độ Bồi Lắng
- Đặc Trưng Cơ Bản Của Các Thành Phần Trong Hst Rừng Ngập Mặn
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
5. Lựa chọn và lợi dụng công cụ và kỹ thuật quản lý HST.
+ Nhóm nguyên tắc mang tính thao tác:
6. Thu thập, phân tích và chỉnh lý nguồn tài liệu về kinh tế, xã hội, sinh thái và thông tin.
7. Nhận thức rõ về tính hạn chế hay những thiếu khuyết về mặt STH.
8. Quản lý sử dụng “Tham và Thức”.
9. Xúc tiến quản lý tính thích ứng với sinh thái, xã hội, chính sách và bảo vệ môi trường kinh tế.
10. Quản lý HST là Quản lý 1 đơn nguyên đặc định, (mục tiêu, đối sách và nguyên tắc cơ bản của cơ cấu quản lý khác nhau mà phát sinh biến đổi).
1.2.2. Phương pháp tiếp cận hệ sinh thái
Theo quan điểm của CBD, phương pháp tiếp cận hệ sinh thái được định nghĩa là: “một chiến lược quản lý đất, nước và nguồn tài nguyên sinh vật nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng những nguồn tài nguyên đó một cách bền vững, hợp lý”
Phương pháp này đặt con người và các phương thức sử dụng nguồn tài nguyên là trọng tâm của khuôn khổ ra quyết định, gồm 4 điểm nổi bật như sau: (1) Được xây dựng để cân đối ba mục tiêu là bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích một cách công bằng nguồn tài nguyên, (2) Đặt con người vào vị trí trọng tâm của vấn đề quản lý, (3) Mở rộng quản lý vượt ra ngoài khu vực bảo vệ, (4) Đáp ứng được các mối quan tâm của các ban, ngành ở phạm vi rộng nhất.
1.2.3. Khái quát những vấn đề về QLRBV trên thế giới
Đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nên công nghiệp và kinh tế sớm phát triển (Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hà Lan…) vấn đề quản lý tài nguyên rừng luôn được xem như nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh về môi trường cho sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia. Do vậy, các chính sách liên quan đến sự phát triển của nguồn tài nguyên rừng thường gắn chặt với lợi ích và nhu cầu của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Người dân luôn được xem như là yếu tố trung tâm của quá trình phát triển tài nguyên rừng.
Trong những năm gần đây, tại một số quốc gia: Indônêxia, Philippin, Nepan, Bangladesh, Zimbabwe, Panama, Canada…thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình của cộng đồng dân cư và các tổ chức môi trường đòi Chính phủ cũng như các ngành công nghiệp khác phải chấm dứt khai thác nguồn tài nguyên rừng của họ. Bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng chính là đảm bảo an toàn và duy trì cuộc sống lâu dài, ổn định cho cộng đồng dân cư trên toàn thế giới.
Trên thế giới, lịch sử quản lý rừng được bắt đầu tại các quốc gia ở Châu Âu.
Đầu thế kỷ 18, các nhà lâm học Đức G.L. Hartig, Heyer đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi. Cũng vào thời điểm đó các nhà lâm nghiệp Pháp (Gournad, 1922) và Thụy Sĩ (H. Boioley) cũng đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng đối với rừng khác tuổi khai thác chọn. Trong thời kỳ này, hệ thống quản lý rừng phần lớn vẫn dựa trên các mô hình quản lý quốc gia từ trung ương (rừng được quản lý chủ yếu bởi các doanh nghiệp của nhà nước), quản lý mang tính chất tập trung. Diện tích đất rừng do nhà nước quản lý chiếm từ 25- 75% tổng diện tích đất đai của nhiều quốc gia.
Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân miền núi thì phương thức quản lý rừng tập trung như trước đây đã trở lên không thích hợp. Chính phủ ở một số quốc gia đã tìm mọi cách cứu vãn tình trạng suy thoái rừng thông qua việc ban hành một số chính sách nhằm động viên và thu hút người dân tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Phương thức quản lý rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như: Nông lâm kết hợp, trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nepan, Thái Lan, Philippin,…). Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn miền núi, thì quản lý rừng theo phương thức phát triển lâm nghiệp xã hội sẽ là một hình thức mang tính bền vững nhất cả về phương diện kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái.
Năm 1967- 1969 tổ chức FAO đã quan tâm đến phát triển NLKH và đi đến thống nhất: áp dụng biện pháp NLKH là phương thức tốt nhất để sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp và nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập cân bằng sinh thái. Cũng theo báo cáo của FAO, mỗi năm trung bình rừng nhiệt đới của thế giới mất đi khoảng 15 triệu ha thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới sẽ hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ phải chịu những thảm họa khôn lường về kinh tế, xã hội và môi trường [4].
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng trên phạm vi
toàn thế giới, cộng đồng Quốc tế đã tổ chức nhiều hội nghị, thành lập nhiều tổ chức, đề xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng như: Chiến lược bảo tồn quốc tế (1980 và điều chỉnh năm 1991), Thành lập tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), xây dựng chương trình hành động rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985) của tổ chức nông lương FAO, Hội nghị Quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio de Janeiro năm 1992, Công ước về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), Công ước về chống sa mạc hóa (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997). Những năm gần đây nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia về quản lý rừng bền vững đã liên tục được tổ chức. Tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường năm 2007 họp ở đảo Bali (Inđônexia), một lần nữa đã khẳng định bảo vệ môi trường và đặc biệt là bảo vệ, duy trì nguồn tài nguyên rừng là trách nhiệm chung của mọi quốc gia trên thế giới.
Tổ chức gỗ Quốc tế ITTO là tổ chức đầu tiên đáp ứng vấn đề quản lý bền vững rừng nhiệt đới, tổ chức này đã biên soạn “Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới” (ITTO, 1990), “Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới” (ITTO, 1992), “Hướng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừng trồng trong rừng nhiệt đới” (ITTO, 1993) và “Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học của rừng sản xuất trong vùng nhiệt đới” (ITTO, 1993). Tổ chức này đã xây dựng chiến lược quản lý bền vững rừng nhiệt đới buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm 2000. Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống quản lý rừng bền vững là xuất phát từ các nước sản xuất sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận sản xuất ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới, mong muốn điều tiết việc khai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV. Trên quy mô quốc tế, hội đồng quản trị rừng đã được thành lập để xét công nhận các tổ chức chứng chỉ rừng, nhằm đảm bảo giá trị của các chứng chỉ. Với sự phát triển của quản lý rừng bền vững, Canada đã đề nghị đặt vấn đề quản lý rừng bền vững trong hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 [29].
Hiện nay, trên thế giới đã có các bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cấp quốc gia (Cacada, Thụy Điển, Malayxia, Inddooneexxia v.v) và caapsb quốc tế của tiến trình Helsinki, tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức gỗ nhiệt đới đã có bộ tiêu chuẩn “Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng (P&C) đã được công nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các tổ chức cấp chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá quản lý và công nhận chứng chỉ rừng.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị lần 18 tại Hà Nội tháng 9/1998 thỏa thuận về đề nghị của Malayxia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số vùng ASEAN về QLRBV (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất C&I của ASEAN cũng giống với C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý [5]. Tuy nhiên, việc áp dụng vào từng quốc gia trong vùng và từng địa phương trong một quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, bởi vì các tiêu chuẩn không hoàn toàn phù hợp với từng địa phương trong vùng.
1.2.4. Khái quát những vấn đề về QLRBV ở Việt Nam
Theo kết quả kiểm kê đất đai đến ngày 01 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ, diện tích rừng toàn quốc là 12,28 triệu ha (độ che phủ rừng 36,7%) trong đó khoảng 10 triệu ha rừng tự nhiên và 2,28 triệu ha rừng trồng; được phân chia theo 3 loại rừng như sau:
- Rừng đặc dụng: 1,9 triệu ha, chiếm 15,7%
- Rừng phòng hộ: 5,9 triệu ha, chiếm 47,0%
- Rừng sản xuất: 4,5 triệu ha, chiếm 36,6%
Với vốn rừng như trên, chỉ tiêu bình quân hiện nay ở nước ta là 0,15 ha rừng/người và 9,16 m3/người, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người và 75m3/người [2].
Trong khoảng 50 năm qua, ở Việt Nam đã có tới 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất , ngoài các nguyên nhân làm mất rừng do sự gia tăng dân số, thiếu thốn về lượng thực, phá rừng lấy đất canh tác, khai thác lâm sản quá mức...như hầu hết các nước đang phát triển, thì 2 cuộc chiến tranh kéo dài cũng là nguyên nhân quan trọng làm tăng sự giảm sút tài nguyên rừng. Một nguyên nhân khác là do công tác quản lý
rừng kém hiệu quả kéo dài trong nhiều năm làm cho diện tích rừng ngày càng suy giảm, đất trống, đồi núi trọc ngày càng nhiều, chất lượng rừng giảm sút, nhiều loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng...Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu của nước ta trong thời gian vừa qua.
Công tác quản lý, sử dụng rừng của nước ta mới chỉ được chú trọng trong khoảng 10 năm gần đây cùng với Quyết định số 661/QĐ- TTg, ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng nhằm khôi phục lại hiện trạng tài nguyên rừng, nâng độ che phủ tương đương với năm 1943 (43%). Tuy nhiên, theo tiến trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, có thể chia công tác tổ chức quản lý sử dụng tài nguyên rừng thành 4 thời kỳ như sau:
Thời kỳ trước năm 1945
Đây là thời kỳ đất nước ta đang trong thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ này, diện tích rừng lên tới 14,3 triệu ha, tài nguyên rừng còn phong phú với chủ yếu là rừng tự nhiên. Mức độ tác động của con người vào tài nguyên rừng thấp nên tài nguyên rừng còn khong phú và đa dạng.
Thời kỳ từ năm 1945- 1975
Đây là thời kỳ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hình thành, tuy nhiên đây cũng chính là thời kỳ 30 năm chiến tranh gian khổ của nhân dân Việt Nam. Công tác quản lý, sử dụng rừng trong giai đoạn này bước đầu đã được chú trọng và đạt được một số thành quả nhất định:
- Về tổ chức quản lý: Cấp quản lý Nhà nước trung ương có tổng cục lâm nghiệp sau này là Bộ Lâm nghiệp là cơ quan chuyên ngành của Chính phủ. Đến năm 1973 có thêm Cục kiểm lâm là cơ quan thực thi luật pháp bảo vệ rừng. Ở cấp tỉnh có các Công ty Lâm nghiệp là tiền thân của các Sở Lâm nghiệp sau này, là cơ quan quản lý lâm nghiệp của tỉnh kiểm cả việc quản lý các doanh nghiệp lâm nghiệp. Ở cấp huyện có các Hạt Lâm nghiệp trực thuộc UBND huyện, đồng thời là cơ quan ngành dọc của các Sở Lâm nghiệp. Phần lớn diện tích rừng và đất rừng ở Miền Bắc được
giao cho các Lâm trường quốc doanh quản lý.
- Về tổ chức sử dụng rừng: Rừng được chia thành 3 chức năng để quản lý sử dụng đó là rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Ở mỗi tỉnh, rừng và đất rừng được chia thành các tiểu khu có diện tích trung bình là 1.000ha và đánh số từ 1 đến số cuối cùng trong phạm vi của tỉnh.
Thời kỳ từ năm 1976- 1990
Trong thời kỳ này một phần lớn diện tích rừng tự nhiên được đưa vào khai thác phục vụ xuất khẩu để phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân số là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên rừng nhanh chóng. Đến năm 1990 rừng nước ta chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2% (thời kỳ 1980- 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất) [2].
Thời kỳ từ năm 1991 đến nay
Năm 1991 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Nhà nước ban hành lần đầu tiên trong lịch sử (sửa đổi bổ sung năm 2004) [28] là cái mốc đánh dấu sự phát triển cũng như ghi nhận tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân. Đây cũng đồng thời là căn cứ pháp lý quan trọng để hoạch định các chính sách, định hướng phát triển nguồn tài nguyên rừng của nước ta.
Vấn đề đặt ra là quản lý rừng như thế nào? Để quản lý rừng bền vững cần phải thoả mãn những điều kiện gì ? Trong các giải pháp quản lý, giải pháp nào sẽ tác động tích cực đến quản lý tài nguyên rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu? Đây chính là những câu hỏi nghiên cứu mà đề tài cần giải quyết, trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy- Nam Định, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý HSTR bền vững.
1.3. Một số nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài
Từ năm 1928 Watson đã lập ra một bảng phân loại thủy văn liên quan đến sự phân vùng của các loài cây ngập mặn ở phía Tây Malayxia, cho đến nay nhiều nhà khoa học vẫn sử dụng để nghiên cứu sự phân bố các loài thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới (Snedaker và Lugo, 1973; Chapman, 1977; Santisuk, 1983; Aksornkoae, 1986). Dựa trên một số kết quả thí nghiệm cũng như quan sát thực địa,
một số tác giả cho rằng rừng ngập mặn cũng cũng phát triển ở cả những vùng không có nước triều (Stodart và cộng sự, 1973).
Ở Tây Bengal, chương trình các Ban Bảo vệ rừng thôn bản (VPC) đã thực hiện thành công ở các khu vực có nhiều rừng Sal, tái sinh nhanh và sản xuất nhanh các lâm sản ngoài gỗ hơn là những nơi mà sự thu hoạch sản phẩm phải tập trung vào các rừng trồng. Ngoài ra việc quản lý nguồn tài nguyên có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn nếu tài nguyên gần với nhóm sử dụng và có thể được giám sát dễ dàng. Một yếu tố khác nữa là hệ thống quản lý tài nguyên phải dễ dàng áp dụng bởi các nhóm sử dụng (dẫn theo Hoàng Hữu Cải, 2006).
Lê Thanh Bình (2003) đã nêu ra được sự đa dạng, phong phú của các loài động thực vật vùng đất ngập mặn và nguy cơ suy giảm các loài động, thực vật này do các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư của người dân trong vùng từ đó đưa ra giải pháp để phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập mặn có sự tham gia của cộng đồng dân cư trong vùng [1].
Mazda và cộng sự (1997), tiến hành nghiên cứu về tác dụng giảm sóng của rừng ngập mặn đã được thực hiện tại vùng RNM mới trồng của tỉnh Thái Bình, với các loài cây chủ yếu là cây trang (Kendelia candel). Kết quả cho thấy, RNM góp phần làm giảm đáng kể áp lực của sóng biển trước khi tác động vào đê biển [33]…
Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề QLR đã được chú ý từ lâu nhưng việc QLRBV và Chứng chỉ rừng vẫn còn là những nội dung mới mẻ, chưa được nhiều người quan tâm cũng như chưa được nghiên cứu chuyên sâu trên phạm vi lãnh thổ, chưa có một giải pháp hiệu quả nào cho vấn đề quản lý, phát triển rừng bền vững. Một số đề tài, công trình kho học liên quan đến quản lý rừng đã được triển khai, đó là:
- Công trình "Sử dụng đất tổng hợp bền vững" của Nguyễn Xuân Quát năm 1996, công trình đã đưa ra các mô hình về sử dụng đất bền vững, mô hình về khoanh nuôi, phục hồi rừng hiệu quả ở Việt Nam.
- Công trình "Đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng làm cơ sở đề xuất sử dụng tài nguyên rừng bền vững ở Đăk Lăk" của T.S Bảo Huy (1998), trên cơ sở phân tích hiện trạng, đánh giá tiềm năng, giá trị tài nguyên rừng, tác giả đã đề xuất