Phương Pháp Phân Tích Các Bên Tham Gia

chia sẻ lợi ích một cách hợp lý chưa được xây dựng và thực hiện. Ví dụ như việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, người dân lòng hồ bị di chuyển vì mục đích quốc gia trong khi đó chính họ lại không có điện.

Trường hợp về Wolfram ở VQG Chư Mom Rây có thể gợi ý sự cần thiết của việc cung cấp các nghiên cứu hệ thống và thuyết phục về lượng giá giá trị của bảo tồn và dịch vụ hệ sinh thái. Những cơ sở khoa học này có thể là nền tảng cho việc đưa ra nhiều kịch bản hay sự lựa chọn khác nhau và giúp ích cho những người ra quyết định.

Hiện nay một số cơ chế như chi trả cho dịch vụ môi trường (PES), giảm thiểu phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) còn đang được thảo luận và thử nghiệm thì việc xem xét các cơ chế đã thực hiện đề tìm ra các bất cập là hết sức cần thiết.

b. Quá trình

Từ các ví dụ về đánh đổi trên có thể thấy rằng sự tham gia của các bên trong quá trình ra quyết định còn chưa đầy đủ. Cộng đồng địa phương thường là ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong khi chính họ lại là đối tượng bị ảnh hưởng bởi quyết định đó. Ở trường hợp di dân có thể thấy, xung đột giữa các bên trong sử dụng tài nguyên có thể được hạn chế khi có sự tham gia của nhiều bên trong quá trình ra quyết định ban đầu.

Trong tất cả các trường hợp về đánh đổi thì việc ranh giới các vấn đề của mỗi bên liên quan cũng khác nhau và do vậy cũng ảnh hưởng tới sự ra quyết định. Nhà lập chính sách có quan điểm và mục tiêu liên quan đến di dân trên cấp độ cao trong khi các tác động ở cấp độ địa phương cũng cần được xem xét.

Trong trường hợp này việc áp dụng phương pháp phân tích quyết định đa chỉ tiêu (Multi-Criteria Decision Analysis - MCDA) là một trong các giải pháp tốt để có thể có sự tham gia rộng hơn và thảo luận nhiều kịch bản hay sự lựa chọn khác nhau trước khi ra quyết định.

c. Quyền lực

Vai trò của các bên trong quá trình ra quyết định, đặc biệt một số bên liên quan chính là hết sức quan trọng. Tiếp cận này xem xét cơ cấu về thể chế và quyền lực hình thành và ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau.

Trong nhiều trường hợp các bên có quyền lực có thể đưa vấn đề phát triển kinh tế xã hội thành lợi ích của quốc gia và đưa các vấn đề bảo tồn trở thành các vấn đề và lợi ích địa phương với quy mô và mức độ thấp hơn. Trường hợp chuyển đổi từ rừng đặc dụng sang rừng sản xuất là một ví dụ rõ ràng cho thấy quyền lực đã hình thành nên các đánh đổi và lựa chọn. Do vậy, một giả thuyết cần kiểm chứng với nhiều trường hợp nghiên cứu khác là các quyết định về đánh đổi thường phụ thuộc vào lợi ích và quan tâm của một nhóm người (self interest).

Nghiên cứu này nhìn nhận quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển lấy trường hợp đường Hồ Chí Minh đi qua Cúc Phương và nhìn dưới các lăng kính trên để phân tích, phát hiện các đánh đổi, bất cập xảy ra trong quá trình ra quyết định.

2.2.2 .Tiếp cận hệ sinh thái

Quản lý hệ sinh thái là một khái niệm gắn liền với quy hoạch và quản lý tài nguyên. Hệ sinh thái gắn kết với cộng đồng động thực vật và cộng đồng con người, với môi trường mà chúng tương tác. Các hệ sinh thái hoạt động tốt là sự sống còn của nguồn tài nguyên sinh học đa dạng, là sản phẩm mà con người sử dụng để ổn định kinh tế và cuộc sống. Phương pháp tiếp cận này nhìn nhận mối quan hệ qua lại giữa môi trường tự nhiên và sức khoẻ, kinh tế ổn định, và nhấn mạnh sự kết hợp giữa bảo vệ và bảo tồn cả hai lĩnh vực.

Phương pháp tiếp cận này có tính chất như một phương pháp ổn định và bảo tồn các hệ tự nhiên, chức năng và giá trị của chúng. Đây là phương pháp lấy mục đích làm cơ sở, và được xây dựng trên sự phát triển kết hợp các yếu tố sinh thái, kinh tế và chính trị. Cách tiếp cận quản lý tài nguyên truyền thống thường được áp

dụng với điểm cụ thể. Trong khi đó, phương pháp tiếp cận theo hệ sinh thái hướng tới mục đích về không gian và thời gian lớn hơn.

2.2.3. Tiếp cận được-được (win-win)


Tiếp cận và kịch bản win - win (được - được) đã được đề cập khá phổ biến trong các diễn đàn về môi trường và nghèo đói (Mục tiêu thiên niên kỷ, Sáng kiến về nghèo đói và môi trường, Công ước về đa dạng sinh học v.v.). Ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, hay cân bằng giữa bảo tồn và phát triển có thể được coi là những khái niệm được diễn giải trên cơ sở tiếp cận “win-win” phổ biến này (Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung, Thomas McShane trong bài viết trình bày tại Hội thảo Việt Nam học tháng 10 năm 2008).

Trước tình trạng suy thoái và suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều dự án về bảo tồn và phát triển tổng hợp (ICDP

– Integrated Conservation Development Projects), bảo tồn dựa vào cộng đồng (CBCM- Community Based Conservation Management) trong những năm vừa qua cũng thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận về bảo tồn theo hướng này. Kết quả tổng kết cho thấy có tới 15 dự án ICDP được thực hiện ở 21 Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn (KBT) ở Việt Nam trong gian đoạn từ 1992 - 2001. ICDP là một cách tiếp cận để đáp ứng các ưu tiên về phát triển xã hội và mục tiêu bảo tồn (Sajel Worah, 2001). ICDP cũng nhằm hài hoà các lợi ích của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế (ICDP working group, 2001). Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng cho thấy để đạt được kết quả “được - được” đó quả là một thách thức lớn.

Việc ra quyết định về bảo tồn và phát triển để vừa bảo tồn được thiên nhiên, bảo vệ môi trường lại vừa cải thiện được đời sống của người dân, đảm bảo phát triển bền vững là sự lựa chọn đầy khó khăn. Trong đó để đạt được một giá trị nào đó thì phải mất đi một giá trị khác (ACSC, 2008). Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể có một số trường hợp win-win xảy ra ở một địa điểm và thời gian xác định và ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, các đánh đổi vẫn tồn tại, có sự mất mát về các khía cạnh văn hóa, xã hội và sinh thái xảy ra nhưng vẫn chưa được ghi

nhận hoặc nhìn nhận một cách thấu đáo. Đôi khi có cách giải pháp mang tính đền bù cho sự mất mát đó nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Nhiều cách tiếp cận như cung cấp sinh kế thay thế cho người dân địa phương, hỗ trợ việc thành lập và cung cấp kinh phí cho các tổ tuần tra rừng cộng đồng, hỗ trợ tài chính cho bảo vệ rừng, hay một số cách tiếp cận mới như: Chi trả cho dịch vụ môi trường (PES - Payment for Environmental Services), hay Giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD - Reduced Emmisions from Deforestation and Degradation) đã và đang được thử nghiệm và áp dụng ở Việt Nam như là phương pháp để hài hoà giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển và chia sẻ chi phí - lợi ích giữa các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, những tiếp cận này còn gặp nhiều trở ngại. McShane và Wells (2004) đã kết luận rằng các dự án bảo tồn và phát triển thường dựa trên các giả thuyết thiếu tính chắc chắn hoặc thiếu minh chứng và thường bị ảnh hưởng bởi các tiếp cận win-win. Không những thế các dự án thường thất bại trong việc thoả mãn lợi ích của rất nhiều bên liên quan cũng như bỏ qua các lợi ích và giá trị quan trọng. Do đó việc cần thiết phải có cách tiếp cận thực tế hơn về đánh đổi (trade-offs). McElwee (2008) đã chỉ ra rằng các tiếp cận và các hoạt động của các dự án ICDP chủ yếu dựa trên mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng và tiếp cận theo kiểu vì người nghèo (pro-poor) nên không hiệu quả. Tác giả đã nhấn mạnh việc cần thiết phải chú ý tới các yếu tố hộ gia đình như các hộ trung lưu, các hộ gia đình trẻ mà phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên rừng. Trong phân tích tổng quan về việc áp dụng tiếp cận Chi trả dịch vụ môi trường (PES), Bùi Dũng Thế và Hồng Bích Ngọc (2006) đã nêu lên khó khăn cho việc thực hiện là sở hữu tài nguyên ở Việt Nam như hệ thống rừng đặc dụng thuộc sở hữu nhà nước.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có một sự đánh đổi nào đó trong quá trình quyết định và có sự được và mất trong quá trình ra quyết định đó. Để đạt được cái gọi là “win-win” quả là một thách thức lớn. Tìm hiểu việc ra quyết định về đánh đổi và các yếu tố ảnh hưởng tới đánh đổi trở nên hết sức cần thiết.

2.2.4. Phương pháp phân tích các bên tham gia

Theo Jones và Carwell (2004), phân tích các bên tham gia là một quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các thông tin định tính để quyết định sẽ quan tâm đến lợi ích của nhóm (cá nhân hoặc tổ chức) nào khi xây dựng và thực hiện chính sách. Phương pháp này bao gồm các yếu tố như hiểu biết về chính sách, mối quan tâm đến chính sách, quan điểm tán thành hay phản đối chính sách, khả năng liên minh với các nhóm khác, và khả năng ảnh hưởng tới quá trình ra chính sách (thông qua quyền lực và sự lãnh đạo). Phương pháp này giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý phát hiện được các nhóm chính và đánh giá sự hiểu biết, mối quan tâm, khả năng liên minh của các nhóm với chính sách. Đồng thời phương pháp này giúp các nhà hoạch định chính sách có mối quan hệ gắn bó và có hiệu quả đối với các bên tham gia nhằm tăng cường sự ủng hộ của họ đối với chính sách. Mối quan hệ này giúp các nhà quản lý phát hiện và có biện pháp kịp thời nhằm ngăn ngừa sự hiểu nhầm dẫn tới phản đối chính sách. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích các bên tham gia được sử dụng để tìm hiểu quá trình xây dựng chính sách chương trình có liên quan đến bảo tồn và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

2.2.5. Phỏng vấn sâu

Tác giả đã thực hiện nghiên cứu tại Cúc Phương và phỏng vấn các bên liên quan tại Hà Nội và Cúc Phương như (cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức lập dự án đầu tư, tổ chức lập ĐTM, đại diện Ban quản lý VQG, đại điện chính quyền địa phương, người dân địa phương để xác định vai trò của họ trong quá trình tham vấn thực hiện ĐTM, ý kiến của họ về tác động của dự án đường Hồ Chí Minh tới đời sống địa phương và đa dạng sinh học. (Xem phụ lục số 1 – câu hỏi thảo luận với các bên tham gia).


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phương pháp luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu là Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương, báo cáo này nghiên cứu, phân tích ba (03) yếu tố chính về đánh đổi đó là: lượng giá, quá trình ra quyết định và quyền lực. Trong đó, yếu tố được xem là vấn đề trọng tâm để nghiên cứu là “quá trình ra quyết định”, đây cũng có thể coi là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển của dự án đường Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu bước đầu, phân tích, nhận định của bài viết này:

3.1. Lượng giá


Qua nghiên cứu và các tài liệu của dự án đường Hồ Chí Minh bước đầu có thế đưa ra một số nhận định:

- Hiểu biết về lượng giá tại thời điểm thực hiện dự án của các chuyên gia lập dự án đầu tư đường Hồ Chí Minh là khá hạn chế, đặc biệt chưa có tổ chức hoặc cá nhân nào đánh giá hay lượng giá mang tính tổng hợp cho cả ba vấn đề kinh tế-xã hội và môi trường, đa dạng sinh học (bằng chứng là không có đánh giá tổng hợp nào được nêu trong báo cáo (báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT)).

- Có thể thấy rằng đây là một điểm yếu của Việt Nam trong việc nghiên cứu lượng giá giữa được và mất khi thực hiện các dự án đầu tư nói chung và các dự án công trình giao thông nói riêng (bằng chứng là hầu như chưa có báo cáo ĐTM nào hoặc báo cáo phân tích dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án giao thông nào đánh giá (định lượng) được đầy đủ về cái được và mất của giá trị của kinh tế dự án mang lại; giá trị về môi trường, giá trị sinh thái, đa dạng sinh học mà dự án mang đi.

- Qua nghiên cứu một số báo cáo NCKT và báo cáo NCKT của dự án đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Cúc Phương) thấy rằng vấn đề lượng giá được đề cập trong các báo cáo này chủ yếu là các phần định lượng về giá chi phí cho dự án ứng với từng phương án để so sánh phương án đầu tư. Các lượng giá về giá trị môi trường và đa dạng sinh học hầu như không có nguyên nhân chủ yếu theo một số người

được phỏng vấn (xin không được nêu tên) cho rằng các lượng giá này thuộc về trách nhiệm của tư vấn lập báo cáo ĐTM. Mặt khác, các chuyên gia lập dự án cũng không có kiến thức và khả năng để thực hiện việc này. Như vây, các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đã không được cùng so sánh và vì vậy các sự lựa chọn ra quyết định có thể bị khập khiễng, mất cân đối.

- Đối với báo cáo ĐTM đoạn qua Cúc Phương việc lượng giá có được thực hiện (đã lượng giá được các giá trị về môi trường, tài nguyên sinh thái và đa dạng sinh học). Báo cáo đã đưa ra được các kịch bản (05 kịch bản), sau khi các kịch bản được loại từ còn lai hai (02) kịch bản để xem xét. Trong quá trình xem xét để quyết định lựa chọn phương án. Các vấn đề về: kinh tế, môi trường, xã hội được lượng giá (mặc dù có thể việc lượng giá chưa được sức thuyết phục cao) và vấn đề đánh đổi được nêu ra xem trong bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1. Tổng quan so sánh giữa các kịch bản


Đi qua Cúc Phương

Tránh Cúc Phương

Được

Mất

Được

Mất

Tuyến ngắn

(31km)

Tác động trực tiếp đi

qua vùng đệm

Tránh được

Cúc Phương


Tuyến dài 59km


Khối lượng đào đắp ít (khoảng 1,7 triệu mét khối)

Tác động đến đa dạng sinh học (Chủ yếu là sự giao lưu và di

chuyển của động vật)


Tác động ít hơn đến đa dạng sinh học


Khối lượng đào đắp lớn (khoảng 2,7 triệu mét khối)

Giải phóng mặt bằng ít (87 hộ) Chi phí GPMB: 5

tỷ


Ảnh hưởng đến phát triển, mở rộng vùng lõi của Vườn

Không ảnh hưởng đến phát triển

Vườn


Giải phóng mặt bằng nhiều (921 hộ)

Chi phí GPMB: 48 tỷ

Tổng mức đầu tư

thấp (368 tỷ)



Tổng mức đầu tư

cao (749 tỷ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 6





Tác động đến thủy

Tác động đến thủy

văn, ngập lụt nhiều

văn, ngập lụt ít

(huyện Cẩm Thủy,

(khu vực Cúc

huyện Nho Qua,

Phương

Ninh Bình và Thạch


Quảng , Thanh Hóa


Đánh giá sơ bộ (qua bảng 3.1 trên) có thể thấy là các kết quả lượng giá đối với phần về kỹ thuật và kinh phí đầu tư là khá chi tiết. Tuy nhiên, phần lượng giá về môi trường sinh thái còn chung chung, thiếu cụ thể và còn thiếu (ví dụ giá trị về bảo tồn, giá trị về điều tiết khí hậu,…). Mặc dù việc lượng giá về đa dạng sinh học đã được thực hiện riêng nhưng kết quả cũng chưa phả ánh được đủ các vấn đề liên quan. Bảng 3.2. dưới đây là những lượng giá so sánh về đa dạng sinh học làm căn cứ lựa chọn.

Bảng 3.2. So sánh giữa các kịch bản qua lượng giá đa dạng sinh học


Yếu tố so sánh

Phương án qua Vườn

(phương án cầu cạn)

Phương án tránh

Rừng nguyên sinh

Không có

Không có

Rừng thức sinh

Đang tồn tại

Đang tồn tại

Hệ động vật nói chung

Phong phú

Phong phú

Động vật quý hiếm

Không phát hiện được

Không phát hiện được

Ngăn cản di chuyển, giao lưu

của động vật

Hoàn toàn không

Ảnh hưởng đến động vật

nuôi

Đã chịu tác động của con người

Mạnh

Mạnh

Khả năng tiếp cận của con

người đến vườn

Ít

Dễ dàng

Khả năng giảm thiểu tác động

của con người đến vườn

Tương đối dễ

Khó

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022