lịch đối với việc phát triển DLST bền vững tại các VQG. Các công ty du lịch có vai trò:
- Định hướng cho khách du lịch mỗi khi đến VQG, tuyên truyền và xây dựng các chương trình du lịch đặc trưng mang tính DLST.
- Khuyến khích du khách nâng cao chi phí cho hoạt động bảo tồn.
- Tham gia cùng Ban quản lý VQG xây dựng và quy hoạch các tuyến điểm du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch của du khách
3.5.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của vườn quốc gia Cúc Phương
Từ bảng cơ cấu doanh thu hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương cho thấy, doanh thu từ việc bán vé vào cửa chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 44%; Doanh thu từ các dịch vụ chỉ chiếm có 10% điều này cũng cho thấy vì khách đến VQG chủ yếu là đi trong ngày, ít dùng các dịch vụ tại vườn.
Bảng 3.8: Cơ cấu doanh thu từ hoạt động du lịch
ĐVT: Đồng
Vé | Ngủ | Dịch vụ | Văn Nghệ | Khác | Tổng | |
2006 | 1.199.728.000 | 904.809.200 | 231.481.775 | 0 | 53.764.100 | 2.389.783.075 |
2007 | 1.328.257.000 | 1.027.914.000 | 265.400.000 | 0 | 69.815.716 | 2.691.386.716 |
2008 | 1.389.296.000 | 1.345.464.730 | 297.500.000 | 40.558.000 | 48.024.700 | 3.120.843.430 |
2009 | 1.408.000.000 | 1.431.174.657 | 263.000.000 | 50.016.000 | 83.059.483 | 3.235.250.140 |
2010 | 1.423.000.000 | 1.843.016.053 | 289.300.000 | 60.010.000 | 109.419.550 | 3.724.745.603 |
2011 | 1.367.500.000 | 2.047.890.000 | 318.000.000 | 94.995.000 | 164.796.000 | 3.993.181.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Vườn Quốc Gia Cúc Phương
- Đặc Điểm Lao Động Của Vườn Quốc Gia Cúc Phương
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Du Lịch Vqg Cúc Phương
- Giải Pháp Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Ở Các Vườn Quốc Gia
- Đường Cầu Mức Wtp Của Du Khách Đến Vqg Cúc Phương
- Nhóm Giải Pháp Tới Cộng Đồng Địa Phương
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Nguồn:Tổng hợp các báo cáo VQG Cúc Phương[46 ]
Từ cơ cấu này cho thấy chính sách vé vào cửa xác định phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại đây
3.6. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Cúc Phương
3.6.1. Thuận lợi
- VQG Cúc Phương là một trong số ít đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tiến hành tổ chức kinh doanh du lịch ở rừng đặc dụng, VQG Cúc Phương đã có kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa BTTN và tổ chức kinh doanh du lịch.
- Đã tiếp cận với DLST và đã phần nào biết cách tổ chức DLST từ đó đã có định hướng đi cho du lịch Cúc Phương trong tương lai, đó là lấy phát triển DLST làm chính để hạn chế tác động vào tự nhiên trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch.
- Du lịch Cúc Phương đã có vai trò hỗ trợ kinh phí cho bảo tồn, góp phần nâng cao nhận thức môi trường tự nhiên cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn tuy nhiên nguồn thu chưa tương xứng với giá trị tiềm năng.
- Du lịch góp phần tạo các mối giao lưu giữa VQG và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tạo ra các cơ hội thu hút các dự án nghiên cứu, hỗ trợ công tác bảo tồn của VQG.
- Trung tâm cứu hộ linh trưởng, khu bảo tồn cầy vằn, rùa đã được sự ủng hộ của nhiều tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, các vườn thú của nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa liên bang Đức, Anh, Pháp, , Hà Lan, cùng các dự án hỗ trợ khác. Những khu bảo tồn luôn hấp dẫn khách du lịch nên đây là một yếu tố rất có lợi cho Ban du lịch khai thác.
- Từ số liệu thống kế về số lượng khách đến VQG, thông qua phỏng vấn khách du lịch đến VQG Cúc Phương và xu thế đi du lịch của du khách cho thấy khách du lịch những năm gần đây có xu hướng đi du lịch đến các khu vực thiên nhiên ngày càng tăng và nhận thức của họ và bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái rừng được nâng cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho VQG Cúc Phương nói riêng và các VQG Việt Nam nói chung xây dựng các chiến lược kinh doanh du lịch sinh thái hiệu quả.
- Việc quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương đã hướng tới phát triển bền vững đó là,
+ Đã đảm bảo lợi ích kinh tế là tăng thu nhập, tạo nguồn thu cho phát triển.
+ Đã tạo điều kiện cho người dân tham gia để nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính cộng đồng dân cư địa phương.
+ Diện tích rừng đặc dụng đã đượcbảo vệ, hệ sinh thái được bảo tồn và ngày càng phát triển.
3.6.2. Khó khăn
Thực tế quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương đã hướng tới bền vững nhưng so với tiềm năng của VQG thì chưa tương xứng cả về mặt kinh tế, xã hôi và môi trường do:
- ặc dù đã làm du lịch trong thời gian dài, nhưng đơn vị chưa có quy hoạch tổng thể trong khu du lịch, dẫn đến tình trạng đầu tư chắp vá, không đồng bộ. Nhược điểm này làm cho hiệu quả kinh doanh thấp.
- ô hình tổ chức quản lý chưa quan tâm đúng mức đến việc kinh doanh DLST do vậy hoạt động du lịch của vườn mới tập trung vào việc đón khách tại chỗ mà chưa quảng thu hút khách .
- VQG chưa xây dựng được mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững. Chưa có cơ chế phối hợp tổ chức quản,lý, khai thác và chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp du lịch.
- Đội ngũ lao động chưa được tuyển chọn k , cán bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên còn thấp và chưa đồng đều.
- Việc tuyên truyền và giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường chưa đạt hiệu quả cao. Du khách còn để dấu ấn qua các vết khắc đẽo trên cành cây, trong hang động, phá hủy thảm thực vật cạnh đường đi, bắt động vật như bướm, chim, thu nhặt các sản phẩm rừng như hoa Phong lan, nấm, cây cảnh.
- Ô nhiễm tiếng ồn, khói thải từ động cơ xe máy, xe ô tô của khách du lịch, ảnh hưởng không nhỏ tới tập tính sinh hoạt của một số loài động vật hoang dã.
Kết luận chương 3
Từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp chương tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý và khai thác du lịch tại các VQG như:
- Tài nguyên rừng tại các VQG là rất đa dạng và phong phú, đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên hiện nay theo các thức quản lý và các văn bản pháp lý thì tài nguyên du lịch sinh thái tại các VQG chưa được làm rõ.
- Các VQG đã được phân cấp quản lý tuy nhiên việc quản lý các VQG hiện nay chưa được thống nhất nên đã làm giảm hiệu quả của việc khai thác tài nguyên du lịch tại các vườn.
- Phân tích sự tham gia của các bên trong hoạt động DLST tại VQG Cúc Phương cho thấy chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên từ đó cần xây dựng mô hình phát triển DLST cho các VQG theo hướng phát triển bền vững để gắn kết quyền lợi và xác định trách nhiệm của mỗi bên trong quản lý và khai thác DLST tại các VQG.
- Phân tích mô hình tổ chức quản lý cũng như cơ chế hoạt động các VQG của Việt Nam và VQG Cúc Phương cho thấy mô hình quản lý các VQG hiện nay chủ yếu là làm công tác bảo tồn còn việc khai thác tài nguyên để kinh doanh DLST thì chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy để đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tại các VQG cần phải xác định rõ sứ mệnh và tầm nhìn cho các VQG đồng thời xây dựng mô hình tổ chức quản lý cho các VQG. ô hình tổ chức quản lý các VQG phải đảm bảo được 2 mục tiêu đó là dịch vụ công ích (bảo tồn đa dạng sinh học) và dịch vụ kinh tế (dịch vụ du lịch sinh thái).
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
4.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
Theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 thì mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.[6]
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5
- 12%/năm. Năm 201 : Việt Nam đón 7 - 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36
- 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp , - 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 -
% đạt chuẩn từ đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2020: Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6, - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 70.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 20 0: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và DLST; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch.
Thực hiện chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển DLST, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.
Từ chiến lược phát triển du lịch quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, cho thấy loại hình DLST là loại hình du lịch đang được quan tâm. Điều này là một định hướng rất tốt cho quy hoạch phát triển DLST tại các VQG và KBTTN.
4.2. Giải pháp quản lý các vườn quốc gia theo hướng phát triển bền vững
4.2.1. Quan điểm quản lý về vai trò của rừng và vườn quốc gia
Hiện nay theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Vườn quốc gia;
b) Khu BTTN gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Nguyên tắc sử dụng và phát triển rừng đặc dụng thì mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng và trên thực tế cho thấy hiện nay VQG chỉ mới được coi là một loại rừng và được quản lý, bảo vệ và khai thác theo quy chế của rừng đặc dụng chứ chưa được coi là một tài nguyên du lịch.
Do vậy, để khai thác hết được tiềm năng của VQG thì trước hết phải coi VQG vừa là tài nguyên rừng vừa là một tài nguyên du lịch. Điều này cần được quy định rõ trong các luật hiện hành.
Vì VQG vừa là tài nguyên rừng vừa là tài nguyên du lịch do đó trong quá trình quy hoạch, phát triển, khai thác và bảo vệ ngoài các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT cần có vai trò của cơ quan quản lý du lịch cấp Bộ và ở các địa phương.
4.2.2. Giải pháp thực hiện
4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
Hiện nay các VQG được tổ chức là một Ban quản lý trực thuộc Cục kiểm lâm hoặc trực thuộc UBND các tỉnh, do đó việc quy hoạch, khai thác du lịch giữa các bộ phận này và các doanh nghiệp du lịch chưa được chặt chẽ và thống nhất với nhau. Mặt khác, chức năng và nhiệm vụ của các VQG hiện nay chủ yếu là làm nhiệm vụ bảo tồn. Do vậy, để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tại các VQG thì
cần phải xác định rõ sứ mệnh và tầm nhìn mới đối với VQG và sứ mệnh và tầm nhìn này phải được công bố rộng rãi nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của xã hội và khách du lịch.
Sứ mệnh và tầm nhìn của VQG cần nhấn mạnh ngoài chức năng bảo tồn hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học thì nguồn tài nguyên tại các VQG là một tài nguyên du lịch đặc trưng, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay, đó là du lịch sinh thái.
Để thực hiện tốt sứ mệnh và tầm nhìn mới về VQG, do đặc thù của VQG là nguồn tài nguyên kép do vậy cần tổ chức một bộ phận quản lý nhà nước đối với các VQG phù hợp, có thể thành lập Cục VQG và khu BTTN với chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên này. Cục VQG và khu BTTN sẽ có chức năng phối hợp giữa các đơn vị quản lý rừng đặc dụng và các cơ quan du lịch. Với mô hình này sẽ tăng được sự kết nối, phối hợp giữa cơ quan quản lý VQG là Bộ NN&PTNT với các cơ quan quản lý về du lịch của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tránh được tình trạng mỗi cơ quan có mục tiêu khác nhau dẫn đến tình trạng không hợp tác một cách hợp lý. Các VQG và khu BTTN được quản lý một cách tập trung, thống nhất, không bị phân tán.
Cục VQG và khu BTTN được thành lập có những chức năng chủ yếu sau:
- Tổ chức bảo tồn sự nguyên vẹn của tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và các giá trị của hệ thống các VQG phục vụ cho hoạt động vui chơi, giáo dục và tinh thần cho thế hệ hiện tại và tương lai.
- Cục tiến hành hợp tác với các đối tác để mở rộng các lợi ích của việc bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và văn hóa và việc vui chơi giải trí ngoài trời trên khắp đất nước và trên toàn thế giới.
- Tạo lập ngân hàng dữ liệu thông tin về các VQG trên toàn quốc, và phát triển một hệ thống giám sát và hỗ trợ độc lập các VQG.
- Cung cấp thông tin về các dịch vụ quản lý cho những người phụ trách của VQG thông qua việc sử dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại, bằng cách tiếp cận
với những kinh nghiệm thế giới, phương pháp tiếp cận nhanh chóng và linh hoạt, khả năng cung cấp các giải pháp sáng tạo.
- Hình thành một mạng lưới các hội viên và các đối tác quốc tế.
- Khám phá những phương thức mới và có hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy các VQG và công tác bảo tồn.
- Giáo dục công chúng để họ hình thành một mối quan hệ tích cực với các VQG và hỗ trợ công tác bảo tồn.
- Tiến hành nghiên cứu và khảo sát về cảnh quan tự nhiên và di tích lịch sử nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái.
- Tuần tra các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường.
- Thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục về môi trường.
- Thúc đẩy hoạt động sử dụng bền vững VQG.
4.2.2.2. Giải pháp về quản lý tài nguyên bền vững
Cùng việc khai thác DLST thì các VQG cũng phải tổ chức bảo vệ rừng, đây là nguồn tài nguyên cho phát triển DLST. Việc quản lý ở đây đòi hỏi phải được tổ chức một cách hợp lý vừa đảm bảo giữ được tài nguyên đồng thời đem lại hiệu quả cho người dân địa phương. ô hình đồng quản lý tài nguyên là một mô hình phù hợp cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên tại các VQG.
Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hoà nhập về văn hóa - xã hội cũng càng ngày càng tăng điều này đã làm mai một không ít những bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người địa phương. Những bộ quần áo đa dạng, những sinh hoạt văn hóa dân gian và cả những tri thức hiểu biết về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thiếu vắng. Bởi vậy, bảo tồn bản sắc văn hóa, kiến thức bản địa cũng là một trong những chiến lược lâu dài của đất nước. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ khuyến khích người dân sử dụng những kiến thức, sáng kiến và thể chế cộng đồng, giúp chúng tồn tại và phát triển. Những hỗ trợ của kiến thức mới, của cơ chế tài chính trong quản lý rừng đặc dụng kết hợp với việc sử dụng kiến thức và sáng kiến sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng con đường tự vận động với sự hỗ trợ tích cực từ các bên liên quan.