Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

--------------------------------------


NGUYỄN THANH CHÍNH


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU “DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG”


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Bước đầu nghiên cứu, đánh giá quá trình ra quyết định về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam trường hợp nghiên cứu Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua vườn quốc gia Cúc Phương - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN THẮNG

TS. NGÔ KIM ĐỊNH


Hà Nội – 2010


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu của đề tài 3

3. Cấu trúc của luận văn 4

4. Quá trình làm luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1. Tổng quan về sự đánh đổi, quá trình ra quyết định thực hiện dự án phát triển 5 1.1.1. Khái niệm và các loại hình đánh đổi (trade-off) 5

1.1.2. Bảo tồn và sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển ở Việt Nam 8

1.1.3. Một số nghiên cứu về đánh đổi (trade-off) trên thế giới và Việt Nam 10

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định sự lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển 13

1.2. Một vài nét về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam 16

1.2.1. Quá trình ra quyết định 17

1.2.2. Tình hình đánh giá tác động môi trường các dự án giao thông 19

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

2.1.1. Một số nét chính về Vườn Quốc gia Cúc Phương 24

2.1.2. Một số nét chính về dự án đường Hồ Chí Minh nói chung, đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương 31

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 34

2.2. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1. Tiếp cận tổng hợp 34

2.2.2 .Tiếp cận hệ sinh thái 37

2.2.3. Tiếp cận được-được (win-win) 38

2.2.4. Phương pháp phân tích các bên tham gia 40

2.2.5. Phỏng vấn sâu 40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1. Lượng giá 41

3.2. Quá trình ra quyết định 44

3.2.1. Quy trình ra quyết định 44

3.2.2. Các khâu trong quá trình ra quyết định 49

3.2.3 . Thể chế luật pháp 52

3.2.4. Vai trò của các bên liên quan 56

3.2.5. Lồng ghép môi trường trong quá trình triển khai dự án qua Cúc Phương 61

3.2.6. Công tác ĐTM- công cụ lồng ghép môi trường 68

3.3. Quyền lực 72

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 76

Kết luận: 76

Khuyến nghị: 76

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


CRES - Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

ĐDSH - Đa dạng sinh học

ĐTM - Đánh giá tác động môi trường

GTVT - Giao thông vận tải

HCM - Hồ Chí Minh

ICDP - Integrated Conservation Development Projects

KHCN - Khoa học công nghệ

KHCN&MT - Khoa học công nghệ và Môi trường NCKT - Nghiên cứu khả thi

NCTKT - Nghiên cứu tiền khả thi

QLDA - Quản lý dự án

TN&MT - Tài nguyên và Môi trường

TEDI - Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải

TKV - Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam

VQG - Vườn quốc gia

VUSTA - Liên hiệp các hội khoa học công nghệ Việt Nam UBND - Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các loại hình đánh đổi qua các thời kỳ ở Việt Nam 6

Bảng 3.1. Tổng quan so sánh giữa các kịch bản 42

Bảng 3.2. So sánh giữa các kịch bản qua lượng giá đa dạng sinh học 43

Bảng 3.3. Tổng quan về các bên liên quan trong quá trình ra quyết định 59

Bảng 3.4. Kết quả thiết kế cầu cạn: 61

Bảng 3.5. Các kịch bản đoạn tuyến qua Cúc Phương 71


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Quy trình ra quyết định của dự án quan trọng quốc gia 18

Hình 1.2. Quy trình ra quyết định dự án đầu tư thông thường 18

Hình 2.1. Bản đồ Quy hoạch hướng tuyến đường Hồ Chí Minh 33

Hình 2.2: Quá trình ra quyết định theo cách tiếp cận tổng hợp 35

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình ra quyết định của dự án quan trọng theo quy định 44

Hình 3.2. Sơ đồ quá trình ra quyết định của dự án đường Hồ Chí Minh 45

Hình 3.3. Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trường trong quá trình ra quyết định của dự

án đường Hồ Chí Minh 46

Hình 3.4 Sơ đồ lồng ghép bảo vệ môi trường trong quá trình ra quyết định của dự án theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 1993 47

Hình 3.5. Sơ đồ các khâu lập dự án đầu tư 49

Hình 3.6. Sơ đồ quá trình ĐTM của dự án đường Hồ Chí Minh 69

Hình 3.7. Sơ đồ quyền lực ra quyết định của dự án đường HCM đoạn qua Cúc

Phương 74

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam


Việt Nam được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam

Việt Nam đã xây dựng hệ thống 128 khu Bảo tồn phân bố trên các vùng sinh thái trong cả nước, với diện tích gần 2,5 triệu hecta, chiếm 7,6% diện tích lãnh thổ. Cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hệ thống 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa. Hệ thống 15 khu bảo tồn biển đã được quy hoạch và trình Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, hai (02) khu Di sản thiên nhiên thế giới, 4 khu Di sản thiên nhiên Asean, 2 khu đất ngập nước Ramsar và 6 khu Dự trữ sinh quyển cũng đã được quốc tế công nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đa dạng sinh học Việt Nam vẫn còn chịu nhiều áp lực. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng là áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật; sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên và làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học. Thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đã giảm diện tích sinh cảnh tự nhiên, tăng sự chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã. Việc xây dựng nhiều đập nước đã ngăn chặn đường di cư của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng nên chú ý là một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng, rừng sản xuất và rừng phục hồi giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.

Ngoài ra, cũng phải thấy công tác quản lý ĐDSH ở Việt Nam còn nhiều bất cập, thể hiện ở cơ quan nhà nước quản lý ĐDSH còn phân tán và chưa đủ mạnh và chồng chéo; các quy định pháp luật bảo vệ ĐDSH chưa hệ thống, thiếu đồng bộ; qui

hoạch phát triển ĐDSH bền vững cấp toàn quốc, vùng và tỉnh còn thiếu và yếu; đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế; đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan chưa được huy động đúng mức nhất là trong quá trình ra quyết định lựa chọn các dự án, chương trình bảo tồn và phát triển.

1.2. Các khó khăn, bất cập quá trình ra quyết định các dự án giao thông có liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học

Các dự án xây dựng công trình giao thông có đặc trưng là: trải dài trên phạm vi rộng, chiếm dụng đất nhiều, địa hình phức tạp, khó khăn và nhiều trường hợp buộc phải đi qua hoặc đi sát khu bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ dự án đường Hồ Chí Minh), ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động bảo tồn.

Những dự án xây dựng đường giao thông có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khu bảo tồn, vườn quốc gia…, thường gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu, ra quyết định thực hiện dự án đầu tư và tiến độ thực hiện dự án vì thế cũng bị ảnh hưởng (thường bị chậm 2-5 năm), gây tốn kém do kéo dài và tăng tổng mức đầu tư do giá cả thị trường tăng. Một số một số nguyên nhân chủ yếu là:

- Các quy định về luật pháp còn chung chung, thiếu cụ thể;

- Năng lực của cơ quan quản lý (Chủ dự án), các tổ chức tư vấn lập dự án thậm chí kể cả cơ quan thẩm định dự án còn hạn chế về khía cạnh môi trường đặc biệt là vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học;

- Sự tham gia của các bên liên quan còn thiếu và yếu đặc biệt các tổ chức xã hội-dân sự và cộng đồng;

- Chất lượng Báo cáo đánh giá tác động môi trường còn yếu, chưa lượng hóa được giá trị kinh tế của đa dạng sinh học và đặc biệt chưa đánh giá đúng và đủ giá trị của đa dạng sinh học… .

Một trong những hoạt động có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định đầu tư dự án giao thông có tác động đến bảo tồn là việc thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án (dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc

Phương phải họp đến 3 lần, kéo dài từ 1998-2004; dự án nâng cấp cải tạo QL14C phải thực hiện lần thứ 2 và phải tách đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Yorkdon để xem xét riêng, kéo dài từ 2003-2007).

Dự án xây dựng Đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến đi qua Vườn Quốc gia Cúc Phương là khu vực được quy định để bảo tồn về đa dạng sinh học, quá trình thực hiện lập, phê duyệt dự án đầu tư bị chậm theo kế hoạch (kế hoạch dự kiến 2000 nhưng đến năm 2004 mới được thông qua) việc này ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án và đẩy tổng mức đầu tư dự án tăng lên gây thiệt hại về kinh tế nói chung và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội đặc biệt các nhà khoa học có thiên hướng về bảo tồn.

Với những lý do như vừa nêu, đề tài luận văn đã chọn dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến qua Vườn Quốc gia Cúc Phương làm trường hợp nghiên cứu để đánh giá quá trình thực hiện dự án, các khâu trong quá trình ra quyết định, sự phù hợp của quá trình ra quyết định nhằm phát hiện một số vấn đề còn tồn tại và và đề xuất các khuyến nghị nhằm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư và công tác bảo tồn.

2. Mục tiêu của đề tài


2.1.Mục tiêu lâu dài của đề tài


Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường cho các dự án đường giao thông đi qua các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như: khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển giao thông và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu trước mắt của đề tài


Nghiên cứu quá trình ra quyết định về sự lựa chọn (đánh đổi) giữa bảo tồn và phát triển trường hợp dự án đường Hồ Chí Minh đoạn quan Vườn Quốc gia Cúc Phương, phân tích các điểm mạnh, yếu và các bất cập liên quan đến quá trình ra quyết định.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí