Giải Pháp Nhằm Bảo Vệ Môi Trường, Đa Dạng Sinh Học


4.3.3. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn.

a. Nguy cơ về sự thâm nhập bất hợp pháp.


DLST thu hút khách du lịch từ mọi miền trong nước cũng như quốc tế đến tham quan, nghỉ mát, nghiên cứu học tập, mỗi người khách lại có nhu cầu, sở thích, nhận thức và ý thức khác nhau. Có nhiều du khách lại có sở thích thưởng thức các món lạ, đặc sản hoang dã từ rừng như: các loài động cật hoang dã, các món măng, nắm rừng hay rau rừng...Có những du khách lại có thú vui thích sưu tầm những loài cây cảnh, hoa đẹp có nguồn gốc từ tự nhiên như: Đỗ Quyên, Phong lan,... một số khách khi đến đây lại muốn mua một số loài thuốc từ rừng như: Nấm, thuốc nam,...từ những nhu cầu khác nhau đó đã gây một sức ép không nhỏ đối với hệ sinh thái của VQG. Khi khách có nhu cầu thì người dân sẽ tìm mọi cách để đáp ứng cho họ kể cả phải vào rừng tự nhiên để khai thác những sản phẩm đó trái pháp luật vì lợi nhuận của các sản phẩm này là rất cao. Do vậy khi phát triển DLST chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề này và đưa ra những giải pháp hợp lý để bảo vệ tài nguyên rừng.

b. Vượt quá sức chứa của VQG Tam Đảo.


Bất kỳ một hệ sinh thái nào kể cả sinh quyển cũng có sức chứa giới hạn nếu chúng ta vượt qua sức chứa, sự chịu đựng đó thì hệ sinh thái đó sẽ dần dần bị phá vỡ, việc nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra sức chứa của một hệ sinh thái là vô cùng quan trọng khi tiến hành phát triển DLST ở các VQG nói chung và ở VQG Tam Đảo nói riêng, để đưa ra được sức chứa của một hệ sinh thái, một khu vực chúng ta cần phải có thời gian để tính toán thật kỹ lưỡng và chính xác, song do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên tác giả chưa thể có những đo đếm chính xác về sức chứa sinh thái của từng khu vực. Nhưng khi triển khai DLST chúng ta không được bỏ qua bước này, nếu không chính chúng ta sẽ là thủ phạm gây ra sự phá huỷ các hệ sinh thái.

c. Ô nhiễm môi trường cảnh quan.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Khách du lịch đến kéo theo các hoạt động phục vụ, dịch vụ làm tăng nguy cơ ô nhiễm nơi đến, đặc biệt là hoạt động DLST diễn ra nơi thiên nhiên hoang sơ, nên các hoạt động của du khách càng có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ như; việc vức rác bừa bãi của khách, nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai do du khách mang đến....‌‌

4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện.

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học - 13


4.4.1. Giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học


Hoạt động du lịch sinh thái với nhiều lợi ích mang đến cho công tác bảo tồn, cộng đồng địa phương ở VQG. Bên cạnh đó, cũng có những tác động rất bất lợi đến với công tác bảo tồn thiên nhiên ở VQG Tam Đảo như đã xác định ở trên. Nhằm mục đích giảm thiểu các tác động bất lợi tác giả đề xuất ra một số biện pháp như sau:

+ Để phát triển DLST đúng với mục đích và ý nghĩa của nó, VQG Tam Đảo cần xây dựng được quy hoạch cụ thể về phát triển hoạt động DLST, trong đó cần xem xét đến sức chứa của hệ sinh thái trước khi đem các sản phẩm ra giới thiệu, phục vụ du khách.

+ Khi thiết kế các tuyến điểm phục vụ DLST cần xem xét xây dựng các công trình, như đường mòn thiên nhiên các công trình phụ trợ khác cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định với việc phát triển DLST trong rừng đặc dụng.

+ Hoạt động du lịch sinh thái triển khai, cần có các quy định cụ thể; như nội quy của khách tham quan, những vấn đề khách cần phải quan tâm, tăng cường tuyên truyền cho du khách, và sử dụng các hướng dẫn viên đồng thời là người theo dõi giám sát các hoạt động của khách.

+ Thường xuyên có các đợt tuyên truyền, tập huấn cho các cán bộ nhân viên và người dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái, nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng phục vụ khách và hướng dẫn khách bảo vệ môi trường.


4.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Tam Đảo

a. Cơ chế chính sách:


- Mặc dù hiện nay hoạt động DLST đã có một số văn bản hiện hành, song vẫn còn có nhiều vướng mắc bất cập. Để hoạt động DLST ở các VQG nói chung và ở Tam Đảo nói riêng phát triển được cần có những quy định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.

- VQG Tam Đảo là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn. Nên VQG cần phải xây dựng đề án quy hoạch và phát triển DLST, đồng thời mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển DLST theo đúng hướng.

- Do VQG Tam Đảo nằm trên địa bàn của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, nên cần phải phối hợp chặt chẽ với sở Văn hoá thể thao và Du lịch của 3 tỉnh, để cùng nhau phôi hợp xây dựng phát triển du lịch chung của toàn tỉnh và DLST nói riêng của VQG. Đồng thời VQG cần phải phối hợp chặt chẽ với công an tỉnh, huyện của 3 tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài đến tham quan dài ngày.

b. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư:


Để tạo ra được một khu DLST đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của du khách khi đến tham quan, thì chúng ta cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Để làm được điều này chúng ta cần phải có nguồn vốn đầu tư. Trước đây VQG Tam Đảo do địa bàn còn xảy ra nhiều vấn đề phức tạp đối với tài nguyên rừng, nên nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho việc bảo vệ tài nguyên rừng mà chưa có nguồn để đầu tư cho việc phát triển DLST. Nhưng cho đến nay công tác bảo vệ rừng đã ổn định, VQG cần phải trú trọng đầu tư nguồn vốn để thúc đầy du lịch sinh thái phát triển, ngoài ra tăng cường phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút đầu tư.


c. Giải pháp về tiếp thị:


Tăng cường phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi giới thiệu về VQG nhằm phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng khác nhau cả trong nước và nước ngoài; sử dụng nhiều phương tiện thông tin và truyền thông như mạng Internet, truyền hình,...để giới thiệu hình ảnh của VQG đến công chúng một cách rộng rãi; kết hợp với nhiều điểm du lịch khác ở 3 tỉnh như: Vĩnh Phúc: Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm, Thị trấn Tam Đảo, Hồ Đại Lải, một số di tích lịch sử khác,... ở Thái Nguyên có: Hồ Núi Cốc,...Tuyên Quang có Tân Trào,...Trong việc quảng bá DLST VQG Tam Đảo, cần phát phiếu thăm dò để lấy ý kiến của du khác trong một số chuyến tham quan của VQG nhằm đánh giá những mặt mạnh, yếu, được và chưa được để có hướng tiếp thị cũng như điều chỉnh kịp thời trong quá trình vận hành du lịch.

d. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:


Đội ngũ nhân lực tham gia vào hoạt động DLST đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của DLST. Do vậy, cần mở những lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường các vấn đề về du lịch nói chung và DLST nói riêng; tổ chức nhiều chuyến tham quan học tập cho cán bộ và nhân viên của trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường đến các điểm DLST, các VQG trong nước đã phát triển mạnh về DLST để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệp làm du lịch; cử một số cán bộ và nhân viên trong trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường có đủ năng lực đi học tập nâng cao trình độ về du lịch ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt ở một số nước có kinh nghiệp về DLST như Mỹ, Austalia, New Zealand,...; nên nhận và đào tạo thêm cho cán bộ hướng dẫn là người địa phương; chú ý đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên trong trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường để thuận tiện cho việc đón tiếp và phục vụ du khách quốc tế và dễ dàng đi ra nước ngoài học tập khi có điều kiện.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

DLST đã và đang phát triển mạnh mẽ ở một số Quốc gia trên thế giới, đây được coi như một loại hình du lịch bền vững, thân thiện với thiên nhiên, có trách nhiệm với môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đã coi DLST là một trong những giải pháp bảo tồn có hiệu quả đồng thời cải thiện được sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương.

Vườn quốc gia Tam Đảo có tiềm năng DLST rất lớn với nhiều cảnh quan đẹp, với nhiều loài động, thực vật đặc hữuvà quý hiếm với 58 loài thực vật mang nguồn gen quý hiếm và 68 loài thực vật đặc hữu có tên trong sách đỏ của Việt Nam và sách đỏ thế giới; Động vật có 39 loài đặc hữu và 18 loài quý hiếm và các tài nguyên văn hoá, lịch sử có giá trị như: Danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, ...Tuy nhiên, nguồn tài nguyên du lịch sinh thái phong phú này vẫn chưa được đánh giá và sử dụng một cách khôn khéo và hiệu quả.

Để phát triển DLST ở VQG Tam Đảo cần tiến hành các giải pháp đồng bộ như: Xây dựng các tuyến đi bộ hợp lý và các công trình trên tuyến; đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực để thực hiện DLST; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp; mở rộng thị trường,...

Du lịch sinh thái có vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo tồn đa đạng sinh học cũng như, đối với người dân vùng đệm. Tuy nhiên nếu phát triển DLST không phù hợp sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học cũng như đời sống, văn hoá người dân bản địa như: Tăng chi phí sinh hoạt, sự lãng quên những ngành nghề truyền thống, sự pha tạp văn hoá làm mất nền văn hoá bản địa, hay làm gia tăng sự thâm nhập bất hợp pháp vào VQG, làm ô nhiễm môi trường cảnh quan,...


Đây là nghiên cứu đầu tiên về DLST tại vườn quốc gia Tam Đảo, kết quả của đề tài là nguồn tài liệu có giá trị để vườn quốc gia Tam Đảo tham khảo và có thể áp dụng để phát triển DLST nhằm tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.

KIẾN NGHỊ


Để DLST ở VQG phát triển một cách có hiệu quả, thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu và học tập thì VQG cần phải trú trọng vào việc khảo sát tiềm năng DLST vốn có của mình, từ đó có sơ để xây dựng các tuyến và xây dựng cơ sở cho phù hợp.

Xây dựng đề án quy hoạch phát triển DLST trên những điểm có tiềm năng, lập đề án cho thuê môi trường rừng trình cấp trên phê duyệt, mở cửu thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

VQG Tam Đảo cần mở các lớp tập huấn cho cán bộ thực nhiệm vụ phát triển DLST những kỹ năng cơ bản về du lịch và về DLST, cử cán bộ đi học những lớp ngoại ngữ ngắn hạn để phục vụ tốt khách nước ngoài.

Trong tương lai, VQG Tam Đảo cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động DLST của vườn để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao nhận thức, ý thức cho họ.

Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường cần phải nghiên cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiền về DLST trên thế giới cũng như ở Việt Nam để vận dụng vào phát triển du lịch ở VQG Tam Đảo theo hướng du lịch sinh thái đích thực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo tham lun các nguyên tc DL bn vng - Bên kia chân tri xanh. do IUCN, WWF, NEA. Phi hp biên dch xut bn năm 1998.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007). Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004). Luật bảo vệ phát triển rừng. Nhà xuất bản nông nghiệp.

4. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Luật Du lịch. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2006). Quy chế quản lý rừng. Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

6. Cục kiểm lâm (2004). Cẩm nang quản lý và phát triển Du lịch Sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía bắc Việt Nam.

7. Lê Trọng Cúc (2009). Chuyên đề: Sinh thái học và sinh thái nhân văn, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Jill Grant (1999). Xây dựng và thực hiện chiến lược Quốc gia về DLST của Australia , Tài liệu hội thảo xáy dựng chiến lược quốc gia về DLST ở Việt Nam.

9. Phạm Trường Hoàng (2009). Kinh nghiệm phát triển DLST tại Nhật Bản đối với Việt Nam, Tạp chí du lịch Việt Nam số 8/2009.

10. Lê Bá Huy (2005) Du lịch Sinh thái, nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

11. Lê Bá Huy (2007). “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”. Nhà xuất bản giáo dục.


12. Kreg Lindberg. Du lịch Sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý, Dự án “Tăng cường năng lực quản lý môi trường ở Việt Nam” Tổng cục Môi trường xuất bản tháng 1 năm 1999.

13. Lê Văn Lanh và Bùi Xuân Trường. Hiện trạng và những giải pháp cho phát triển DLST tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo hội thảo “Xây dựng cơ chế chính sách phát triển DLST tại các VQG/KBT Việt Nam” Hà Nội – Cúc Phương ngày 25-27 tháng 11 năm 2010.

14. Trần Đình Nghĩa ( 2007). Báo cáo tham luận: Vườn quốc gia Tam Đảo, vai trò và tầm quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam. Hà Nội, 9 – 2007.

15. Phạm Trung Lương (1999). Tiềm năng hiện trạng và định hướng phát triển DLST ở Việt Nam. Tuyển tâp báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam. Tổng cục du lịch, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Ủy ban kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương. Hà Nội. 7-9/9/1999.

16. Nguyễn Thị Sơn (2007). Bài giảng Du lịch Sinh thái (Tài liệu giảng dạy khóa tập huấn về Du lịch Sinh thái cho các VQG và KBT năm 2007).

17. Hoàng Phương Thảo (1999). Du lịch Sinh thái trong mối quan hệ với bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn. Tuyển tâp báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam. Tổng cục du lịch, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới, Ủy ban kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương. Hà Nội , 7-9/9/1999.

18. Hoàng Văn Thắng (2009). Bài Giảng Đa dạng Sinh học và bảo tồn; CRES, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Vườn quốc gia Tam Đảo, NXB Nông Nghiệp. Hà Nội- 2007


20.Cáctrangweb:http://www.thiennhien.net;http://www.vietnamtourism.gov.vn;http://www.vnppa.org.vn; http://vinhphuc.tourism.vn; http://www.vncreatures.net/map.php

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí