Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 16

Area ID (4 octet): Nhận dạng của khu vực mà gói tin đó thuộc. Checksum (2 octet): Kiểm tra lỗi của gói tin.

Authentication type (2 octet): Chứa kiểu chứng thực. Tất cả các thông tin trao đổi trong OSPF phải được chứng thực. Có 3 loại chứng thực:

Type 0 (Null): Không chứng thực.

Type 1 (Plain text): Chứng thực bằng plain text. Type 2 (MD5): Chứng thực bằng mã hóa MD5.

Authentication data (8 octet): Chứa các thông tin chứng thực. Data: Chứa dữ liệu gói tin OSPF.

4) Câu lệnh cấu hình OSPF

Router#config t

Router(config)#router ospf [process_ID] //process_ID là chỉ số xác định tiến trình định tuyến trên Router, nó có giá trị nằm trong khoảng từ 1 đến 65535.

Router(config-router)#network [Network_ID] [wildcard_mark] area [area_ID]// Thêm địa chỉ IP của các mạng đang kết nối trực tiếp với Router. Các mạng này được quy ước nằm trong một vùng gọi là area_ID (0 - 4294967295). Ví dụ: (config - router)

#network 175.14.0.0 0.0.255.255 area 0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

5) Ví dụ áp dụng

Cho sơ đồ mạng cùng địa chỉ IP như hình dưới. Cấu hình giao thức chọn đường OSPF trên 3 Router sao cho các Router có thể Ping được với nhau.

Thiết kế mạng - ThS. Trần Văn Long, ThS. Trần Đình Tùng Biên soạn - 16

Hình 4.41. Sơ đồ mạng cấu hình giao thức chọn đường OSPF Cấu hình các Interface:

Router 1:

Router(config)#hostname R1 R1(config)#int s2/0

R1(config-if)#ip address 172.16.10.1 255.255.0.0 R1(config-if)#no shutdown

R1(config-if)#clock rate 64000 R1(config-if)#exit

R1(config)# R1(config)#int fa0/0

R1(config-if)#ip address 10.1.1.1 255.255.255.0 R1(config-if)#no shutdown

R1(config-if)#exit R1(config)#

Router 2:

Router(config)#hostname R2 R2(config)#int fa0/0

R2(config-if)#ip address 10.1.1.2 255.255.255.0 R2(config-if)#no shutdown

R2(config-if)#exit R2(config)#

Router 4:

Router(config)#hostname R4 R4(config)#int s2/0

R4(config-if)#ip address 172.16.10.2 255.255.0.0 R4(config-if)#no shutdown

R4(config-if)#clock rate 64000 R4(config-if)#exit

R4(config)#

Cấu hình giao thức chọn đường OSPF: Router 1:

R1#config t

R1(config)#router ospf 100 (100 là Process_ID)

Hình 4.42. Khai báo Process ID

Thêm địa chỉ IP của các mạng đang kết nối trực tiếp với R1:


Router 2:

Tương tự Router 1

Hình 4.43. Thêm địa chỉ IP các mạng



Router 4:

Tương tự Router 1

Hình 4.44. Thêm địa chỉ IP các mạng


Hình 4.45. Thêm địa chỉ IP các mạng

Kiểm tra kết quả:

Từ Router 2 Ping tới cổng Se2/0 của Router 4 có địa chỉ IP là 172.16.10.2

Hình 4.46. Kết quả lệnh Ping

Từ Router 4 Ping tới cổng Fa0/0 của Router 2 với địa chỉ IP là 10.1.1.2

Hình 4.47. Kết quả lệnh Ping Như vậy, tất cả các Router đã Ping được với nhau.

Xem bảng chọn đường của Router 2

Hình 4.48. Bảng chọn đường của Router 2 Xem thông tin giao thức định tuyến của Router 1

Hình 4.49. Thông tin giao thức định tuyến Hiển thị nội dung cơ sở dữ liệu của OSPF của Router 1

Hình 4.50. Nội dung cơ sở dữ liệu OSPF

4.8.5. Giao thức chọn đường EIGRP

1) Giới thiệu

EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là một giao thức chọn đường độc quyền của Cisco được phát triển từ giao thức IGRP (Interior Gateway Routing Protocol, giao thức định tuyến trong vùng theo trạng thái đường liên kết). Không giống như IGRP là một giao thức chọn đường theo lớp địa chỉ, EIGRP có hỗ trợ chọn đường liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR-Classless inter domain routing) và cho phép người thiết kế mạng tối ưu không gian sử dụng địa chỉ bằng VLSM (Variable Length Subnet Mask). So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh hơn, khả năng mở rộng tốt hơn và khả năng chống lặp vòng cao hơn.

Hơn nữa, EIGRP còn thay thế được cho giao thức Novell RIP (Novell Routing Information Protocol) và RTMP (Apple Talk Routing Table Maintenance Protocol) để phục vụ hiệu quả cho cả hai mạng IPX và Apple Talk.

EIGRP được xem là giao thức lai vì nó kết hợp các ưu điểm của cả giao thức chọn đường theo vectơ khoảng cách và giao thức chọn đường theo trạng thái đường liên kết. EIGRP được lựa chọn cho các mạng lớn, đa giao thức và xây dựng dựa trên các Cisco Router.

2) Đặc điểm

a) Router lưu giữ các thông tin về đường đi và cấu trúc mạng trên RAM, nhờ đó chúng đáp ứng nhanh các sự thay đổi về hình trạng mạng. EIGRP lưu các con đường mà nó học được theo một cách đặc biệt, mỗi con đường có trạng thái riêng và có đánh dấu để cung cấp thêm nhiều thông tin hữu dụng khác. Giống như OSPF, EIGRP cũng lưu những thông tin này thành từng bảng và từng cơ sở dữ liệu khác nhau. EIGRP có ba loại bảng sau:

Bảng láng giềng (Neighbor table)

Bảng cấu trúc mạng (Topology table) Bảng chọn đường (Routing table)

- Bảng láng giềng:

Là bảng quan trọng nhất trong EIGRP. Mỗi Router EIGRP lưu giữ một bảng láng giềng, trong đó là danh sách các Router kề với nó. Bảng này tương tự như cơ sở dữ liệu về các láng giềng của OSPF.

- Bảng cấu trúc mạng:

Bảng cấu trúc mạng là bảng cung cấp dữ liệu để xây dựng lên bảng chọn đường của EIGRP. DUAL lấy thông tin từ bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng để tính toán chọn đường với chi phí thấp nhất đến từng mạng đích.

Mỗi EIGRP Router lưu một bảng cấu trúc mạng riêng tương ứng với từng loại giao thức mạng khác nhau. Bảng cấu trúc mạng chứa thông tin về tất cả các con đường

mà Router học được. Nhờ những thông tin này mà Router có thể xác định đường đi khác để thay thế nhanh chóng khi cần thiết. Thuật toán DUAL chọn ra đường tốt nhất đến mạng đích gọi là Successor.

Sau đây là những thông tin chứa trong bảng cấu trúc mạng:

Feasible distance (FD): FD của Router đang xét là khoảng cách (metric) từ nó tới mạng đích.

Advertised distance (AD): AD của Router đang xét là khoảng cách (metric) từ Router láng giềng của nó tới mạng đích.

Route source: Nguồn khởi phát thông tin về một đường nào đó. Phần thông tin này chỉ có với những đường học được từ ngoài mạng EIGRP.

Reported disdiance: Thông số định tuyến đến một Router láng giềng. Thông tin về cổng giao tiếp mà Router sử dụng để đi đến mạng đích.

Trạng thái đường đi: Trạng thái không tác động (P - passive) là trạng thái ổn định, sẵn sàng sử dụng. Trạng thái tác động (A - active) là trạng thái đang trong tiến trình tính toán lại của DUAL.

Hình 4.51. Bảng cấu trúc mạng

Bảng cấu trúc mạng còn lưu nhiều thông tin khác về các đường đi. EIGRP phân loại ra đường trong khu vực và đường ngoài khu vực. Đường trong khu vực là đường xuất phát từ bên trong hệ tự quản (AS – Autonomous system) của EIGRP, EIGRP có dán nhãn (Administrator tag) với giá trị từ 0 đến 255 để phân biệt đường thuộc loại nào. Đường ngoài khu vực là đường xuất phát từ bên ngoài AS của EIGRP, các đường ngoài khu vực là những đường được học từ các giao thức định tuyến khác như RIP, OSPF và IGRP.

Hình 4.52. Nhãn giá trị Administrator tag

- Bảng chọn đường:

Bảng chọn đường EIGRP lưu giữ danh sách các đường đi tốt nhất đến các mạng đích. Những thông tin trong bảng chọn đường được sinh ra từ bảng cấu trúc mạng và bảng láng giềng.

Con đường được chọn làm đường chính đến mạng đích gọi là Successor. Từ thông tin trong bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng, DUAL chọn ra một đường chính. Đến một mạng đích có thể có đến 4 Successor. Những đường này có chi phí bằng nhau hoặc không bằng nhau. Thông tin về Successor cũng được đặt cả trong bảng cấu trúc mạng.

Hình 4.53. Đường Successor

Hình 4.54. Bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng

Hình 4.55. Sử dụng thuật toán DUAL

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí