Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 223 Bộ Luật Hình Sự

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội có thể

thực hiện hành vi

điều khiển phương tiện

hàng hải vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải

của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam do cố

ý hoặc do vô ý,

nhưng chủ yếu là do cố ý. Nếu do vô ý thì chủ yếu là vô ý vì quá tự tin, tức là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 8


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 223 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 223 Bộ luật hình sự, thì người phạm

tội

điều khiển phương tiện hàng hải

vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi

phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 223

Bộ luật hình sự có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm

triệu đồng hoặc phạt tù từ trọng.

ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu người phạm tội thực hiện hành vi do vô ý, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ

tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền. Nếu

người phạm tội thực hiện hành vi do cố ý, có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù.


Đối với nước ngoài phạm tội này, Toà án nên áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, mà không nên áp dụng hình phạt tù, kể cả trường hợp phạm tội do cố ý.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 223 Bộ luật hình sự


Khoản 2 Điều 222 Bộ

luật hình sự

chỉ

quy định một trường hợp

phạm tội , đó là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng như đối với các tội phạm khác trong chương này, trong khi

chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi điều

khiển phương tiện hàng hải vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các

quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có

thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-

BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi điều khiển phương tiện hàng hải vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất đã gây ra cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 223 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội thực hiện hành vi do vô ý, hậu quả gây ra tuy là nghiêm trọng nhưng mức độ

thấp hơn trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng khác, có nhiều tình tiết

giảm nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng

nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc bị phạt dưới một năm tù. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi do cố ý, hậu quả gây ra có mức độ lớn hơn trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng khác, có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật hình sự


Khoản 3 của Điều 223 cũng quy định hai tình tiết là yếu tố định

khung hình phạt, nhưng lại có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, đó là “gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.

Cũng như

đối với trường hợp gây hậu quả

nghiêm trọng, đến nay

chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả rất

nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi điều khiển phương

tiện hàng hải vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng

hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra, nên có thể vận

dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm

1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

nghiêm trọng để xác định hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng do hành vi

điều khiển phương tiện hàng hải

vào hoặc ra khỏi Việt

Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến tám trăm triệu đồng hoặc bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể phạm tội chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc áp dụng hình phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm.


Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.


4. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội


Tương tự như khoản 4 Điều 222 Bộ luật hình sự, khoản 4 của điều 223 quy định: “phương tiện hàng hải có thể bị tịch thu” là một biện pháp tư pháp chứ không phải là hình phạt bổ sung.


6. TỘI

EM

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ

Điều 228. Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em

1. Người nào sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều trẻ em;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.


Định nghĩa:

Vi phạm quy định về sử

dụng lao động trẻ

em là sử

dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định.


Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em là tội phạm mới

chưa được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Do yêu cầu đấu tranh phòng chống hành vi sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến, có nơi có lúc rất nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện nước

ta chủ

trương phát triển kinh tế

thị

trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa nên Quốc hội nước ta thấy cần phải hình sự hoá một số hành vi sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật và quy định tội phạm này tại Điều 228 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, do cấu tạo các dấu hiệu cấu thành của tội phạm này, nên thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng chưa khởi tố, truy tố hoặc xét xử nhiều loại tội phạm này, mà những hành vi sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật chủ yếu được xử lý bằng biện pháp hành chính.


Điều 228 Bộ

luật hình sự

năm 1999 được cấu tạo thành 3 khoản,

trong đó khoản 2 là cấu thành tăng nặng, khoản 3 quy định hình phạt bổ sung.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biêt, nhưng chỉ những người sử dụng lao động mới có thể là chủ thể của tội phạm này.


Người sử dụng lao động có thể là chủ doanh nghiệp, nhưng cũng có thể chỉ là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.


Khi xác định chủ

thể

của tội phạm này cần phân biệt trường hợp

tuyển dụng với sử dụng trẻ em vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức. Nếu người có trách nhiệm tuyển dụng không vi phạm pháp luật về việc tuyển dụng trẻ em để làm một công việc nhất định nhưng sau khi đã tuyển dụng trẻ em vào làm việc mà người sử dụng lao động trẻ em đã vi phạm các quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động tre em mới là chủ thể của tội phạm này, nếu người tuyển dụng đồng thời là người sử dụng lao động trẻ em thì không cần phân biệt tuyển dụng hay sử dụng.


Nếu hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới bị coi là tội phạm.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em xâm phạm đến

quyền lao động của trẻ em đã được quy định tại Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam tham gia quy định .


Việc sử

dụng lao động trẻ

em, Nhà nước ta quy định rất cụ

thể,

những loại công việc gì không được bắt trẻ em phải làm và những việc gì trẻ em được làm đều được quy định cụ thể và những quy định đó được liệt kê thành danh mục. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào Danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.


Đối tượng tác động của tội phạm này chính là trẻ em. Theo quy định

tại Điều

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em thì trẻ em là người

chưa đủ 16 tuổi.


Khi xác định tuổi của trẻ em cần căn cứ vào các giấy tờ tuỳ thân như: Giấy khai sinh, Giấy chứng minh nhân dân (nếu họ đã làm chứng minh), Sổ hộ khẩu, Sổ hộ tịch, học bạ và các giấy tờ có liên quan khác. Trong trường

hợp không có các giấy tờ tuỳ thân hoặc tuy có nhưng các giấy tờ này không gióng nhau về ngày tháng năm sinh thì phải điều tra xác định xem người lao

động có phải là trẻ em hay không. Nghĩa vụ chứng minh là của cơ quan

tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan duy nhất là hành vi vi phạm quy định về dụng lao động trẻ em nhưng được biểu hiện khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp vi phạm cụ thể như: Sử dụng trẻ em làm

những công việc nặng nhọc; Sử

dụng trẻ

em làm những công việc nguy

hiểm; Sử dụng trẻ em làm những công việc độc hại.


- Sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc là sử dụng trẻ em làm những công việc như: Công việc tiếp xúc với dầu, mỡ; ảnh hưởng của môi trường nóng, ồn, rung và bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép. (Sửa chữa cơ điện trong nhà máy sàng tuyển than. Thay mỡ, bơm dầu ổ trục các thiết bị nhà máy sàng tuyển than.)


- Sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm là sử dụng trẻ em làm những công việc như: Thường xuyên làm việc trên cao, căng thẳng thần kinh tâm lý. (sửa chữa đường dây cao thế đang mang điện.)


- Sử dụng trẻ em làm những công việc độc hại là sử dụng trẻ em làm những công việc như: làm việc trong môi trường hoá chất độc hại và tiếng ồn cao; chịu tác động trực tiếp của hơi dầu nóng và hơi nước. (Thu hồi, lọc dầu, tái sinh dầu bôi trơn)


b. Hậu quả


Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm,

nếu người

sử dụng trẻ

em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm

hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định chưa gây hậu quả nghiêm trọng và cũng chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì không bị coi là tội phạm.

Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về dụng lao động trẻ em gây ra cho xã hội.


Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định gây ra, nên có

thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-

BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật

hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng để xác

định hậu quả nghiêm trọng do sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định gây ra.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Ngoài các tình tiết về nhân thân, hành vi khách quan và hậu quả nhà làm luật còn quy định tình tiết khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của

cấu thành, đó là: “Danh mục mà Nhà nước quy định về những công việc

nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại” do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Do nước ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp nên nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới xuất hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế cũng thường xuyên sửa đổi, bổ sung danh mục những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cho phù hợp với tình hình phát

triền kinh tế, xã hội. Vì vậy, khi xác định hành vi sử

dụng trẻ

em làm

những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có thuộc danh mục do Nhà nước quy định hay không cần phải liên hệ với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế để nhận được sự hỗ trợ.


Ngoài ra, khi xác định hành vi phạm tội các cơ quan tiến hành tố

tụng cần nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến việc sử dụng lao động đối với trẻ em như: Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, các văn bản hướng dẫn thì hành các Bộ luật này.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em là do cố ý, tức là biết người mà mình sử dụng lao động chưa

đủ 16 tuổi và công việc giao cho trẻ em làm là công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại thuộc danh mục Nhà nước quy định. Nếu vì lý do khách quan mà người sử dụng lao động không biết người mà mình sử dụng lao động chưa đủ 16 tuổi và công việc giao cho trẻ em làm là công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại thuộc danh mục Nhà nước quy định thì không bị coi là hành vi phạm tội.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 228 Bộ luật hình sự


a. Phạm tội nhiều lần


Phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em nhiều lần là thực hiện hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em từ hai lần

trở lên và mỗi lần thực hiện hành vi đó đã cấu thành tội vi phạm quy định

về sử dụng lao động trẻ em nhưng tất cả các lần phạm tội đó đều bị xét xử trong cùng một bản án. Ví dụ: Ngày 10 tháng 2 năm 2004 Trần Văn Q đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, nhưng ngày 20 tháng 5 năm 2004, Q lại sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc là phạm tội lần thứ nhất; đến ngày 15 tháng 12 năm 2004, Q lại

sử dụng trẻ

em làm công việc nguy hiểm gây hậu quả

nghiêm trọng là

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí