Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 230 Bộ Luật Hình Sự

đích mua bán hay chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác.


Nguồn gốc

vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự mà

người phạm tội tàng trữ

không kể

do nguồn gốc nào mà có như: được

tặng, cho, đào được, nhặt được... Tuy nhiên, nếu người phạm tội cất giấu vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là vật chứng của vụ án nhằm che giấu tội phạm thì tuỳ trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và tội che giấu tội phạm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người

phạm tội có tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hay không. Ví dụ: Nguyễn Văn T bị bắt quả tang đang giao một khẩu súng K54 cho Bùi Thanh H, nhưng không có căn cứ xác định H là người mua khẩu súng này, còn T thì khai rằng T được một người thuê vận chuyển khẩu súng K54 giao cho H còn H có phải là người mua súng hay không thì T không biết. Mặc dù H vừa nhận khẩu súng K54 từ tay T và không có căn cứ xác định H mua khẩu súng này, nhưng hành vi của Bùi Thanh H vẫn bị coi là hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 11


Nếu tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác đó thì hành vi cất giữ không phải

là hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân

sự khác mà là hành vi giúp sức người mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán, vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển hay hành vi mua bán chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ).


- Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân

sự


Vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác,

từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác... bằng

bất kỳ phương thức nào (trừ nhằm mục đích mua bán.

hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không


Như vậy, khái niệm vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương

tiện kỹ

thuật quân sự

khác

được dùng

ở đây có nội hàm rộng hơn khái

niệm vận chuyển hàng hoá thông thường. Vận chuyển trái phép vũ khí

quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự

khác

có thể

giống với vận

chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác có một cự ly nhất định như: dùng ôtô, xe đạp, xe máy, tàu thuỷ, máy bay... nhưng cũng có thể chỉ là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác trong một không gian chật hẹp như

từ gầm giường sang giá sách, từ túi người này sang túi người khác trong

một phòng.


Nếu vận chuyển

vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự

khác hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự khác của người ma mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác với vai trò giúp sức.


- Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự


Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là

dùng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự vào mục đích mà

người sử dụng quan tâm như: dùng súng để săn bắt thú rừng, dùng lựu đạn để đánh cá dưới sông, dùng dùng máy bộ đàm để liên lạc với người thân, dùng xe quân sự để chở hàng thuê.v.v...


Nếu hành vi sử

dụng trái phép

vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt của một tội phạm khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Ví dụ: Mạc Văn K là tự vệ nhà máy Z 172 được trang bị súng CKC, do Bùi Hồng Q và một số

người vào khu vực nhà máy để nhặt sắt vụn, K đuổi K và những người

cùng đi vẫn không nghe, nên K đã dùng súng CKC bắn về phía K và mọi người làm Q bị chết. Hành vi sử dụng súng của K bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ theo Điều 97 Bộ luật hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng vũ khí quân dụng trái phép nữa.

- Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự


Mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác là bán hay mua để bán lại; vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để chế tạo ra vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác để bán lại trái phép; hoặc dùng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác

để đổi lấy hàng hoá hay dùng hàng hoá để

đổi lấy

vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự khác.


Khi xác định hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác cần chú ý một số vấn đề sau:


Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự

khác mà người

phạm tội có để bán cho người khác không phụ thuộc vào nguồn gốc do đâu mà có; không phụ thuộc vào vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác đó là thật hay giả, còn tác dụng hay đã mất tác dụng.


Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà định tội là "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự khác" hay tội "vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự khác" hoặc “tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự khác”.


Trong trường hợp người phạm tội vừa có hành vi chế tạo và kèm

theo các hành vi khác như tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt vũ khí

quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì tuỳ từng trường hợp cụ thể

mà định tội là “tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ”; “vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất ma tuý”; “chiếm đoạt, mua bán trái phép chất vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ” hay tội danh đầy đủ là “tàng trữ, vận chụyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”.


- Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự


Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là hành vi cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên

chiếm đoạt, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, tham ô vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự .


Hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ngay trước, trong khi thực hiện thủ đoạn phạm tội.


Cũng coi là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nếu người được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để huấn luyện, chiến đấu, để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác, khi xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ việc mà không giao nộp lại theo quy định của Nhà nước.


Nếu người phạm tội không có ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc không chứng minh được ý thức chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau khi chiếm đoạt được tài sản mới biết trong tài sản còn có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng vẫn cất giữ, vận chuyển hoặc mua bán thì không bị coi là hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, mà tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản...) và tội tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.


Nếu ngay sau khi chiếm đoạt tài sản người phạm tội mới biết trong tài sản có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và đem nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không coi là hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ bị coi là chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, nếu mục đích ban đầu là chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự nhưng khi thực hiện hành vi chiếm đoạt thì lại không có vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà chỉ có tài sản thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (ở giai đoạn chưa đạt). Nếu người phạm tội không có mục đích rõ rệt là sẽ chiếm đoạt cái gì (cái gì cũng được) nhưng khi chiếm đoạt lại là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.

Khi định tội đối với người có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,

sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương

tiện kỹ thuật quân sự cần chú ý:


Nếu người phạm tội thực hiện tất cả các hành vi quy định tại điều

luật thì định tội danh đầy đủ

là tội “chế

tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử

dụng, mua bán trái phép và chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” ( thay từ hoặc bằng từ và); nếu người phạm tội chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi quy định trong điều luật thì chỉ định tội theo hành vi mà họ đã thực hiện. Ví dụ: A chỉ thực hiện hành vi tàng trữ thì định tội là “tàng trữ hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”; nếu A thực hiện hành vi tằng trữ và hành vi chiếm đoạt thì định tội là: “ tàng trữ và chiếm đoạt hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua

bán trái phép hoặc chiếm đoạt

vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật

quân sự”; nếu người phạm tội chỉ có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,

sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, mà không

chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt

phương tiện kỹ thuật quân sự thì chỉ định tội là: “chế tạo, tàng trữ, vận

chuyển, sử

dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt

vũ khí quân dụng”

hoặc ngược lại.


b. Hậu quả


Hậu quả của hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua

bán trái phép hoặc chiếm đoạt

vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật

quân sự không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Ngoài hành vi khách quan, đối với tội phạm này nhà làm luật quy định một dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí

quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự

phải là trái phép thì mới cấu

thành tội phạm, nếu việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán

vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự được phép thì không thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự.


Khi xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có trái phép trong một số trường hợp cần chú ý: nếu người được phép sử dụng vũ khí quân dụng nhưng lại cho người khác mượn để sử dụng thì người mượn là người sử dụng trái phép, còn người cho mượn là người vi phạm quy định về quản lý vũ khí; nếu người được giao vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân

sự nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về

quản lý, sử dụng, cất giữ, bảo quản để người khác sử dụng, chiếm đoạt, thì thuộc trường hợp vi phạm quy định về quản lý vũ khí quy định tại Điều 234 Bộ luật hình sự; nếu đem vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự trao đổi, mua bán thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện

kỹ thuật quân sự là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi

của mình là trái phép (trừ hành vi chiếm đoạt) nhưng vẫn thực hiện.


Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép thì không thuộc trường hợp phạm tội này.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 230 Bộ luật hình sự có thể bị phạt tù từ một năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Khoản 1 của điều luật tuy không quy định số lượng vũ khí quân

dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình

sự nhưng theo hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7-1-

1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật

hình sự năm 1985 thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chế tạo, tàng

trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng bộ binh, súng bắn phát một từ 1 khẩu đến 5 khẩu; súng liên thanh cá nhân như trung liên, tiểu liên các loại từ 1 khẩu đến 2 khẩu; súng bộ binh khác như thượng liên, đại liên, B40, B41, 12ly7, 14ly5 là 1 khẩu; lựu đạn, đạn cối, đạn pháo đến 100 ly từ 1 đến 10 quả; đạn cối, đạn pháo trên 100 ly từ 1 đến 5 quả; đạn bộ binh từ đại liên trở xuống từ trên 50 viên đến 300 viên; đạn 12ly7, 14ly5, 23ly, 24 ly (không phải là đạn pháo) từ trên 30 viên đến 200 viên; thuốc nổ các loại từ trên 1 kg đến 15 kg; kíp mìn, nụ xuỳ từ trên 200 cái đến 1000 cái; dây cháy chậm, dây nổ từ trên 500m đến 3.000m.


Nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt dưới mức trên nhưng đã bị xâm phạm hành chính về hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về tội cố ý hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật.9


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới một năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự


a. Có tổ chức;


Phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,

sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương

tiện kỹ thuật quân sự dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.



9 Xem các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng năm 1995. tr 91,92

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự)


Trong vụ

án chế

tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử

dụng, mua bán trái

phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có tổ chức, cũng như trong các vụ án hình sự khác có tổ chức, tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.


b. Vật phạm pháp có số lượng lớn;


Vật phạm pháp có số lượng lớn đối với tội phạm này là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt có số lượng lớn.


Hiện nay, sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật,

các cơ

quan tiến hành tố

tụng chưa có hướng dẫn mới về việc áp dụng

Điều 230 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 là điều luật đã được quy định tại Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1985 và tại

Thông tư

liên ngành số

01/TTLN ngày 7-1-1995 của Toà án nhân dân tối

cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985. Nội dung của hướng dẫn này theo chúng tôi vẫn còn phù hợp và thực tiễn xét xử, các

cơ quan tiến hành tố

tụng cũng đang vận dụng Thông tư

liên ngành số

01/TTLN ngày 7-1-1995 để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có

hành vi chế

tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử

dụng, mua bán trái phép hoặc

chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Vì vậy, trong khi chưa có hướng dẫn mới về Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 thì có thể vận dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định vật phạm pháp có số lượng lớn đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, cụ thể là: được coi là vật phạm pháp có số lượng lớn nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng bộ binh, súng bắn phát một từ 6 khẩu đến 25 khẩu; súng liên thanh cá nhân như trung liên, tiểu liên các loại từ 3 khẩu đến 15 khẩu; súng bộ binh khác như thượng liên, đại liên, B40, B41, 12ly7,

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí