Phạm Tội Gây Hậu Quả Đặc Biệt Nghiêm Trọng Thì Bị Phạt Tù Từ Tám Năm Đến Hai Mươi Năm.

phạm tội lần thứ hai, nên Trần Văn Q phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội nhiều lần”.


Khi xác định trường hợp phạm tội nhiều lần cần phân biệt với trường hợp phạm tội liên tục ở chỗ: phạm tội liên tục, là do một loạt hành vi phạm tội cùng loại, xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian tạo thành. Ví dụ: Vũ Văn T thuê cháu Nguyễn Thị H 15 tuổi để trông giữ con cho vợ chồng T. Nhưng ngoài việc trông giữ con cho T, cháu H còn phải làm việc nặng nhọc khác như bổ củi, đốt lò, gánh nước dẫn đến cháu H bị bệnh lao phải nằm điều trị dài ngày.


Khi xác định trường hợp phạm tội nhiều lần cần chú ý:


- Nếu hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em của bị cáo đã bị xử lý không kể bị xử lý bằng hình thức gì như: đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật... thì không tính lần phạm tội đó vào lần phạm tội sau để coi bị cáo phạm tội nhiều lần.


- Trường hợp, hành vi vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em đã được Viện kiểm sát miễn truy tố hoặc đã tách để xử lý ở vụ án khác thì cũng không coi là phạm tội nhiều lần.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

b. Đối với nhiều trẻ em


Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 9

Trường hợp phạm tội này tương tự như đối với trường hợp đối với nhiều người, nhưng nhiều người ở đây là trẻ em.


Phạm tội đối với nhiều trẻ em là trường hợp người phạm tội sử

dụng từ hai trẻ em trở lên làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại theo danh mục do Nhà nước quy định; đối với mỗi trẻ em bị sử dụng lao động nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại chỉ xảy ra một lần và một lần đó đã cấu thành tội phạm.


Khi xác định trường hợp phạm tội này cần chú ý: Nếu người phạm tội sử dụng nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại nhiều lần hoặc có một trẻ em bị sử dụng lao động nặng nhọc, nguy hiểm hoặc độc hại nhiều lần và mỗi lần đều cấu thành tội phạm thì người phạm tội thuộc cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 của điều luật.

c. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng


Cũng như đối với một số tội phạm khác, nhà làm luật quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là hai trường hợp có tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau trong cùng một khung hình phạt.


Hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biêt nghiêm trọng do hành vi vi phạm quy định về dụng lao động trẻ em gây ra cho xã hội.


Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc

đặc biệt nghiêm trọng do hành vi sử

dụng trẻ

em làm những công việc

nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục

Nhà nước quy định

gây ra, nên có thể

vận dụng Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng để xác định hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

nghiêm trọng do sử

dụng trẻ

em làm những công việc nặng nhọc, nguy

hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định gây ra.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 228 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội có thể bị phạt từ hai năm đến bảy năm tù, là tội phạm nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết

giảm nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng

nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới hai năm tù hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn hoặc được áp dụng hình phạt tiền. Nếu người phạm tội có nhiều tình

tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết

giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.


3. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.


Khi áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội này cần chú

ý:


- Chỉ áp dụng hình phạt bổ sung khi người phạm tội bị áp dụng hình phạt chính;


- Không áp dụng hình phạt bổ sung khi đã áp dụng hình phạt chính đối với người phạm tội là hình phạt tiền;


- Không được phạt dưới một triệu hoặc trên hai mươi triệu đồng.


7. TỘI

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ

XÂY DỰNG GÂY HẬU QUẢ

NGHIÊM TRỌNG


Điều 229. nghiêm trọng

Tội vi phạm quy định về

xây dựng gây hậu quả

1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại

nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ

mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Là người có chức vụ, quyền hạn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Đnh nghĩa: Vi phạm quy định về xây dựng là hành vi vi phạm trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác.

Tội vi phạm quy định về xây dựng là tội phạm đã được quy định tại Điều 191 Bộ luật hình sự năm 1985.


So với Điều 191 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 229 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung sau:


Khoản 1 (cấu thành cơ bản) của tội phạm bổ sung thêm các tình tiết: “nếu không thuộc trường hợp vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông quy định tại Điều 220”; sửa đổi tình tiết: “gây thiệt hại đến tính mạng” thành tình tiết “gây thiệt hại cho tính mạng”, tình tiết “gây thiệt hại đến sức khoẻ của người khác” thành tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người khác”; bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính; quy định hình phạt tù từ ba tháng thay cho từ sáu tháng.


Điều 191 Bộ luật hình sự năm 1985 cấu tạo thành 2 khoản, còn Điều 229 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 4 khoản, trong đó khoản 2 và khoản 3 là cấu thành tăng nặng, khoản 4 là hình phạt bổ sung; khoản 2 Điều 191 Bộ luật hình sự năm 1985 được quy định thành khoản 3 của Điều 229 Bộ luật hình sự năm 1999, còn khoản 2 Điều 229 Bộ luật hình sự năm

1999 quy định hai tình tiết mới là yếu tố định khung hình phạt “người

phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn và gây hậu quả rát nghiêm

trọng”, mức hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 229 so với khoản 2 Điều 191 nhẹ hơn (từ ba năm đến mười năm), nhưng mức hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 229 Bộ luật hình sự năm 1999 là từ tám năm đến hai mươi năm, nếu so với khoản 2 Điều 191 Bộ luật hình sự năm 1985 thì nặng hơn và so với Điều 191 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 229 Bộ luật hình sự năm 1999 là tội phạm nặng hơn.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biêt, nếu là chủ thể đặc biệt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.


Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội

phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Tội vi phạm quy định về xây dựng là tội phạm xâm phạm đến sự an toàn về xây dựng mà cụ thể là sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hoặc trong các lĩnh vực khác.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội phạm quy định về xây dựng có thể thực hiện một trong các hành vi sau đây:


- Vi phạm các quy định về khảo sát


Khi xây dựng một công trình dù là lớn hay nhỏ thì công việc khảo sát bao giờ cũng là công việc đầu tiên, khảo sát đúng là tiền đề cho thiết kế chính xác. Khảo sát như là sự khởi đầu của quá trình xây dựng. Thực tế có không ít công trình do vi phạm các quy định về khảo sát nên dẫn đến chất

lượng công trình kém, thậm chí bị trọng.

sụp đổ

gây hậu quả đặc biệt nghiêm


Vi phạm các quy định về khảo sát là khảo sát không đúng, không đầy đủ các quy định của Nhà nước về khảo sát. Ví dụ: Khi khảo sát để xây

dựng cầu X, Nguyễn Văn H đã không khảo sát đầy đủ nên đã cung cấp các thông tin sai lệch về kết cấu địa tầng lòng sông dẫn đến thiết kế các trụ cầu không đảm bảo kỹ thuật hậu quả xảy ra làm cho cầu X bị nứt khi đưa vào sử dụng phải gia cố, khắc phục gây thiệt hại trên 2 tỷ đồng.


- Vi phạm các quy định về thiết kế


Sau khảo sát là khâu thiết kế công trình, nói chung công việc này do các kiến trúc sư đảm nhiệm. Tuy nhiên, đối với các công trình nhỏ của cá

nhân hoặc các công trình không yêu cầu kỹ thuật cao thì việc thiết kế

thường do chính chủ đầu tư thực hiện. Dù là kiến trúc sư hay do chủ đầu tư thiết kế mà vi phạm các quy định về thiết kế mà gây thiệt hại cho tính

mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xây dựng.


Vi phạm các quy định về thiết kế là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về thiết kế. Ví dụ: Khi thiết kế Nhà văn hoá tỉnh H.T, kiến trúc sư Bùi Văn C đã tính toán sai các dữ kiện kết cấu của dầm chịu lực nên công trình vừa hoàn thành thì trần nhà bị sập toàn bộ, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.


- Vi phạm các quy định về thi công


Tiếp theo khâu thiết kế, thì thi công là một khâu vô cùng quan trọng, vì suy đến cùng một công trình dù có thiết kế đẹp, các thông số kỹ thuật đều bảo đảm an toàn, nhưng nếu thi công không đúng với thiết kế thì công trình cũng không thể đảm bảo; những công trình bị xuống cấp, bị hư hỏng,

thậm chí chưa đưa vào sử

dụng đã bị

đổ, bị

sập chủ yếu là do khâu thi

công; những người tổ chức thi công hoặc trực tiếp thi công đã bớt vật tư, thiết bị.


Vi phạm các quy định về thi công là thi công không đúng với thiết kế đã được phê duyệt như: việc trộn bê tông không đúng quy trình kỹ thuật, không bảo đảm chất lượng; việc hàn các mối hàn không bảo đảm kỹ thuật…


- Vi phạm các quy định về sử dụng nguyên liệu, vật liệu


Trong quá trình thi công một công trình, căn cứ vào thiết kế, đơn vị thi công phải tuân thủ các quy định về việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu đã được xác định trong bản thiết kế, việc thay đổi nguyên liệu, vật liệu phải được sự đồng ý của bên thiết kế và chủ đầu tư; nếu bên thi công tự ý thay đổi việc sử dụng nguyên liệu,vật liệu là vi phạm và do việc thay đổi đó mà gây ra hậu quả thì người quyết định việc thay đổi đó phải chịu trách

nhiệm.

Biểu hiện của hành vi này là bớt vật tư, thiết bị

(sắt thép, xi

măng…), thay thay thế vật tư, thiết bị chất lượng xấu hơn so với thiết kế ( dùng sắt phi 10 thay cho sắt phi 15, dùng xi măng mác 400 thay cho xi măng mác 500…)


- Vi phạm các quy định về sử dụng máy móc

Trong xây dựng, nhất là đối với các công trình lớn theo quy định một số hạng mục cần phải thi công bằng máy móc như cần cẩu, máy trộn bê tông, máy đầm… xã hội càng phát triển, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào xây dựng càng cao thì việc sử dụng máy móc để xây dựng càng phát triển; máy móc dần dần thay thế lao động thủ công là một tất yếu.


Hành vi vi phạm các quy định về sử dụng máy móc là việc sử dụng máy móc trong khi thi công không đúng quy định như: theo quy định thì việc trộn bê tông phải trộn bằng máy trộn bê tông nhưng người phụ trách thi công lại quyết định trộn bằng tay; quy định là phải dùng máy đầm mặt đường nhưng lại đầm bằng tay…


- Vi phạm các quy định về nghiệm thu công trình


Nghiệm thu công trình là khâu kết thúc của quá trình xây dựng. Nếu công trình xây dựng đúng khảo sát, đúng thiết kế, đúng thi công không vi phạm gì về xây dựng thì việc nghiệm thu không có vấn đề gì. Tuy nhiên, những công trình xây dựng kém chất lượng, thậm chí bị hư hỏng nặng, bị sụp đổ…là do khâu nghiệm thu đã bỏ qua các vi phạm trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công nên đã không phát hiện được những vi phạm. Vi phạm các quy định về nghiệm thu công trình không phải là hành vi trực tiếp gây ra những thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, mà là hành vi thiếu trách nhiệm trong khâu nghiệm thu nên để lọt những vi phạm trong xây dựng dẫn đến những thiệt hại cho xã hội.


Vi phạm các quy định về nghiệm thu công trình là không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng các quy định về nghiệm thu công trình như:

công trình không bảo đảm chất lượng, không đúng với thiết kế nhưng vẫn nghiệm thu…


- Vi phạm các quy định khác về xây dựng


Khi liệt kê các hành vi vi phạm về xây dựng, nhưng vì thực tế trong xây dựng còn có thể có những hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng mà không thể liệt kê hết được nên nhà làm luật đã quy định có tính chất dự phòng để tránh tình trạng lọt tội.


Vi phạm các quy định khác về xây dựng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về xây dựng ngoài

các hành vi vi phạm về trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình.


Khi xác định hành vi vi phạm các quy định về xây dựng cần phân biệt với hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự. Ví dụ: người lao động làm việc trong hầm lò phải có thiết bị

phòng hộ, nhưng người sử

dụng lao động đã không trang bị

phòng hộ;

người lao động làm việc trong môi trường độc hại không có thiết bị phòng độc; người lao động làm việc trên độ cao 100 mét không có giây an toàn… những vi phạm này cũng là vi phạm có thể xảy ra trong quá trình thi công công trình nhưng đó là những vi phạm về an toàn lao động chứ không thuộc trường hợp vi phạm các quy định về xây dựng.


b. Hậu quả


Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này; nếu hành vi vi phạm các quy định về xây dựng mà chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.


Thiệt hại về tính mạng là làm cho người khác bị chết do hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây ra, điều này dễ xác định, nhưng việc xác định thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản thì tương đối phức tạp.

Hiện nay chưa có hướng dẫn thế

nào là thiệt hại nghiêm trọng về

sức

khoẻ, tài sản của người khác do hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây ra. Tuy nhiên, tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý nên việc xác định thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản của người khác do hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây ra cũng phải xem xét tương tự như đối với thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản như đối với các tội

phạm khác do vô ý. Do đó có thể

căn cứ

vào

Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng để xác định trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, tài sản do hành vi vi phạm quy định về xây dựng gây ra, cụ thể là: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên là gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khoẻ; có thể gây ra cho một người và có thể gây ra cho nhiều người. Nếu gây ra cho nhiều người mà tổng tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 31% nhưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023