Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 221 Bộ Luật Hình Sự

sự về tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo Điều 232 Bộ luật hình sự.


Phương tiện nguy hiểm là những vật mà người phạm tội sử dụng

trước và sau khi chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ có khả năng gây nguy hại đến

tính mạng, sức khỏe của người bị hại như: Các loại dao ( dao bầu, dao

nhọn, dao rựa, dao quắm, dao phát bờ, lưới lam, móc sắt...); các loại chất độc, chất cháy ( ête, thuốc mê, thuốc ngủ, a xít, chất phóng xạ...).


Sử dụng phương tiện nguy hiểm là hành vi của người phạm tội

thông qua những vật chứa đựng tính nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Việc đánh giá những vật có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người không phụ thuộc vào cách sử dụng những vật đó như thế nào, mà chỉ cần xác định tính năng, tác dụng của các vật mà

người phạm tội sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

dụng có chứa đựng khả

năng gây nguy hại đến tính

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 6

mạng, sức khoẻ của con người là người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản 2 Điều 221 Bộ luật hình sự rồi.


c. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác


Là trường hợp người phạm tội trước, trong và sau khi chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ đã có hành chính gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác không phân biệt tỷ lệ thương tật của người khác là

bao nhiêu %. Nếu tỷ lệ thương tật của người bị xâm phạm càng cao thì

trách nhiệm của người phạm tội càng nặng.


Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà người phạm tội thực hiện có thể do cố ý, nhưng cũng có thể do vô ý. Ví dụ: Nguyễn Xuân K, Phạm Văn H và Đào Văn T bàn bạc cướp tàu thuỷ để trốn ra nước ngoài. Chúng đã dùng súng khống chế Thuyền trưởng và các thuỷ thủ buộc phải giao tàu cho chúng, đồng thời chúng trói Thuyền trưởng và các thuỷ thủ rồi nhốt xuống khoang tàu, trong quá trình lái tàu chạy trốn do bị lực lượng biên phòng truy đuổi nên tàu đã va vào đá ngầm làm hai thuỷ thủ bị thương.


d. Tái phạm nguy hiểm


Là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại

khoản nào của điều luật. Vì đối với tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ không có trường hợp nào là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng mà là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 221 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới mười hai năm tù nhưng không dược dưới bảy năm tù.


Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai mươi năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 221 Bộ luật hình sự


Khoản 3 của điều luật chỉ quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: Làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


a. Làm chết người


Trường hợp phạm tội này là trường hợp người phạm tội trước, trong và sau khi chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ không cố ý giết người mà chỉ do vô ý. Nếu người phạm tội cố ý giết người thì ngoài tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ họ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Ví dụ: Trần Văn T, Bùi Văn D đã dùng súng khống chế lái tàu thuỷ để cướp tàu trốn đi nước ngoài; các thuỷ thủ trên tàu đều bị T và D trói rồi nhốt xuống khoang máy. Một trong số các thuỷ thủ đã tự gỡ được trói bí mật lên buồng lái dùng thanh sắt quật mạnh vào đầu T nhưng không trúng, liền bị D dùng súng bắn làm người thuỷ thủ chết ngay tại chỗ.


b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Cũng như

đối với trường hợp gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng

quy định đối với các tội phạm khác trong chương này, đến nay chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ gây ra, nên có thể tham khảo hướng dẫn về tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với một số tội phạm khác để xác định hành vi tổ chức đua xe trái phép gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu:


- Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở

lên.


Ngoài các thiệt hại về sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có thiệt hại phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội... thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do hành vi tổ chức đua xe trái phép gây ra có phải là đặc biệt nghiêm trọng hay không.


Đối với các tội phạm khác, tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng còn bao gồm cả tiệt hại đến tính mạng, nhưng đối với tội phạm này vì tình tiết làm chết người đã được nhà làm luật quy định là yếu tố định khung hình phạt độc lập nên không còn nằm trong tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nữa. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với các tội phạm khác có quy định tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 221 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù hai mươi năm đến tù chung thân hoặc tử hình, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới mươi hai năm tù nhưng không dược dưới mười hai năm tù.


Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 điều luật hoặc chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật nhưng còn tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật

hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, phạm tội thì có thể bị phạt tử hình.


4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ còn có thể bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.


Quản chế là buộc người bị két án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh

sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.


Hình phạt quản chế chính là một hình thức cư trú bắt buộc, nhưng có kèm theo điều kiện là phải cải tạo ở nơi cư trú, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương nơi họ đến cư trú sau khi chấp hành xong hình phạt tù.


Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú và bị tước một só quyền công dân, bị cấm hành nghề hoặc bị cấm làm công việc nhất định. Như vậy, khi áp dụng hình phạt quản chế thì bắt buộc Toà án phải áp dụng thêm hình phạt tước một só quyền công dân, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.


Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.


Người bị phạt cấm cư trú phải rời khỏi nơi ở của mình để đến cư trú ở nơi khác mà nơi đó không bị Toà án cấm cư trú, nếu nơi người bị kết án đang cư trú bị Toà án cấm.


Cấm cư

trú chỉ

áp dụng đối với người bị kết án bị phạt tù, nhưng

không phải tất cả những người bị phạt tù đều bị cấm cư trú mà chỉ đối với

một số người bị kết án bị phạt tù nếu để họ cư trú ở những địa phương

nhất định sẽ có nguy cơ gây nguy hại cho xã hội. Như vây, đối với hình phạt cấm cư trú chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt mà Bộ luật hình sự có quy định.


Khi quyết định hình phạt cấm cư trú đối với người phạm tội, Toà án phải tuyên cụ thể trong bản án là cấm cư trú ở địa phương nào, không nên tuyên một cách chung chung như: "cấm bị cáo cư trú ở các thành phố, thị xã

" mà phải tuyên cụ thể cấm cư trú ở thành phố nào, tỉnh nào. Nếu chỉ cấm

bị cáo cư trú trong nội thành thì phải tuyên "cấm cư trú nội thành".

ở các quận trong


Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Hết thời hạn này, người bị kết án có quyền về nơi cư trú cũ của họ hoặc có quyền đến cư trú ở bất cứ nơi nào trong lãnh thổ Việt Nam. Trong thời hạn cấm cư trú, người bị kết án phải tự chọn cho mình một chỗ ở và khi đến cư trú nơi nào phải đăng ký với chính quyền địa

phương nơi đó; trong thời gian bị

cấm, nếu được sự

đồng ý của chính

quyền địa phương nơi đang cư trú, người bị kết án có thể được đến chữa bệnh, đến thi cử hoặc tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao do các cơ quan Nhà nước tỏ chức, đến thăm những người thân bị ốm nặng, đến công tác... ở địa phương bị cấm cư trú.


4. TỘI ĐIỀU KHIỂN TÀU BAY VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ

HÀNG KHÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Điều 222. Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81

của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến ba trăm triệu

đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ ba trăm

triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng, thì bị

phạt tiền từ

năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc bị

phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Phương tiện bay có thể bị tịch thu.


Đnh nghĩa: Điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không là hành vi của người điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi

phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và không thuộc trường hợp phạm tội gián điệp quy định tại Điều 80 Bộ luật hình sự và tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy định tại Điều 81 Bộ luật hình sự.

Tội

điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về

hàng không

của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tội phạm đã được quy định tại Điều 90 Bộ luật hình sự năm 1985 và cũng như đối với tội chiếm đoạt

tàu bay, tàu thuỷ là tội xâm phạm an ninh quốc gia, nay do yêu cầu của

cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nên nhà làm luật không quy định là tội xâm phạm an ninh quốc gia nữa mà là tội xâm phạm trật tự công cộng.


So với Điều 90 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 222 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung sau:


Về tên tội danh, Điều 90 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định “tội vi

phạm các quy định về

hàng không”, nay Điều 222 Bộ

luật hình sự

năm

1999 quy định cụ thể hơn, đó là “tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy

định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


Điều 222 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 4 khoản, trong đó khoản 2 và khoản 3 là cấu thành tăng nặng, khoản 4 quy định biện pháp xử lý phương tiện dùng vào việc phạm tội (không phải là hình phạt bổ sung);

bỏ tình tiết “phương tiện bay khác” là yếu tố định tội vì khái niệm “tàu

bay” đã bao gồm các phương tiện bay khác; bổ sung tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” là yếu tố định khung hình phạt tại khoản 3 của điều luật; về hình phạt, tuy bổ sung thêm khoản 3 nhưng mức hình phạt cao nhất đối với tội phạm này vẫn là mười năm tù; hình phạt tiền là hình phạt chính cũng được quy định lại cho phù hợp.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Có thể nói chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biêt, vì chỉ có người

điều khiển tàu bay mới là chủ

thể

của tội phạm này. Tàu bay là loại

phương tiện giao thông đặc biệt nên không phải ai cũng có thể điều khiển được.


Chủ thể của tội phạm này có thể là người Việt Nam nhưng chủ yếu là người nước ngoài, người không có quốc tịch, vì tội phạm này chủ yếu xâm phạm đến an ninh lãnh thổ, vi phạm các hiệp định về hàng không giữa

Việt Nam với các nước trên thế giới.

Người điều khiển tàu bay có thể là một người nhưng cũng có thể là nhiều người (đội bay). Tuy nhiên, nếu là vụ án có tổ chức thì những đồng phạm khác không nhất thiết phải là người điều khiển tàu bay.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Mặc dù tội phạm này không còn là tội xâm phạm an ninh quốc gia như trước đây, nhưng do tính chất nguy hiểm của hành vi điều khiển tàu bay nên ngoài việc xâm phạm đến an toàn vùng trời, tội phạm này còn xâm phạm đến an ninh lãnh thổ trên không.


Tội phạm này chủ yếu xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước

về lãnh thổ, lẽ ra phải quy định trong chương các tội xâm phạm trật tự

quản lý hành chính mới chính xác. Tuy nhiên, hành vi vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng xâm phạm đến an trật tự công cộng và an toàn công cộng. Vấn đề không phải ở chỗ quy định trong chương nào là phù hợp mà điều quan trọng là xác định các dấu hiệu cấu thành của tội phạm để xử lý hành vi xâm phạm theo đúng quy định của pháp luật.


Đối tượng tác động của tội phạm này là tàu bay bao gồm: Máy bay, tàu lượn, khí cầu và những thiết bị bay tương tự khác có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan duy nhất là hành vi vi

phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam về việc điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.


Nếu chỉ xét riêng hành vi khách quan thì hành vi khách quan của

người phạm tội này giống với hành vi khách quan của người phạm tội “vi phạm quy định điều khiển tàu bay” quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội “vi phạm quy định điều khiển tàu bay” chỉ vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường không, còn người phạm tội vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vi phạm quy định về bay vào hoặc bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Người điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam có thể không vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường không, mà

chỉ vi phạm các quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

về việc bay vào, bay ra lãnh thổ Việt Nam như: như bay vào, bay ra hoặc bay qua lãnh thổ Việt Nam mà không xin phép.


Căn cứ để xác định hành vi điều khiển tàu bay bay vào hoặc bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam có vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay không là các quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc phê chuẩn về lĩnh vực hàng không.


b. Hậu quả


Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về bay vào hoặc bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này

nhưng việc xác định hậu quả

là rất cần thiết. Nếu hậu quả

xảy ra là

nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Ngoài hành vi khách quan, đối với tội phạm này nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: các quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam và những điều

ước quốc tế

mà Việt Nam tham gia hoặc phê chuẩn về

lĩnh vực hàng

không và hành vi phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 Bộ luật hình sự.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội có thể

thực hiện hành vi

điều khiển tàu bay

vào

hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cố ý hoặc do vô ý, nhưng chủ yếu là do cố ý.


Tuy nhiên, nếu do vô ý thì chủ yếu là vô ý vì quá tự tin, tức là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả nguy hại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023