Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 222 Bộ Luật Hình Sự

cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định

về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị

phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ

sáu tháng đến ba năm, là tội ít nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu người phạm tội thực hiện hành vi do vô ý, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc bị phạt dưới 6 tháng tù. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi do cố ý, có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 7


Đối với nước ngoài phạm tội này, Toà án nên áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, mà không nên áp dụng hình phạt tù, kể cả trường hợp phạm tội do cố ý.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 222 Bộ luật hình sự


Khoản 2 Điều 222 Bộ

luật hình sự

chỉ

quy định một trường hợp

phạm tội , đó là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.


Cũng như đối với các tội phạm khác trong chương này, trong khi

chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi điều

khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng

không của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam

có thể

vận dụng

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại

Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất đã gây ra cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể là:


- Làm chết một người;


- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;


- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;


- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%;


- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;


- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500

triệu đồng.


Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng.


Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt tiền từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 222 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội thực hiện hành vi do vô ý, hậu quả gây ra tuy là nghiêm trọng nhưng mức độ

thấp hơn trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng khác (gây thiệt hại từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng), có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc bị phạt dưới hai năm tù. Nếu người phạm tội thực hiện hành vi do cố

ý, hậu quả

gây ra có mức độ

lớn hơn trường hợp gây hậu quả

nghiêm

trọng khác (gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 50% đến 60%), có nhiều tình

tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết

giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật hình sự


Khoản 3 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, nhưng lại có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau,

đó là “gây hậu quả

rất nghiêm trọng và gây hậu quả

đặc biệt nghiêm

trọng”. Đây không phải là trường hợp duy nhất mà trong một số điều luật nhà làm luật cũng quy định hai tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có mức độ nguy hiểm khác nhau trong cùng một khung hình phạt như chúng tôi đã phân tích là chưa phù hợp. Hy vọng khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự vấn đề này sẽ được quan tâm.


Cũng như

đối với trường hợp gây hậu quả

nghiêm trọng, đến nay

chưa có giải thích hoặc hướng dẫn chính thức thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra, nên có thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương

XIV"Các tội xâm phạm sở

hữu" của Bộ

luật hình sự

năm 1999 đối với

trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng để xác định hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do hành vi điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra. Cụ thể là:

Nếu điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra hậu quả sau đây thì bị coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng:


- Làm chết hai người;


- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;


- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;


- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc trường hợp có ba đến bốn người với tỷ lệ thương

tật của mỗi người từ

61% trở

lên hoặc năm đến bảy người với tỷ lệ

thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;


- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.


Nếu điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gây ra hậu quả sau đây thì bị coi là gây hậu quả đặc biêt nghiêm trọng:


- Làm chết ba người trở lên;

- Làm chết hai người và còn gây


tổn hại cho sức khoẻ của một đến

hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

- Làm chết một người và còn gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến

bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở

lên.


Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào

từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay không.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 222 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ năm năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể phạm tội chỉ gây hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể được áp dụng hình phạt tiền hoặc áp dụng hình phạt dưới năm năm tù nhưng không được dưới hai năm.


Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt đến mười năm tù.


4. Biện pháp tư pháp đối với người phạm tội


Khoản 4 của điều luật quy định: “phương tiện bay có thể bị tịch thu” là một biện pháp tư pháp chứ không phải là hình phạt bổ sung. Do đó, khi áp dụng khoản 4 Điều 222 Bộ luật hình sự không nên coi là hình phạt bổ sung.


5. TỘI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN HÀNG HẢI VI PHẠM CÁC

QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HẢI CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAM


Điều 223. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


1. Người nào điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm các quy

định về

hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, nếu

không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này,

thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng, thì bị

phạt tiền từ

năm trăm triệu đồng đến tám trăm triệu đồng

hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Phương tiện hàng hải có thể bị tịch thu.


Đnh nghĩa: Điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định

về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi của

người điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam và không thuộc trường hợp phạm tội gián điệp quy

định tại Điều 80 Bộ luật hình sự và tội xâm phạm an ninh lãnh thổ quy

định tại Điều 81 Bộ luật hình sự.


Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tội phạm đã được quy định tại Điều 91 Bộ luật hình sự năm 1985 là tội xâm phạm an ninh quốc gia, nay do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nên nhà làm luật không xếp vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia nữa mà là tội xâm phạm trật tự công cộng.


So với Điều 91 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 223 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung sau:


Về tên tội danh, Điều 91 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định “tội vi phạm các quy định về hàng hải”, nay Điều 223 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể hơn, đó là “tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm

các quy định về Nam”.

hàng không

của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt


Điều 223 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 4 khoản, trong đó khoản 2 và khoản 3 là cấu thành tăng nặng, khoản 4 quy định biện pháp xử lý phương tiện dùng vào việc phạm tội (không phải là hình phạt bổ sung);

bổ sung tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm

trọng” là yếu tố định khung hình phạt tại khoản 3 của điều luật; về hình phạt, tuy bổ sung thêm khoản 3 nhưng mức hình phạt cao nhất đối với tội

phạm này vẫn là bảy năm tù; hình phạt tiền là hình phạt chính cũng được quy định lại cho phù hợp.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biêt. Tuy nhiên, chỉ có người điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải khác mới là chủ thể của tội phạm này.


Chủ thể của tội phạm này có thể là người Việt Nam nhưng chủ yếu là người nước ngoài, người không có quốc tịch, vì tội phạm này chủ yếu xâm phạm đến an ninh lãnh thổ, vi phạm các hiệp định về hàng hải giữa

Việt Nam với các nước trên thế giới.


Người điều khiển phương tiện hàng hải có thể là một người nhưng cũng có thể là nhiều người (Đoàn thuỷ thủ). Tuy nhiên, nếu là vụ án có tổ chức thì những đồng phạm khác không nhất thiết phải là người điều khiển phương tiện hàng hải.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm



như

Mặc dù tội phạm này không còn là tội xâm phạm an ninh quốc gia trước đây, nhưng do tính chất nguy hiểm của hành vi điều khiển

phương tiện hàng hải nên ngoài việc xâm phạm đến an toàn vùng biển, tội phạm này còn xâm phạm đến an ninh lãnh thổ trên biển.


Đối tượng tác động của tội phạm này là tàu bay bao gồm: Tàu thuỷ và các phương tiện hàng hải khác như: thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên biển.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội thực hiện hành vi khách quan duy nhất là hành vi vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam về

việc điều khiển tàu thuỷ

và các phương tiện hàng hải khác vào

hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Nếu chỉ xét riêng hành vi khách quan thì hành vi khách quan của

người phạm tội này giống với hành vi khách quan của người phạm tội “vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ” quy định

tại Điều 212 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội “vi phạm quy

định điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ” chỉ vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, còn người phạm tội vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vi phạm quy định về vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.


Người điều khiển phương tiện hàng hải vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam có thể không vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông

đường thuỷ, mà chỉ vi phạm các quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam về

vào, ra lãnh thổ

Việt Nam như: như lái tàu thuỷ vào

lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của nước Công hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Căn cứ để xác định hành vi điều khiển phương tiện hàng hải vào

hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam có vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay không là các quy định

của Luật hàng hải Việt Nam và những điều tham gia hoặc phê chuẩn về lĩnh vực hàng hải.

ước quốc tế

mà Việt Nam


b. Hậu quả


Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện hàng hải vào hoặc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết.

Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Ngoài hành vi khách quan, đối với tội phạm này nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, đó là: các quy định của Luật hàng hải và những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc phê chuẩn về lĩnh vực hàng hải và hành vi phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 Bộ luật hình sự.

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí