Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 242 Bộ Luật Hình Sự

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có trách nhiệm trong việc khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác mới có thể là chủ thể của tội phạm này.


Nếu hành vi vi phạm chưa gây thiệt hại đến tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác thì người có hành vi vi phạm phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế

thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là tội xâm phạm

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 23

đến trật tự quản lý của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Các quy định này chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Khi xác định hành vi phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ nghiên cứu các văn bản quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, mà cần tham khảo ý kiến của cơ quan y tế có thẩm quyền.


Đối tượng tác động của tội phạm này chính là các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan duy nhất là hành vi vi phạm, nhưng tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội vi

phạm các quy định khác nhau có người chỉ

vi phạm quy định về

khám

bệnh, có người vi phạm quy định về chữa bệnh, có người lại vi phạm quy

định về sản xuất thuốc, về pha chế thuốc, về cấp phát thuốc, về bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.


Một người có thể chỉ vi phạm quy định về một lĩnh vực, nhưng có thể vi phạm quy định về nhiều lĩnh vực khác nhau như: vừa vi phạm quy định về khám bệnh, vừa vi phạm quy định về chữa bệnh. Đây là tội phạm mà nhà làm luật quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau. Vì vậy, khi định tội danh cần chú ý: Người phạm tội vi phạm quy định nào thì định tội danh theo hành vi vi phạm đó. Ví dụ: A vi phạm quy định về khám bệnh và

chữa bệnh thì định tội là “vi phạm về khám bệnh và chữa bệnh”, B vi

phạm quy định về pha chế thuốc, cấp phát thuốc thì định tội là “ vi phạm quy định về pha chế thuốc và cấp phát thuốc” mà không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.


Vi phạm là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy

định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc,

cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.


b. Hậu quả


Hậu quả của hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh,

sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác.


Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt

buộc.


Là dấu hiệu bắt buộc nếu người có hành vi vi phạm chưa bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích. Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác là làm cho người khác bị tổn hại đến sức khoẻ có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Vì vậy, trong trường hợp thiệt hại chỉ là sức khoẻ thì nhất thiết phải trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của người bị hại.


Không phải là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.


c. Các dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật còn quy định một dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc, đó là hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp

phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là

thiệt hại

cho tính mạng

hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự thì người có hành vi vi phạm mới thuộc trường hợp phạm tội này.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là do vô ý.


Tội phạm này trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985 được quy định là tội vô ý làm chết người hoặc vô ý gây thương tích nặng cho sức khoẻ người khác. Do tính chất của hành vi và đặc điẻm của người vi phạm nên khi soạn thảo Bộ luật hình sự năm 1985 nhà làm luật quy định hành vi vi

phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp

phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là tội phạm độc lập.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 242 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 242 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Khoản 1 Điều 242 Bộ luật hình sự chỉ quy định gây thiệt hại đến

tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác mà không quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, ngoài thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của người khác thì không coi các thiệt hại khác dù đó là hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác và có nhiều tình tiết giảm

nhẹ

quy định tại Điều 46 Bộ

luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng

hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới một năm tù; nếu gây thiệt hại cho tính mạng của

người khác hoặc tuy chỉ gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác nhưng

gây cho nhiều người hoặc tuy chỉ đối với một người nhưng có tỷ lệ

thương tật trên 81% hoặc vừa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, vừa đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm

nhẹ

hoặc nếu có nhưng mức độ

giảm nhẹ

không đáng kể, thì có thể bị

phạt đến năm năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 242 Bộ luật hình sự


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 241 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả rất nghiêm trọng là do hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây ra.


Do chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha

chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây ra nên có

thể vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-

BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật

hình sự

năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả

rất nghiêm trọng do

hành vi vi phạm vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha

chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây ra. Tuy

nhiên, các thiệt hại được coi là hậu quả rất nghiêm trọng chủ yếu là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và những thiệt hại phi vật chất khác.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có

tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 242 Bộ luật hình sự


Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định

tại khoản 3 Điều 241 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả đặc biệt

nghiêm trọng là do hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác gây ra.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, cũng là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới ba năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.


4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu động, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


21. TỘI PHÁ THAI TRÁI PHÉP


Điều 243. Tội phá thai trái phép

1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Đnh nghĩa: Phá thai trái phép là hành vi thực hiện việc phá thai cho người khác không được cơ quan có thẩm quyền cho phép gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó.


Tội phá thai trái phép là tội phạm mới chưa được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Nhưng như vậy không có nghĩa là tội phá thai trái phép chưa từng được quy định trong lịch sử lập pháp của nước ta. Trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 hành vi phá thai trái phép đã được quy định là tội phạm và người có hành vi phá thai trái phép đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 có hiệu lực tội phá thai trái phép không còn nhưng hành vi phá thái trái phép mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai bị phá thì tuỳ trường hợp người có hành vi phá thai trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 196 Bộ luật hình sự năm 1985 hoặc tội vô ý làm chết người tại Điều 104 hoặc tội vô ý gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác tại Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1985.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Mặc dù hành vi phá thai trái phép liên quan đến hành vi chữa bệnh và các quy định của Nhà nước về chữa bệnh nhưng chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt (chỉ những người thầy thuốc) mà chủ thể của tội phạm này còn có thể là khác không phải là thầy thuốc như: thầy lang, thầy bói hoặc chỉ là người dân bình thường. Tuy nhiên, để là chủ thể của tội phạm này phải đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Nếu hành vi phá thai trái phép chưa gây thiệt hại đến tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác thì người có hành vi phá thai trái phép phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Tội phá thai trái phép tuy trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người nhưng không phải vì thế mà cho rằng tội phạm này xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người, vì tính mạng, sức khoẻ của con người (người phụ nữ mang thai) chỉ là hậu quả của hành vi phá thai trái phép, cái mà tội phạm nhằm vào là tật tự quản lý của Nhà nước về việc phá thai.


Đối tượng tác động của tội phạm này không phải là thai nhi, cũng

không phải là tính mạng, sức khoẻ của người phụ nữ mang thai mà là các quy định của Nhà nước về phá thai.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan duy nhất là hành vi phá thai trái phép. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá thai người

phạm tội có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: cho

uống thuốc để thai nhi chết, dùng các dụng cụ để lấy thai nhi ra ngoài dạ con của người phụ nữ…


Trái phép là không được phép của cơ Nhà nước có thẩm quyền. Nếu được phép phá thai nhưng do vi phạm các quy định về phá thai gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người mang thai thì không phải là hành vi phá thai trái phép, mà tuỳ trường hợp người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự.


b. Hậu quả

Hậu quả

của hành vi phá thai trái phép

là thiệt hại

cho tính mạng

hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người phụ nữ có thai.


Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt

buộc.


Là dấu hiệu bắt buộc nếu hành vi phá thai trái phép chưa bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích. Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người phụ nữ có thai bị phá là làm cho người này bị tổn hại đến sức khoẻ có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Vì vậy, trong trường hợp thiệt hại chỉ là sức khoẻ thì nhất thiết phải trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của người có thai bị phá trái phép.


Không phải là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.


c. Các dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật

không còn quy định dấu hiệu khách quan nào khác là dấu hiệu bắt buộc, nhưng khi xác định hành vi phá thai có trái phép hay không, nhất thiết phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước về việc phá thai. Các quy định này chủ yếu do Bộ Y tế ban hành.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi phá thai trái phép là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người này, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người này, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậy quả đó.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí