Theo quy định tại khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự, thì người phạm
tội phá thai trái phép có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Cũng tương tự như một số trường hợp khác, khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự chỉ quy định gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người phụ nữ có thai mà không quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, ngoài thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ của người phụ nữ có thái bị phá thì không coi các thiệt hại khác dù đó là hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người phụ nữ có thai hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người phụ nữ có thai nhưng đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này và có nhiều tình tiết giảm
nhẹ
quy định tại Điều 46 Bộ
luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 239 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Gây Hậu Quả Rất Nghiêm Trọng Thì Bị Phạt Tù Từ Hai Năm Đến Bảy Năm.
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 242 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 245 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 246 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tù Từ Hai Năm Đến Bảy Năm:
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc được phạt dưới một năm tù; nếu gây thiệt hại cho tính mạng của người phụ nữ có thai bị phá hoặc tuy chỉ gây tổn hại cho sức khoẻ của người này nhưng có tỷ lệ thương tật trên 81% hoặc vừa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người này, vừa đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 243 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 242 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả rất nghiêm trọng là do hành vi phá thai trái phép gây ra.
Cũng như một số trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng có thể
vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm
1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi phá thai trái phép gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới ba năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 243 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 242 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng là do hành vi phá thai trái phép gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, cũng là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới ba năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu động, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
22. TỘI PHẨM
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
VỆ SINH AN TOÀN THỰC
Điều 244. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Định nghĩa: Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm là tội phạm đã được quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự năm 1985.
So với Điều 197 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung như sau:
Về tên tội danh, nếu Điều 197 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định “vệ sinh thực phẩm” thì Điều 244 quy định “ vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Do tội danh có bổ sung từ “an toàn” nên điều văn của điều luật cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như:
Nếu khoản 1 Điều 197 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định “biết rõ là thực phẩm mất phẩm chất” thì khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định “biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn”; nếu khoản 1 Điều 197 quy định: “gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ người tiêu dùng” thì khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 quy
định “gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng”
Bổ sung tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999, khoản 2 của Điều 197 chuyển thành khoản 3 của điều luật.
Về hình phạt, khoản 1 Điều 197 có mức cao nhất của khung hình
phạt là bảy năm, còn khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 là năm;
năm
Quy định thêm hình phạt bổ sung phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng
mà Điều 218 Bộ
luật hình sự
năm 1985 chưa quy
định đối với tội phạm này.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ
thể
của tội phạm này không phải chủ
thể
đặc biệt, chỉ
cần
người có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm mà người thực hiện hành vi của mình là do vô ý và không có trường hợp nào là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tuy trực tiếp
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người nhưng khách thể của
tội phạm này không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con
người, vì tính mạng, sức khoẻ của con người cũng chỉ là hậu quả của hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cái mà tội phạm nhằm vào là tật tự quản lý của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối tượng tác động của tội phạm này thực phẩm mà người phạm tội thông qua đó xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan duy nhất
là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ phẩm.
sinh an toàn thực
Vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước. Hành vi vi phạm được biểu hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Chế biến thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn;
- Cung cấp hoặc bán thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.
b. Hậu quả
Hậu quả của hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh
an toàn thực phẩm
là thiệt hại
cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm
trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Nếu hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa gây thiệt hại đến tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng thì người có hành vi chưa bị coi là hành vi phạm tội.
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật còn quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc, đó là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này Chính phủ hoặc do Bộ Y tế ban hành. Vì vậy, khi xác định hành vi đã vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với từng loại thực phẩm do Nhà nước quy định.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Mặc dù điều luật quy định người thực hiện hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm phải biết rõ là thực phẩm do mình chế biến, cung cấp hoặc bán không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn, nhưng không vì thế mà cho rằng tội phạm này là do cố ý, vì người
phạm tội tuy biết rõ
thực phẩm do mình chế
biến, cung cấp hoặc bán
không bảo đảm tiêu chuẩn vệ
sinh an toàn
có thể
gây ra cho người tiêu
dùng chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Cũng tương tự như một số trường hợp khác, khoản 1 Điều 244 Bộ luật hình sự chỉ quy định gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng mà không quy định gây hậu
quả
nghiêm trọng. Do đó, ngoài thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ
của
người tiêu dùng thì không coi các thiệt hại khác dù đó là hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng và có nhiều tình tiết
giảm nhẹ
quy định tại Điều 46 Bộ
luật hình sự, không có tình tiết tăng
nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới một năm tù; nếu gây thiệt hại cho tính mạng của người tiêu dùng hoặc tuy chỉ gây tổn hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng nhưng có tỷ lệ thương tật trên 81% hoặc dưới 81% nhưng gây cho nhiều người và tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người cộng lại từ 81% trở lên và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 243 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 243 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả rất nghiêm trọng là do hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra.
Cũng như một số trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng có thể
vận dụng Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi vi phạm
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới ba năm tù nhưng không được dưới một năm tù; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười năm tù.
3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 244 Bộ luật hình sự
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 243 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng là do hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm, cũng là tội phạm rất nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt dưới bảy năm tù nhưng không được dưới ba năm tù; nếu
có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.
4. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu động, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
23. TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Định nghĩa: Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng.
Tội gây rối trật tự công cộng là tội phạm đã được quy định từ rất sớm trong các Sắc luật của Chính phủ trước đây và được Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tại Điều 198. Tuy nhiên, qua thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong nhiều năm, trong từng giai đoạn khác nhau nhà làm luật đã kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội.