Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 246 Bộ Luật Hình Sự

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội phạm đã được quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, qua thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này nhà làm luật đã bổ sung thêm hành vi “xâm phạm thi thể” cũng là hành vi phạm tội. Đây là sự khác nhau duy nhất so với Điều 204 Bộ luật hình sự năm 1985.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.


Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 26

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người đã chết và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:

Đào, phá mồ mả là hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm

cho mồ

mà không còn nguyên vẹn như

trước. Hành vi đào, phá mồ mả

được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ,

mục đích khác nhau như: để

lấy những đồ

vật quý hiếm mà thân nhân

người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội… Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn; đập phá một vài hoa tiết trang trí trên mộ…

Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ


Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài), nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ như: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) đã chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, di ảnh…)


Các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt


Ngoài hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.


Hành vi khác nói ở đây là bất cứ hành vi nào mà xâm phạm đến thi

thể, mồ mả, hài cốt như: đánh tráo thi thể, lấy các bộ phận của thi thể,

đánh tráo hoặc chiếm đoạt hài cốt, chia sẻ hài cốt. v.v…


b. Hậu quả


Hậu quả của hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng bị coi là hành vi phạm tội mà chỉ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến thi thể, mồ mả, hài cốt mới bị coi là hành vi phạm tội.


c. Các dấu hiệu khách quan khác

Đối với tội phạm này nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cần chú ý đến

phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phương, từng dân tộc để

xác định hành vi

xâm phạm thi thể, mồ

mả, hài cốt đã nghiêm trọng tới

mức cần truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, vì trong lĩnh vực này là vẫn đề nhậy cảm, không phải cứ truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi xâm phạm mới có tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải căn cứ vào phong tục, tập quán, đời sống tâm linh của những người thân của người quá cố.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 246 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 246 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì có bị phạt cải tạo không giam giữ

đến một năm hoặc phạt tù từ trọng.

ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 246 Bộ luật hình sự


Khoản 2 của điều luật nhà làm luật chỉ quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định thế nào là hậu quả nghiêm trọng do hành

vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt không giống với các trường hợp

phạm tội khác, vì như đã phân tích ở trên, tội phạm này không chỉ gây ra

những thiệt hại về vật chất mà chủ yếu xâm phạm đến đời sống tinh thần

của người thân của người quá cố. Do đó, khi xác định hậu quả nghiêm

trọng do hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt gây ra; nếu là thiệt hại

về vật chất thì có thể

tham khảo Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-

TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm

sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả

nghiêm trọng để xác định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt gây ra; nếu là thiệt hại phi vật chất thì phải căn cứ vào tình hình chính trị, xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa

phương, từng dân tộc, đời sống tâm linh của người thân đối với người đã quá cố.


Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội có thể bị

phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt dưới một năm tù hoặc chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến năm năm tù.


25. TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN


Điều 247. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị

đoan khác gây hậu quả

nghiêm trọng hoặc đã bị xử

phạt hành chính về

hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.


Đnh nghĩa: Hành nghề mê tín, dị đoan là hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.


Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội phạm đã được quy định tại Điều 199 Bộ luật hình sự năm 1985. So với Điều 199 thì Điều 247 Bộ luật hình sự năm 1999 có những sửa đổi, bổ sung như sau:


Tội danh quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự năm 1999 bỏ cụm từ “gây hậu quả nghiêm trọng” vì trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bổ sung tình tiết là yếu tố định tội, đó là trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng mà người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị coi là hành vi phạm tội.


Về hình phạt chính ở khoản 1 của điều luật, bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính, tăng mức hình phạt cải tạo không giam giữ từ một năm lên ba năm, tăng mức thấp nhất của khung hình phạt tù quy định tại khoản 1 từ ba tháng lên sáu tháng, tại khoản 2 từ hai năm lên 3 năm.


Về hình phạt bổ sung, bỏ loại hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú và hình phạt tịch thu một phần tài sản, nhưng tăng mức hình phạt tiền từ một triệu đến năm triệu lên từ ba triệu đến ba mươi triệu.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.


Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.


Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới là chủ thể của tội phạm này.


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

a. Hành vi khách quan


Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan bằng các hình thức như: dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.


Mê tín, dị đoan là tin vào một điều mà không có căn cứ, không có cơ sở khoa học (tin một cách mù quáng), cho rằng có những sự việc nhất định đem lại hành phúc hoặc gây ra tai hoạ như: cho rằng giữa người sống và người chết có thể nói chuyện với nhau được thông qua việc lên đồng; nghe thấy tiếng chim lợn kêu thì sẽ có người sắp chết; tin vào bói toán; v.v…


Hành nghề mê tín, dị đoan là lấy việc thu nhập chủ yếu bằng việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác. Nếu việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác chỉ có tính chất nhất thời hoặc không vì mục đích lấy việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác để kiếm sống thì không gọi là hành nghề.


Bói toán là đoán về quá khứ và tương lai. Có nhiều kiểu bói như: vào xem hát chèo đang diễn, gặp hồi vui thì cho là vận hay, gặp hồi buồn thì

cho là vận xấu (bói chèo); đoán quẻ trong kinh dịch (bói dịch); gieo quẻ

bằng ba đồng tiền (bói gieo, bói quẻ); mở truyện Kiều ra, rồi căn cứ vào

cảnh tả

trong một số

câu trong truyện mà đoán hay hoặc dở (bói Kiều);

xem các nét trên mai con rùa để đoán điều hay điều dở (bói rùa); căn cứ vào

ngày tháng năm sinh, vào chỉ tay, lông mày, nốt ruồi hoặc các đặc điểm

khác trên cơ thể để đoán số mệnh (bói số); rút thẻ rồi căn cứ vào các bài thơ, đoạn văn ghi sẵn trong số thể rồi đoán (bói thẻ).v.v…


Đồng bóng

là hình thức cúng lễ

có người cho thần thánh, hồn ma

nhập vào (người ngồi đồng) rồi thông qua người này để nói về quá khứ, hiện tại, tương lai của người sống như là “thánh phán”. Hình thức mê tín,

dị đoan này chủ yếu xảy ra

ở các đền, chùa hoặc

ở nhà riêng của người

hành nghề mê tín dị đoạn (lập điện thờ)


Các hình thức mê tín, dị đoan khác


Ngoài hành vi bói toán, đồng bóng thì bát kỳ hình thức mê tín, dị đoan nào mà người phạm tội sử dụng để kiếm sống đều bị coi là hành nghề mê tín, dị đoan như: yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng những khả năng thần bí không có căn cứ khoa học.v.v…

b. Hậu quả


Hậu quả của hành vi hành nghề mê tín, dị đoan vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc.


Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành

chính về hành vi hành nghề mê tín, dị đoan hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.


Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.


Hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là những

thiệt hại nghiêm trọng về vật và phi vật chất cho xã hội. Do chưa có

hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê

tín, dị

đoan gây ra, nên có thể

tham khảo Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng để xác định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây ra.


c. Các dấu hiệu khách quan khác

Đối với tội phạm này nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi hành nghề mê tín, dị đoan cần phân biệt với đời sống tâm linh, quyền tự do tín ngưỡng; mê tín, dị đoan mới bị Nhà nước cấm, còn tự do tín ngưỡng là quyền của mọi người được pháp luật bảo vệ.

4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan là do cố

ý.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật hình sự, thì người phạm

tội hành nghề mê tín, dị đoan có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến

năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vừa gây hậu quả nghiêm trọng vừa đã bị đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba năm tù.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 247 Bộ luật hình sự


Khoản 2 của điều luật nhà làm luật chỉ quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhà làm luật không quy định tình tiết hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả rất nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt. Do đó nếu hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật nhưng khi quyết định hình phạt người phạm tội có thể bị phạt với mức hình phạt cao hơn trường hợp chỉ gây hậu quả nghiêm trọng néu các tình tiết khác của vụ án như nhau.


Việc xác định thế nào là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây ra, có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây

hậu quả

nghiêm trọng để

xác định trường hợp gây hậu quả

đặc biệt

nghiêm trọng do hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây ra.


Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí