02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001
của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ gây ra.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 232 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khi quy định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật cần chú ý:
Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt dưới mười lăm năm tù nhưng không được dưới bảy năm.
Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 230 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 231 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 1 Điều 232 Bộ Luật Hình Sự
- Tội Vi Phạm Quy Định Về Quản Lý Vũ Khí, Vật Liệu Nổ, Công Cụ Hỗ Trợ
- Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 4 Điều 234 Bộ Luật Hình Sự
- Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tù Từ Mười Lăm Năm Đến Hai Mươi Năm Hoặc Tù Chung Thân:
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 nhưng tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật và người phạm
tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự,
không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến tù chung thân.
5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội
chế
tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
11. TỘI CHẾ TẠO, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG, MUA
BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT VŨ KHÍ THÔ SƠ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
HOẶC
Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, sử dụng, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ năm năm.
một năm đến
Định nghĩa:
Chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ là hành vi làm ra,
cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ .
Nếu chỉ căn cứ vào tên gọi của tội phạm (tội danh) thì tội chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ là tội phạm mới mà Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử có một số trường hợp nếu căn cứ vào đối tượng tác động thì thuộc trường hợp phạm tội quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự năm 1999 nhưng người thực hiện hành vi đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 95 hoặc Điều
96 Bộ
luật hình sự năm 1985. Ví dụ: trước khi Chính phủ ban hành
Quy
chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành theo Nghị định
số 47/CP, ngày 12-8-1996) thì hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các loại mã tấu, kiếm, giáo, mác,
súng kíp, súng hoả mai; các loại súng thể thao…phục vụ cho chiến đấu,
luyện tập quân sự, bảo vệ các mục tiêu quan trọng về an ninh, quốc phòng. Sau khi Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và để phù hợp với tình hình mới, nhà làm luật quy định các loại vũ khi thô sơ, công cụ hỗ trợ là đối tượng của tội phạm riêng. Vì vậy, có thể
nói tội phạm này về hình thức là tội phạm mới nhưng về nội dung là tội phạm được tách từ Điều 95 và Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm này cũng tương tự như đối với các tội quy định tại Điều 230 và Điều 232 Bộ luật hình sự, chỉ khác ở chỗ đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ chứ không phải vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ. Tuy nhiên, để tiện theo dõi chúng tôi vẫn phân tích các dấu hiệu cơ bản của tội phạm này và nêu những dấu hiệu khác nhau giữa tội phạm này với các tội quy định tại Điều 230 và Điều 232 Bộ luật hình sự.
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này cũng không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, do tính chất và mức độ quan trọng của khách thể của tội phạm không bằng các tội định tại Điều 230 và Điều 232 Bộ luật hình sự, nên người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp phạm tội nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận
chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ nhưng trước đó họ chưa bi xử phạt hành chính về hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ
khí thô sơ và công cụ hỗ trợ hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc đã bị kết
án về tội này nhưng đã được xoá án tích thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ là tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ .
Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.
Vũ khí thô sơ bao gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Công an quy định.
Công cụ hỗ trợ bao gồm: Các loại roi cao su, roi điện, găng tay điện; lựu đạn cay; súng bắn hơi cay, ngạt, gây mê; bình xịt hơi cay, ngạt, gây mê; súng bắn đạn nhựa, cao su; súng bắn laze, súng bắn đinh, súng bắn từ trường và các loại công cụ hỗ trợ khác.15
Khi xác định đối tượng tác động của tội phạm này, ngoài các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ đã được liệt kê tại điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Ban hành theo Nghị định số 47/CP, ngày 12-8-1996) còn phải căn cứ vào quy định của Bộ Công an và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về danh mục các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ thực hiện hành vi khách quan hoàn toàn tương tự như đối với người phạm tội quy định tại các Điều 230, 232 Bộ luật hình sự, nên chúng tôi không phân tích lại.
Tuy nhiên, do đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ nên khi xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt cần chú ý đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng, mua bán, vận chuyển vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ để xác định hành vi khách quan của người phạm tội.
b. Hậu quả
Hậu quả của hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.
15 Điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Ban hành theo Nghị định số 47/CP, ngày 12-8-1996)
c. Các dấu hiệu khách quan khác
Tương tự như đối với các tội quy định tại các Điều 230, 232 Bộ luật
hình sự, ngoài hành vi khách quan, nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ phải là trái phép thì mới cấu thành tội phạm, nếu việc chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán
vũ khí thô sơ
và công cụ
hỗ trợ
được phép thì không thuộc trường hợp
phạm tội quy định tại Điều 233 Bộ luật hình sự.
Việc xác định hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ có trái phép hay không, cần căn cứ vào quy định của Nhà nước mà cụ thể là căn cứ vào Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Ban hành theo Nghị định số 47/CP, ngày 12-8-1996) và các văn bản khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép (trừ hành vi chiếm đoạt) nhưng vẫn thực hiện.
Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 233 Bộ luật hình sự có thể bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khoản 1 của điều luật tuy không quy định số lượng vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự và các cơ quan có thẩm quyền cũng chưa có hướng dẫn như đối với các trường hợp phạm tội quy định tại các Điều 230, 232 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, trong khi chưa
có hướng dẫn chính thức, chúng ta cũng có thể vận dụng
Thông tư
liên
ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng
Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định số lượng vũ khí
thô sơ và công cụ hỗ trợ mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển,
sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt để quyết định việc có truy
cứu trách nhiệm hình sự
hay chỉ xử
phạt hành chính đối với người thực
hiện hành vi đó. Ví dụ: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt từ 6 đến 15 dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Công an quy định thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật hình sự; nếu số lượng vật phạm pháp dưới mức này thì bị xử phạt hành chính và nếu đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm thì dưới mức này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật hình sự.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù. Do tội phạm này là tội phạm ít nghiêm trọng mức cao nhất của
khung hình phạt chỉ là hai năm tù, nên khi truy cứu trách nhiệm hình sự
cũng như khi xét xử đối với người phạm tội chủ yếu lấy giáo dục là chính, chỉ áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này mà còn tái phạm và số lượng vật phạm pháp đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 233 Bộ luật hình sự.
2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 233 Bộ luật hình sự
a. Có tổ chức;
Tình tiết phạm tội này hoàn toàn tương tự với tình tiết quy định tại điểm a khoản 2 Điều 230 và điểm a khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự, chỉ
khác nhau ở chỗ phạm tội có tổ chức trong trường hợp này là chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ; còn các dấu hiệu khác đều giống trường hợp quy định taị điểm a khoản 2 Điều 230, điểm a khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự và Điều 20 Bộ luật hình sự về trường hợp phạm tội có tổ chức.
b. Vật phạm pháp có số lượng lớn;
Vật phạm pháp có số lượng lớn đối với tội phạm này là vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ mà người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt có số lượng lớn.
Do tội phạm này là tội phạm mới và chưa có hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền nên chỉ có thể tham khảo Thông tư liên ngành
số 01/TTLN ngày 7-1-1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định vật phạm pháp có
số lượng lớn. Trong khi chưa có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm
quyền thì có thể coi số lượng vật phạm pháp trên mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật là sô lượng lớn để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản 2 của điều luật. Ví dụ: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt từ 16 dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Công an quy định trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 233 Bộ luật hình sự16
c. Vận chuyển, sử dụng, mua bán qua biên giới;
Tình tiết phạm tội này cũng tương tự như tình tiết quy định tại điểm c khoản 2 Điều 230 và điểm c khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự chỉ khác nhau ở chỗ đối tượng mà người phạm tội vận chuyển, sử dụng, mua bán qua biên giới là vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ chứ không phải là vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ còn các dấu
hiệu khác giữa hai tình tiết đều giống nhau.
d. Gây hậu qủa nghiêm trọng;
16 Đây chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả, nếu có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền thì phải căn cứ vào hướng dẫn đó.
Tình tiết này cũng tương tự như tình tiết quy định tại điểm d khoản 2 Điều 230 và d khoản 2 Điều 232 Bộ luật hình sự chỉ khác ở chỗ hậu quả nghiêm trọng ở tình tiết này là do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ
gây ra chứ
không phải là do hành vi chế
tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hay vật liệu nổ gây ra.
Trong khi chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt vật liệu nổ
gây ra có thể
vận dụng Thông tư
liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001
của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ gây ra.
đ. Tái phạm nguy hiểm.
Là trường hợp người phạm tội đã tái phạm chưa được xoá án tích mà lại phạm tội này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật, vì đối với tội phạm này cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ một năm đến năm năm, là tội phạm nghiêm trọng.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 233 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới một năm tù. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ