Phạm Tội Thuộc Các Trường Hợp Quy Định Tại Khoản 3 Điều 230 Bộ Luật Hình Sự

14ly5 từ 2 khẩu đến 10 khẩu; lựu đạn, đạn cối, đạn pháo đến 100 ly từ 11 đến 50 quả; đạn cối, đạn pháo trên 100 ly từ 6 đến 15 quả; đạn bộ binh từ đại liên trở xuống từ trên 300 viên đến 1500 viên; đạn 12ly7, 14ly5, 23ly, 24 ly (không phải là đạn pháo) từ trên 200 viên đến 1000 viên; thuốc nổ các loại từ trên 15 kg đến 75 kg; kíp mìn, nụ xuỳ từ trên 1000 cái đến 5000 cái; dây cháy chậm, dây nổ từ trên 3000m đến 15.000m.10


Đối với các loại

vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự

chưa được hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995

thì có thể

căn cứ

vào hướng dẫn này để

xác định vật phạm pháp có số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.

lượng lớn sao cho phù hợp với tính chất, số lượng mà người phạm tội chế

tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt.

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 9 - Đinh Văn Quế - 12

Đây cũng là vấn đề

khó nếu như

các cơ

quan tiến hành tố

tụng không

hướng dẫn thì cũng rất khó xác định chính xác.


c. Vận chuyển, sử dụng, mua bán qua biên giới;


Vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự qua biên giới là đưa vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được phép

của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc vận chuyển, sử dụng, mua

bán vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự qua biên giới cũng

tương tự như vận chuyển, sử dụng, mua bán hàng hoá nhưng đây là loại hàng hoá đặc biệt đó là vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.


Khi áp dụng tình tiết này cần chú ý: nếu người phạm tội vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự từ địa phương A đến địa phương B, trong quá trình vận chuyển vì muốn tránh sự phát hiện nên đã qua nước láng giềng rồi lại trở về Việt Nam thì không bị coi là vận chuyển qua biên giới đế áp dụng điểm c khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự. Ví dụ: Lò Văn P, Lò Văn H, Hoàng Thế Q và Hứa Văn B đều ở tỉnh Cao Bằng đã bàn bạc rủ nhau vào Kon Tum để mua 4 khẩu súng AR15 ( loại súng bộ binh của Mỹ) mang về chế tạo lại thành súng săn. Trên đường vận chuyển số súng trên từ Kon Tum về Cao Bằng, để tranh sự kiểm soát của cơ quan chức năng, các bị cáo đã băng rừng đi vòng qua nước bạn Lào để về Việt Nam.


d. Gây hậu qủa nghiêm trọng;



10 Xem các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng năm 1995. tr. 92

Gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương

tiện kỹ thuật quân sự gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra.


Cũng như đối với các tội phạm khác trong chương này, trong khi

chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ

khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự

gây ra có thể

vận dụng

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra.


đ. Tái phạm nguy hiểm.


Là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật hoặc đã tái phạm chưa được xoá án tích mà lại phạm tội này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 230 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới năm năm tù nhưng không được

dưới một năm tù. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình

sự, không có tình tiết giảm nhẹ

hoặc nếu có nhưng mức độ

giảm nhẹ

không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười hai năm tù.


3. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật hình sự


a. Vật phạm pháp có số lượng rất lớn.


Tương tự

như

trường hợp “vật phạm pháp có số

lượng lớn” quy

định tại điểm b khoản 2 điều luật, việc xác định thế nào là “ vật phạm pháp có số lượng rất lớn” đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có thể vận dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7- 1-1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định vật phạm pháp có số lượng rất lớn đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc

chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự, cụ

thể

là:

được coi là vật phạm pháp có số lượng rất lớn nếu trên mức tối đa được hướng dẫn tại điểm b khoản 2 của điều luật. Ví dụ: trên 25 khẩu súng bộ binh, súng bắn phát một; trên 15 khẩu súng liên thanh cá nhân như trung liên, tiểu liên các loại; trên 10 khẩu súng bộ binh khác như thượng liên, đại liên, B40, B41, 12ly7, 14ly5; trên 50 quả lựu đạn, đạn cối, đạn pháo đến

100 ly; trên 15 quả đạn cối, đạn pháo; trên 1500 viên đạn bộ binh từ đại

liên trở xuống; trên 1000 viên đạn 12ly7, 14ly5, 23ly, 24 ly (không phải là

đạn pháo); trên 75 kg thuốc nổ các loại; trên 5000 kíp mìn, nụ xuỳ; trên

15.000m dây cháy chậm, dây nổ.11


b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.


Gây hậu quả

rất nghiêm trọng do hành vi chế

tạo, tàng trữ, vận

chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng về vật chất và phi vật chất do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra.


11 Xem các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng năm 1995. tr. 92

Cũng như đối với các tội phạm khác trong chương này, trong khi

chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ

khí quân dụng, phương tiện kỹ

thuật quân sự

gây ra có thể

vận dụng

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.


Khi quy định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật cần chú ý:


Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt dưới mười năm tù nhưng không được dưới năm năm.


Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến mười lăm năm tù.


4. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 230 Bộ luật hình sự


Do Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ cấu tạo 3 khoản, trong đó các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt của khoản 3 Điều 95 được quy định lại tại k4 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 nên các tình tiết quy

định tại khoản 3 Điều 230 được coi là mới. Nếu vận dụng Thông tư liên

ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995 hướng dẫn trường hợp phạm tội quy

định tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 thì việc xác

định tình tiết “vật phạm pháp có số

lượng rất lớn và gây hậu quả

rất

nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999

phải xem xét lại, và như vậy sẽ rất phức tạp, nhưng nếu vận dụng Thông

tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995 hướng dẫn trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 thì việc xác định trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 tương đối đơn giản. Chúng tôi đồng tình với các xác định thứ hai vì như vậy vừa dễ xác định vừa không gây bất lợi cho người phạm tội.


a. Vật phạm pháp có số đặc biệt rất lớn.


Do chưa có hướng dẫn chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua

bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật

quân sự bao nhiêu là đặc biệt lớn và nếu vận dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995 hướng dẫn trường hợp phạm tội quy định tại khoản 3 Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định trường hợp quy

định tại khoản 3 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 thì được coi là vật

phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn nếu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện

kỹ thuật quân sự gấp ba lần mức quy định tại khoản 3 điều luật. Ví dụ:

trên 75 khẩu súng bộ binh, súng bắn phát một; trên 45 khẩu súng liên thanh cá nhân như trung liên, tiểu liên các loại; trên 30 khẩu súng bộ binh khác

như thượng liên, đại liên, B40, B41, 12ly7, 14ly5; trên 150 quả lựu đạn,

đạn cối, đạn pháo đến 100 ly; trên 45 quả đạn cối, đạn pháo; trên 4500

viên đạn bộ

binh từ

đại liên trở

xuống; trên 3000 viên đạn 12ly7, 14ly5,

23ly, 24 ly (không phải là đạn pháo); trên 225 kg thuốc nổ các loại; trên 15000 kíp mìn, nụ xuỳ; trên 45.000m dây cháy chậm, dây nổ.12


b. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


Cũng như đối với trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, trong

khi chưa có hướng thì có thể

vận dụng Thông tư

liên tịch số

02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001

của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV"Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi hành vi chế tạo, tàng trữ, vận


12 Số lượng trên chỉ là ý kiến cá nhân tác giả, nếu có hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì phải căn cứ vào hướng dẫn đó để xác định vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn.

chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự gây ra.


Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 230 Bộ luật hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Khi quy định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật cần chú ý:


Nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật và người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt dưới mười lăm năm tù nhưng không được dưới mười năm.


Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 4 của điều luật

hoặc tuy chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 4 nhưng tập trung nhiều tình tiết quy định tại khoản 2, khoản 3 của diều luật và người phạm

tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự,

không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến tù chung thân.


5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội


Ngoài hình phạt chính, người phạm tội

chế

tạo, tàng trữ, vận

chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng,

phương tiện kỹ thuật quân sự còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.


9. TỘI PHÁ HUỶ CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG VỀ AN NINH QUỐC GIA


Điều 231. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học

- kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại

Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế năm năm.

từ một năm đến


Đnh nghĩa: Phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội.


Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là tội phạm thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1985, nay được quy định tại chương các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng nhưng tên gọi của tội phạm vẫn là… về an ninh quốc gia. Đây cũng là trường hợp hy hữu về kỹ thuật lập pháp khi nhà làm luật quy định tội phạm này trong chương các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng. Việc nhà làm luật quy định tội phạm này trong chương các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng không có nghĩa là làm giảm đi tính chất quan trọng của khách thể cần phải bảo vệ; các đối tượng bị xâm phạm vẫn là những công trình, phương tiện quan

trọng về

an ninh quốc gia, nhưng đó chỉ

là tên gọi của các công trình,

phương tiện chứ không phải là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vện

lãnh thổ; là sự

an nguy của chế độ

hay đến sự tồn tại, vững mạnh của

chính quyền nhân dân.


So với Điều 94 Bộ luật hình sự năm1985 thì Điều 231 Bộ luật hình sự năm 1999 về cơ bản không có gì sửa đổi, bổ sung lớn mà chỉ sửa đổi,

bổ sung có tính chất học thuật như: sửa đổi “hệ thống tải điện” bằng

“công trình điện” và quy định hình phạt bổ sung ngay trong cùng điều luật; các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt cũng như mức hình phạt trong từng khung hình phạt vẫn như Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1985.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đến một độ tuổi theo quy

định của Bộ này.

luật hình sự thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm


Người từ

đủ 14 tuổi trở

lên phải chịu trách nhiệm hình sự

về tội

phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật, vì tội phạm này khoản 1 là tội phạm rất nghiêm trọng, khoản 2 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm


Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là tội xâm phạm đến quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn cho các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.


Đối tượng tác động của tội phạm này chính là công trình, phương

tiện quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm: công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội.


Khi xác định đối tượng tác động của tội phạm này cần chú ý là: chỉ những công trình, phương tiện đang sử dụng hoặc đang hoạt động hoặc đã nghiệm thu để đưa vào sử dụng, hoạt động mới là đối tượng của tội phạm này; nếu các công trình hoặc phương tiện đang thi công chưa đưa vào sử dụng hoặc không còn hoạt động nữa thì không phải là đối tượng của tội

phạm này mà tuỳ trường hợp người phạm tội có thể bị truy cứu trách

nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi khách quan duy nhất là “phá huỷ” nhưng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Hành vi “phá huỷ” công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia cũng tương tự như hành

Xem tất cả 294 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí