Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 2

thực chất trên thực tế là việc làm rất cấp thiết hiện nay. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào về vấn đề bình đẳng giới trong phạm vi BLLĐ năm 2012 một cách toàn diện và sâu sắc, chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động Việt Nam” để làm đề tài Luận văn cho mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Vấn đề bình đẳng giới trong BLLĐ là một trong những vấn đề được các nhà khoa học, luật gia quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học như: Hà Thị Hoa Phượng (2010), Pháp luật Lao động Việt Nam với vấn đề bình đẳng giới, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội; TS.Đào Thị Hằng (1992), “Vấn đề bình đẳng giới và những bảo đảm trong pháp luật Lao động Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số đặc san về bình đẳng giới, tr. 10-16; TS. Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), “Các quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực luật Lao động, đối chiếu và khuyến nghị”, Tạp chí Luật học, Số 3, Tr. 61-68…Cùng một số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về vấn đề bình đẳng giới trong một hoặc một vài lĩnh vực lao động cụ thể. Tuy nhiên, có thể nói cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách toàn diện và chuyên sâu về vấn đề bình đẳng giới trong BLLĐ năm 2012.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Luận văn làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động theo quy định của BLLĐ năm 2012. Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện chỉ ra những bất cập để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện BLLĐ và nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tế.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của Luận văn được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận chung về giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Thứ hai: Phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các quy định của BLLĐ về vấn đề bình đẳng giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thứ ba: Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện BLLĐ về bình đẳng giới qua đó đưa ra những nguyên nhân dẫn đến phân biệt đối xử về giới và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi BLLĐ về bình đẳng giới trên thực tế.

4. Phạm vi nghiên cứu

Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 2

Vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong tất cả các lĩnh vực thuộc phạm điều chỉnh của BLLĐ. Chính vì vậy, phạm vi của đề tài Luận văn này là rất rộng. Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ luật học, Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá về các quy phạm pháp luật thuộc một số lĩnh vực như việc làm, học nghề; Giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Tiền lương; BHXH và kỷ luật lao động. Đồng thời trên cơ sở thực tiễn thực hiện BLLĐ về bình đẳng giới, Luận văn đưa ra nguyên nhân và phướng hướng hoàn thiện BLLĐ trong những lĩnh vực trên, và nâng cao hiệu quả thực thi BLLĐ về bình đẳng giới.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu , Luân văn đã sử dụng kết hợp

nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thống kê… Các phương pháp nghiên cứu trên đều có nền tảng là cơ sở

phương pháp luận và thế giới quan duy vật biện chứng, dựa trên các quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn trình bày được một cách khái quát về giới và bình đẳng giới trong lĩnh vực Luật Lao động. Qua đó Luận văn đã đưa ra được khái niệm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động; Một số nguyên tắc bình đẳng giới trong BLLĐ Việt Nam; Nêu và phân tích quy định của pháp luật Quốc tế về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Luận văn phân tích các quy định của BLLĐ về bình đẳng giới, qua đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm và sự phù hợp hay không phù hợp với pháp luật Quốc tế.

Luận văn trình bày, phân tích về thực tiễn thực hiện BLLĐ về bình đẳng giới trong 5 năm trở lại đây, qua đó đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến bất bình giới trong lĩnh vực lao động. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi BLLĐ về bình đẳng giới trên thực tế.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giới và bình đẳng giới

Chương 2: Bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động Việt Nam

Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIỚI, BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Giới

Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội. Là thực thể tự nhiên, con người có cấu trúc và những đặc điểm sinh học khác nhau tạo nên những khác biệt về giới tính. Là thực thể xã hội, con người có những đặc điểm khác nhau trong quan hệ xã hội từ đó dẫn tới những khác biệt về giới.

* Khái niệm giới tính:

Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Giới tính là những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái” [49, tr.405]. Theo cuốn Xã hội học về giới và phát triển thì “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”[25, tr.77]. Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm giới được ghi nhận tại khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006: “Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ”.

Như vậy, giới tính thể hiện những đặc trưng sinh học của nam giới và nữ giới. Giới tính có một số đặc điểm sau:

- Bị quy định hoàn toàn bởi gen, mang tính bẩm sinh, sinh ra đã là nam hoặc nữ, không thể thay đổi được giữa nam và nữ, do các yếu tố sinh học quyết định (trừ có sự tác động của y học);

- Giới tính không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Giới tính là đồng nhất, nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng, cơ quan sinh sản giống nhau;

- Giới tính được biểu hiện về thể chất có thể quan sát được trong cấu tạo, giải phẫu, sinh lý người (giữa nam và nữ có những đặc điểm khác nhau về gen, hoocmôn, cơ quan sinh dục…), gắn liền với một trong những chức năng sinh học quan trọng nhất - chức năng tái sản xuất con người. Ví dụ: Nam giới

có khả năng làm thụ thai và nữ giới có khả năng mang thai và sinh con, cho con bú.

* Khái niệm giới:

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Giới là lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội”[49, tr.405]. Theo cuốn Xã hội học về giới và phát triển thì “Giới dùng để chỉ các đặc điểm, vị trí, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Hay nói cách khác giới là khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng xã hội của nam và nữ” [25, tr.6].

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 định nghĩa: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. Như vậy giới là khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng xã hội của nam giới và nữ giới. Đây là tập hợp những hành vi ứng xử về mặt xã hội, những đặc điểm, vị trí, năng lực xã hội, và là sự phân công vai trò giữa hai giới.

Giới có một số đặc điểm như sau:

- Không mang tính bẩm sinh, di truyền mà được hình thành từ các quan điểm, quan niệm xã hội: Nữ giới và nam giới mang đặc điểm của giới mình là do sự dạy dỗ, thường là từ khi còn nhỏ. Đồng thời đặc điểm đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ví dụ, từ nhỏ trẻ em trai được giáo dục phải mạnh mẽ, chơi siêu nhân, ôtô, lớn lên làm trụ cột gia đình… Còn trẻ em gái được giáo dục phải dịu dàng, nết na, biết làm việc nhà… Và đến khi trưởng thành nam giới thường đảm nhiệm những công việc lớn, nặng nhọc, làm chủ gia đình… Nữ giới thường làm nội trợ giỏi, chăm sóc con cái, làm những việc nhẹ nhàng…

- Giới vận động không ngừng theo không gian và thời gian: Giới thay đổi theo thời gian, không gian chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội, tôn giáo, kinh tế, chính sách, pháp luật... Ví dụ: Phụ nữ ở các nước Hồi giáo

thường ở nhà làm công việc nội trợ, không tham gia vào các hoạt động xã hội, nhưng ở các nước phương Tây phát triển, phụ nữ tham gia nhiều vào hoạt động cộng đồng, tham gia quản lý kinh tế, hoạt động lãnh đạo... Hay trong xã hội phong kiến ở Việt Nam, người phụ nữ không được coi trọng, luôn ở vị thế phụ thuộc chồng, chỉ ở nhà chăm con cái, nội trợ, làm nông nghiệp, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, người phụ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý, tham gia các hoạt động xã hội...

Các quan niệm khuôn mẫu về giới không phải tự nhiên sinh ra mà do xã hội sinh ra. Vì vậy, quan niệm về giới vận động không ngừng, được thay đổi theo các yếu tố xã hội. Những đặc điểm trên về giới không bất biến mà mềm dẻo và có thể hoán đổi. Ví dụ: Phụ nữ có thể mạnh mẽ và quyết đoán, có thể trở thành lãnh đạo, thợ máy, kỹ sư… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và điệu đà, có thể làm đầu bếp, thư ký, nhà thiết kế, nhà trang điểm…

Giới thể hiện quan niệm xã hội về việc phân định vai trò xã hội giữa nam giới và phụ nữ, là việc xã hội tạo ra và gán cho phụ nữ và nam giới các chức năng khác nhau và thông thường được mọi người chấp nhận và tuân thủ. Vì vậy, quá trình thay đổi các đặc trưng giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới theo hướng tích cực, cần vượt qua những rào cản, định kiến và quan niệm lỗi thời, nghĩa là phải bắt đầu từ việc đổi mới tư duy, nhận thức của từng người về mỗi giới và các quan hệ giới. Vì vậy, quá trình biến đổi quan hệ giới thường diễn ra một cách chậm chạp và khó khăn.

1.1.2. Bình đẳng giới:

Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Bình đẳng giới được hiểu là nam giới và nữ giới cần nhận được những đối xử công bằng trừ trường hợp có một lý do hợp lý về mặt sinh học để đối xử khác biệt”. Như

vậy, bình đẳng giới được hiểu là sự đối xử công bằng giữa nam và nữ, đồng thời có xem xét đến sự khác biệt về mặt sinh học để đối xử khác biệt.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì “Bình đẳng giới là nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”. Như vậy, theo quan điểm này thì bình đẳng giới được hiểu nam giới và nữ giới có vị trí, vai trò ngang nhau trong xã hội, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực ngang nhau và được thụ hưởng như nhau về thành quả đạt được.

Thực tế hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về bình đẳng giới:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng phụ nữ yếu hơn đàn ông về thể chất, nên thực hiện bình đẳng giới cần miễn cho phụ nữ tham gia vào một số lĩnh vực được coi là không phù hợp với đặc trưng của nữ giới. Về bản chất, quan điểm này đã hạn chế các quyền và cơ hội phát triển của phụ nữ, qua đó đã hợp lý hóa sự bất bình đẳng đối với phụ nữ.

- Quan điểm thứ hai cho rằng bình đẳng giới là những gì nam giới làm thì đổi cho nữ và những gì nữ làm thì đổi cho nam hoặc những gì nam giới được làm thì nữ giới cũng được làm, quan điểm này đi đến chủ nghĩa bình quân giữa nam và nữ mà không phải là bình đẳng giới.

- Quan điểm thứ ba có thừa nhận sự yếu thế của phụ nữ nhưng lại không coi đó là cơ sở để đặt phụ nữ vào vị trí phụ thuộc nam giới. Đây là quan điểm bình đẳng giới thực chất.

Từ một số quan điểm, khái niệm trên về bình đẳng giới có thể hiểu bình đẳng giới là sự đối xử công bằng giữa nam giới và nữ giới, trong một số trường hợp có sự ưu đãi hợp lý đối với nam giới hoặc nữ giới dựa trên cơ sở khác biệt về giới và giới tính.

Bình đẳng giới có một số đặc điểm sau:

- Tính công bằng: Nam giới và nữ giới được đối xử công bằng với nhau, có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực như nhau trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình... Và được hưởng thụ như nhau về thành quả đạt được.

- Tính ưu đãi: Do đặc điểm sinh học và vị trí, vai trò xã hội của nam giới và nữ giới khác nhau, nên trong một số trường hợp phải có những ưu đãi dành riêng cho nam giới hoặc nữ giới.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, cũng như nhiều nước trên thế giới, nữ giới có phần thiệt thòi hơn so với nam giới về tâm sinh lý cũng như vị thế xã hội, vì vậy khi đề cập đến tính ưu đãi thường là dành cho nữ giới. Điều này được thể hiện qua việc bên cạnh những quy định áp dụng chung cho cả nam và nữ, pháp luật còn quy định những đặc quyền chỉ áp dụng đối với phụ nữ, nhằm bù đắp cho họ những thiệt thòi, đặt họ vào vị trí xuất phát ngang bằng với nam giới trong các quan hệ xã hội, bảo đảm cho họ có thể tiếp nhận các cơ hội và hưởng thụ các quyền một cách bình đẳng như nam giới.

- Tính linh hoạt: Sự đối xử với phụ nữ cần mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.

Trái ngược với bình đẳng giới là phân biệt đối xử về giới. Theo Điều 1 Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) thì phân biệt đối xử với phụ nữ là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm ảnh hưởng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận, thụ hưởng, hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào. Còn theo khoản 5 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 11/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí