ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2013
[
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG
BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHÍ
Hà nội – 2013
[
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thu Hường
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gử i lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS .TS. Nguyên
Hữu Chí
đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dân thành Luận văn này.
nghiên cứ u và giúp tôi hoàn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Luật , Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tao thiện Luận văn.
điều kiên
thuận lợi để tôi hoc
tâp
và hoàn
Măc
dù, tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiên
Luận văn bằng tất cả sự nhiêt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu só t, rất
mong nhân
đươc
sự góp ý của các thầy cô và các baṇ .
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Thu Hường
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bảo hiểm xã hội BHXH
BLLĐ HĐLĐ NLĐ NSDLĐ |
Có thể bạn quan tâm!
- Bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động Việt Nam - 2
- Sự Cần Thiết Phải Quy Định Vấn Đề Bình Đẳng Giới Trong Pháp Luật Lao Động.
- Nguyên Tắc Bình Đẳng Giới Trong Pháp Luật Lao Động:
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
Trang | |
Lời cam đoan | |
Lời cảm ơn | |
Mục lục | |
Danh mục các chữ viết tắt | |
MỞ ĐẦU | |
Chương 1: Khái quát chung về giới, bình đẳng giới và pháp luật về bình đẳng giới………………………………………….. | 5 |
1.1. Một số khái niệm cơ bản.............................................................. | 5 |
1.1.1. Giới................................................................................................ | 5 |
1.1.2. Bình đẳng giới............................................................................... | 8 |
1.1.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động........................................ | 11 |
1.2. Sự cần thiết phải quy định vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động …………................................................................................... | 13 |
1.3. Nguyên tắc bình đẳng giới trong pháp luật lao động……………. | 18 |
1.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật Quốc tế.............................................................................................. | 23 |
Chương 2: Thực trạng các quy định về bình đẳng giới trong Bộ luật lao động Việt Nam…………………………………….. | 28 |
2.1. Lịch sử của vấn đề bình đẳng giới trong pháp luật lao động Việt Nam | 28 |
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1994........................................... | 28 |
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay..................................................... | 32 |
2.2. Thực trạng các quy định về bình đẳng giới trong Bộ luật lao động Việt Nam………………………………………..................................... | 36 |
2.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghề... | 36 |
2.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động................................................................................... | 42 |
47 | |
2.2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao động | 51 |
2.2.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực tiền lương...................................... | 55 |
2.2.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội............................ | 58 |
2.2.7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kỉ luật lao đôṇ g.............................. | 64 |
Chương 3: Thực tiễn thực hiện Bộ luật Lao động Việt Nam và kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới…………………… | 68 |
3.1. Thực tiêñ thưc̣ hiêṇ Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới | 68 |
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thưc̣ thi Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới....................................... | 82 |
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Bộ luật Lao động Việt Nam về bình đẳng giới.................................................................................... | 82 |
3.2.2. Môṭ số kiến nghi ̣nhằm nâng cao hiệu quả thưc̣ thi Bộ luật lao động Việt Nam về bình đẳng giới........................................................... | 87 |
KẾT LUẬN................................................................................... | 93 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... | 94 |
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Ngày nay, giới và bình đẳng giới trở thành vấn đề vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, bởi bình đẳng giới chính là tiêu chí để đánh giá tiến bộ xã hội.
Ở Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc bình đẳng giới là nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp từ trước cho đến nay. Trên cơ sở Hiến pháp, và chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới đã được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động.
Trong lĩnh vực lao động, vấn đề bình đẳng giới được ghi nhận trong Luật Bình đẳng giới năm 2006, BLLĐ năm 1994 và gần đây nhất là BLLĐ năm 2012 (dưới đây gọi là BLLĐ) và nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Trong BLLĐ hiện hành, nguyên tắc bình đẳng giới là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả quy định điều chỉnh các lĩnh vực như việc làm, học nghề, đào tạo nghề; Giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Tiền lương; BHXH; Kỷ luật lao động… Song trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số quy định của BLLĐ năm 2012 chưa phù hợp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế hay trong quá trình thực hiện, các chủ thể pháp luật còn vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử về giới vẫn tồn tại trong lĩnh vực lao động.
Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, thông qua đó tìm ra những hạn chế còn tồn tại để hoàn thiện BLLĐ năm 2012 và nâng cao hiệu quả thực thi BLLĐ nhằm góp phần đảm bảo bình đẳng giới