Phân Biệt Công Cụ, Phương Tiện Dùng Vào Việc Phạm Tội Với Tài Sản Do Phạm Tội Mà Có

tiếp tục kinh doanh bất động sản, sau 2 năm kinh doanh, thì A có được 4 căn nhà, mỗi căn nhà trị giá 4 tỉ đồng. Như vậy, theo điểm b, khoản 1, điều 41 BLHS 1999 thì lúc này ta sẽ tịch thu toàn bộ 4 căn nhà của A với tổng giá trị 16 tỉ đồng hay là chỉ tịch thu 2,5 tỉ lúc đầu?

Quan điểm thứ nhất cho rằng 4 căn nhà này là tài sản hưởng lợi bất chính nên phải thu toàn bộ để đảm bảo mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặt khác, nếu chỉ tịch thu số tiền 2,5 tỉ đồng thì sẽ nảy sinh tình trạng người phạm tội cố ý phạm tội rồi dùng số tiền do phạm tội mà có đó đầu tư kinh doanh để nếu sau đó có bị cơ quan chức năng bắt giữ và xử lý thì con cháu họ sẽ được hưởng số dư lợi nhuận từ việc đầu tư kinh doanh đó, theo kiểu chiến thuật “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.

Quan điểm thứ hai lại giải thích như sau: chỉ những thứ có được do phạm tội, hoặc từ những thứ có được do phạm tội đem đi mua bán hay đổi chác mà có được thì mới bị tịch thu. 2 tỉ đồng A có được là do phạm tội buôn bán ma túy, sau đó A mua nhà. Căn nhà này A có được là do dùng tiền phạm tội mua. Vì vậy theo điểm b khoản 1 điều 41 BLHS 1999 thì tịch thu căn nhà này, căn nhà đã bán thì tịch thu số tiền có được do bán căn nhà đó, đó là 2,5 tỉ đồng. Còn số tiền mà A có thêm nhờ kinh doanh bất động sản là có nguồn gốc từ số tiền do phạm tội mà có chứ không phải là số tài sản có được trực tiếp do phạm tội hay do mua bán, đổi chác từ tài sản phạm tội. Ở đây, những người theo quan điểm này muốn nhấn mạnh một điểm là tài sản có được chỉ qua một giai đoạn đầu tiên mới là tài sản trực tiếp liên quan đến

tội phạm. Giống với việc rửa tiền, thì từ tiền bất hợp pháp ta rửa thành tiền hợp pháp, rồi từ đó ta lấy tiền hợp pháp đó đem kinh doanh. Số tiền sau này có được là hợp pháp, vậy không thể tịch thu số tiền có được do kinh doanh hợp pháp.

Vì không có hướng dẫn thống nhất nên đã làm cho các thẩm phán bị lúng túng khi giải quyết án như vậy. Do đó, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, tránh việc mỗi cán bộ tố tụng hiểu một kiểu thì các cơ quan tố tụng ở trung ương cần sớm có hướng dẫn cụ thể hơn về điều luật này.

2.2.3. Phân biệt công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội với tài sản do phạm tội mà có

Mặc dù đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội và tài sản do phạm tội mà có đều được xử lý theo quy định của điều 41 – BLHS năm 1999 về biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và điều 76 – BLTTHS năm 2003 về xử lý vật chứng. Nhưng vấn đề pháp lý đòi hỏi phải có sự kết luận chính xác, vì vậy, phải xác định được tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm đó là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội hay là tài sản do phạm tội mà có. Dựa theo những phân tích ở trên có thể xác định được tương đối chính xác tài sản nào là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, tài sản nào là do phạm tội mà có. Nhưng thực tiễn đôi khi có những vụ án mà việc xác định được tài sản nào đó là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội hay là tài sản do phạm tội mà có lại gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tiễn, trong các vụ lừa đảo chạy án, có tòa án thì tịch thu sung công số tiền nạn nhân đưa cho bị cáo, có tòa án lại trả

lại cho nạn nhân. Không chỉ ngành tòa án xét xử thiếu thống nhất, ngay cả các chuyên gia cũng đang tranh cãi về việc này.

Ví dụ trường hợp: Nguyễn Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Lộc Bình Phú) bị cơ quan chức năng mời lên làm việc vì liên quan đến việc làm giả chứng thư bảo lãnh ngân hàng nên đã liên lạc với Hà Đức Dũng (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Đất Việt). Ông Tuấn nhờ Dũng giúp để không bị bắt vì nghe nói Dũng là người nhà quan chức cấp cao…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Ngày 26-10-2010, ông Tuấn đã giao cho Dũng 130 triệu đồng. Nhận tiền, Dũng liên hệ với điều tra viên giải quyết vụ của ông Tuấn để hỏi thông tin. Dù không được nhận lời giúp nhưng Dũng vẫn nói với ông Tuấn là tội của ông rất nặng và yêu cầu đưa thêm 350 triệu đồng nữa.

Nhận tiền của nạn nhân, Dũng không thực hiện những việc mình đã hứa. Xử sơ thẩm, tòa án đã tuyên phạt Dũng 16 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buộc Dũng nộp lại số tiền hơn 480 triệu đồng do phạm tội mà có để sung công. Sau đó, Dũng kháng cáo xin giảm án, còn nạn nhân kháng cáo xin được nhận lại tiền.

Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự Việt Nam - 11

Tòa phúc thẩm lại cho rằng dù nạn nhân đưa tiền cho bị cáo để sử dụng vào mục đích trái pháp luật nhưng hành vi của họ không bị xử lý về mặt hình sự cũng như hành chính nên không có cơ sở tịch thu sung công.

Xung quanh vấn đề này, hiện đang có hai luồng quan điểm đối lập: Một bên nói phải tịch thu, một bên lại bảo nên trả lại.

Quan điểm thứ nhất phân tích như sau: Giao dịch giữa bị

cáo và nạn nhân trong các vụ lừa đảo chạy án là vi phạm điều cấm của pháp luật. Người bị hại biết rằng đưa tiền cho bị cáo để thực hiện những giao dịch mà pháp luật cấm nhưng vẫn bất chấp. Vì thế, cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng Điều 41 – BLHS năm 1999 để tịch thu sung công vì số tiền này do phạm pháp mà có, có như thế mới đảm bảo được tính răn đe chung trong xã hội.

Quan điểm thứ hai phân tích như sau: Đây là vụ án lừa đảo và có người bị hại. Đã xác định có người bị hại thì việc khắc phục hậu quả cho họ là điều đương nhiên. Tuy mục đích của việc giao dịch giữa bị cáo và người bị hại là trái pháp luật nhưng rõ ràng họ bị lừa chứ không phải là đồng phạm với bị cáo nên tịch thu tiền là không ổn.

Để giải thích quan điểm của mình, những người theo quan điểm này cho rằng mấu chốt để xử lý số tiền chạy án là xác định tội danh. Nếu xác định là tội đưa hối lộ thì số tiền đó đương nhiên phải bị tịch thu sung quỹ nhà nước vì số tiền đó là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội. Còn một khi đã xác định là vụ án lừa đảo có người bị hại thì cần phải trả lại tiền cho người bị hại. Hay nói cách khác, vì không có tội đưa, nhận hoặc môi giới hối lộ nên tiền này không phải là công cụ, phương tiện phạm tội hoặc do phạm tội đưa, nhận hoặc môi giới hối lộ mà có. Ở đây người bị hại đã bị xâm hại về tài sản nên cần phải được bảo vệ, tức phải được trả lại số tiền đã bị chiếm đoạt từ việc lừa đảo của bị cáo.

Hay một trường hợp khác là một người dùng 30.000 đồng để chơi số đề với chủ đề theo tỷ lệ 1 ăn 70 thì cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo Mục 9 Nghị quyết

01/2006/HĐTP của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự. Đây là một nội dung gây nhiều tranh cãi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương, trong đó có cả phía cơ quan Toà án không đồng tình với hướng dẫn này. Một số toà án còn cho rằng, số tiền người dân chơi đề dự kiến được hưởng nếu "trúng đề" chỉ là tiền ảo, không thể làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự.

Nhưng có một số người tiến hành tố tụng, trong đó có ông Đinh Văn Quế - Chánh toà Hình sự, Tòa án nhân dân tối cao lại cho rằng đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về thực tiễn mà còn có ý nghĩa về mặt lý luận. Nếu căn cứ vào dấu hiệu cấu thành đối với tội đánh bạc thì một người không thể đánh bạc được, mặc dù trong vụ án chỉ có một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc, còn những người khác có thể chỉ bị xử lý hành chính. Thực tế cho thấy, một người dùng 30.000 đồng để chơi số đề với chủ đề, với tỷ lệ 1 "ăn" 70 thì số tiền dùng để đánh bạc giữa hai người phải là 2.130.000 đồng (2.100.000 đồng tiền "trúng " và 30.000 đồng tiền chơi đề ban đầu). Đây là số tiền hai bên sử dụng để đánh bạc, không thể gọi là tiền ảo được.

Về vấn đề tịch thu tiền dùng vào việc đánh, chơi đề, ông Đinh Văn Quế cho rằng, do nhận thức không đúng hướng dẫn tại Nghị quyết nên một số toà án buộc người chơi số đề phải nộp cả số tiền "nếu trúng" để tịch thu sung công quỹ Nhà nước không đúng với quy định tại điều 41 BLHS. Do vậy, khi tịch thu tiền để sung công quỹ Nhà nước có liên quan đến việc chơi số đề, cần phân biệt tiền dùng vào việc chơi số đề với tiền do chơi số đề mà có để áp dụng điểm a hay b khoản 1 điều 41 BLHS.

Chẳng hạn, A là người chơi số đề, sử dụng 30.000 đồng và B là chủ đề, dùng 2.100.000 đồng, thỏa thuận tỷ lệ ăn là 1/70. Có hai trường hợp xảy ra:

- Trường hợp A trúng đề:

+ A bị tịch thu sung quỹ nhà nước số tiền 2.130.000 đồng, trong đó có 30.000 đồng là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội và 2.100.000 đồng là tiền do phạm tội mà có, theo quy định tại điểm a và b khoản 1 điều 41 BLHS 1999.

+ B bị tịch thu sung quỹ nhà nước số tiền 2.100.000 đồng, là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 41 BLHS 1999.

- Trường hợp A không trúng đề:

+ A bị tịch thu sung quỹ nhà nước số tiền 30.000 đồng là phương tiện vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính theo Điều 23 Nghị định 73/2010/NĐ_CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

+ B bị tịch thu sung quỹ nhà nước số tiền 2.100.000 đồng, là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 41 BLHS 1999.

Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội và tài sản do phạm tội mà có không phải là hai khái niệm tách biệt mà đôi khi trộn lẫn vào nhau, trong trường hợp này một vật có thể là công cụ, phương tiện phạm tội, nhưng trong trường hợp khác nó lại là tài sản do phạm tội mà có. Trong thực tiễn có nhiều vụ án, khi xét xử đã xảy ra tình trạng có nhiều phương án giải quyết khác nhau. Nguyên nhân chính là do các vấn đề liên quan đến biện

pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm chưa được hướng dẫn áp dụng trong các văn bản pháp lý để thống nhất cách hiểu và áp dụng.

2.2.4. Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong tịch thu vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành

a) Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong xác định vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành

Mặc dù đã có quy định về danh sách những vật Nhà nước cấm lưu hành được quy định trong danh mục 1 về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện (Ban hành kèm theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ) nhưng vẫn có một vấn đề đặt ra cần phải có sự thống nhất ở đây là: hiện nay liên quan và gần với khái niệm “vật cấm lưu hành” còn có các khái niệm “hàng cấm”, “hàng cấm lưu thông”, “vật cấm lưu thông”. Trong các khái niệm trên thì khái niệm “hàng cấm” là khái niệm pháp lý, bởi nó đã được định nghĩa trong các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn các khái niệm khác thường chỉ được hiểu, nhận thức dưới góc độ ngôn ngữ học và được sử dụng thông dụng trong cuộc sống. Theo quan điểm chúng tôi, “hàng cấm” là loại hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh đương nhiên là “vật cấm lưu hành”, “hàng cấm lưu thông”. Vì vậy, nội dung của điểm c khoản 1 Điều 41 BLHS 1999 nên sửa đổi thành “hàng cấm” là phù hợp hơn, đảm bảo sự nhất quán trong hệ thống pháp luật.

b) Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong xử lý vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành

Công tác xử lý liên quan đến động vật hoang dã rất khó

khăn, vì khi bị bắt giữ các đối tượng thường bỏ trốn, cơ quan chức năng chỉ tạm giữ được tang vật chứ không xử lý được người vi phạm. Chẳng hạn như rạng sáng ngày 06/09/2013, trên quốc lộ 8, Cục hải quan Hà Tĩnh phát hiện và bắt giữ 103 kg kỳ đà còn sống. Lợi dụng đêm tối, đối tượng vận chuyển đã trốn thoát. Nhiều trường hợp bắt giữ được người vận chuyển thì họ không khai ai là chủ hàng và địa điểm nhận hàng cụ thể ở đâu… nên việc xử lý không triệt để.

Hay trong việc tịch thu tài sản văn hóa bị buôn bán trái phép thì một vấn đề khá quan trọng nằm ở chính trình độ của những người đang hàng ngày hàng giờ làm công tác này trong việc nhận biết đâu là cổ vật thật, đâu là giả.

Ông Đặng Nguyễn Khang (Interpol) khẳng định: "Hiện nay, việc thống kê và lên danh mục các tài sản, di sản bị mất cắp vẫn chưa chuẩn. Đến giờ phút này, không riêng gì các sĩ quan bảo vệ pháp luật mà tôi cho rằng hiện nay kể cả hải quan và công an đều có kiến thức rất hạn chế về sự đánh giá cổ vật nên việc huấn luyện phải thường xuyên hơn nữa. Ngoài việc nhận biết tài sản văn hóa cũng như giá trị của nó thì việc tổ chức ngăn chặn khi có tình huống đột xuất vẫn còn nhiều điều phải bàn [54].

2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỊCH THU VẬT, TIỀN TRỰC TIẾP LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM

Việc áp dụng phát luật không đạt được hiệu quả cao là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

- Về nguyên nhân khách quan:


Trong khi điều kiện kinh tế - xã hội nhiều khó khăn, tình

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 01/11/2023