Thực Tiễn Áp Dụng Và Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Tịch Thu Tài Sản Do Phạm Tội Mà Có Hoặc Do Mua Bán Đổi Chác Những Thứ Ấy Mà Có

Ví dụ một người được trang bị khẩu súng để làm công tác bảo vệ cho cơ quan. Bỗng dưng hôm đó anh ta sử dụng súng bắn chết người thì có xem khẩu súng đó là công cụ phạm tội không? Theo quan điểm thứ nhất thì khẩu súng đó là công cụ phạm tội. Còn theo quan điểm thứ ba thì khẩu súng đó không bị coi là công cụ phạm tội. Như vậy thì có vẻ không được hợp logic bởi công cụ, phương tiện không phải được sử dụng phạm tội nhiều lần mới xem là công cụ, phương tiện phạm tội.

Việc xác định đúng công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội là rất quan trọng, không chỉ để xem xét tịch thu hay không tịch thu sung quỹ nhà nước mà còn là những chứng cứ xác định hành vi phạm tội, tính chất, mức độ phạm tội. Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội cũng là một trong những cơ sở để định khung hình phạt, quyết định mức án đối với người phạm tội. Bởi vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần phải có hướng dẫn cụ thể, thống nhất về vấn đề này.

Thực tiễn như trong bản án số 52/2007/HSST ngày 27/09/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên các bị cáo Nguyễn Văn Thiện, Phạm Văn Cường và phạm Văn Hùng về tội cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản thì chiếc xe mô tô mang biển số 35F9 – 8567 của Nguyễn Văn Thiện đã được các bị cáo dùng để đi cướp giật, trộm cắp tài sản được coi là phương tiện thực hiện tội phạm nên bị tịch thu hóa giá sung quỹ Nhà nước theo Điều 41 – Bộ luật hình sự.

Hay như trong bản án số 25/2011/HSPT ngày 22/12/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên các bị cáo Đặng Trường Khoa và Nguyễn Như Thi về tội trộm cắp tài sản thì

chiếc xe mô tô Honda cub biển kiểm soát 18-241 TQ (số máy C509944115, số khung C50E9944123) mà Nguyễn Như Thi sử dụng để đi đến Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Ngọc Tâm – phố Kỳ Lân – phường Tân Thành – thành phố Ninh Bình rồi dùng kìm, mỏ lết trộm cắp 01 cục nóng máy điều hòa nhiệt độ Panasonic 12.000BTU trị giá 5 triệu của công ty này được coi là phương tiện phạm tội và bị tịch thu theo điều 41 Bộ luật hình sự.

Từ đó có thể thấy được tinh thần của luật hình sự nước ta về khái niệm “công cụ, phương tiện phạm tội” là theo quan điểm thứ hai, trong số ba quan điểm đã nêu trên. Vì vậy, cần phải luật hóa khái niệm đó để các tòa án có căn cứ pháp lý thống nhất khi áp dụng Điểm a Khoản 1 Điều 41 BLHS năm 1999.

Vấn đề quan trọng để xác định một công cụ, phương tiện có phải là công cụ, phương tiện phạm tội hay không chính là xác định thời điểm người phạm tội xuất hiện ý định phạm tội trước hay sau khi sử dụng công cụ, phương tiện đó.

b) Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong xử lý công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội:

Khi xử lý công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, vấn đề đặt ra là việc xác định chủ sở hữu của công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội như thế nào?

Như trường hợp chiếc xe mô tô Honda cub biển kiểm soát 18-241 TQ (số máy C509944115, số khung C50E9944123) mà Nguyễn Như Thi sử dụng để đi đến Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ Ngọc Tâm – phố Kỳ Lân – phường Tân Thành – thành phố Ninh Bình rồi dùng kìm, mỏ lết trộm cắp 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

cục nóng máy điều hòa nhiệt độ Panasonic 12.000BTU trị giá 5 triệu của công ty này là xe không xác định được chủ sở hữu thì được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp có yêu cầu thì sẽ xem xét giải quyết theo thủ tục dân sự; hết thời hạn nêu trên nếu không tìm được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước (bản án số 25/2011/HSPT ngày 22/12/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình).

Qua thực tiễn xét xử, có thể thấy biện pháp xác định chủ sở hữu đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội trong vụ án hình sự hiện nay là thông báo trong một thời hạn nhất định; hình thức thông báo là bằng việc niêm yết tờ thông báo tại cơ quan ra thông báo (thường là do Cơ quan Điều tra thực hiện); trường hợp vật có giá trị lớn như mô tô, ôtô, tàu, thuyền, tiền, vàng v.v ... kèm theo các loại giấy tờ quan trọng mới thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm trong luật hình sự Việt Nam - 10

BLTTHS năm 2003 không quy định về trình tự, thủ tục, biện pháp và thẩm quyền xác định chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, cho nên trong thực tiễn, thì Cơ quan Điều tra ra thông báo tìm chủ sở hữu và thời hạn thông báo là không thống nhất. Có Cơ quan điều tra ra thông báo tìm chủ sở hữu trong thời hạn 6 tháng hoặc 9 tháng, hoặc 1 năm; có Cơ quan điều tra lại thông báo với thời hạn tương ứng với thời hạn điều tra đối với loại tội phạm đang tiến hành điều tra (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) bao gồm cả việc gia hạn.

Khi hết thời hạn điều tra thì Cơ quan Điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội.

Việc thông báo tìm chủ sở hữu đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội của Cơ quan Điều tra như đã nói trên không thống nhất với quy định của Bộ luật dân sự. Trong BLDS năm 2005 có quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được chủ sở hữu; đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm; bị đánh rơi, bỏ quên. Theo đó, khi giải quyết công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, Cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào loại của công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội, đó là vật không xác định được chủ sở hữu hay vật bị chôn giấu, chìm đắm, bị đánh rơi, bỏ quên để quyết định có ra thông báo tìm chủ sở hữu hay không?

Đối với vật mà người phạm tội dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội là vật bị đánh rơi, bỏ quên mà người phạm tội nhặt được nhưng chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì Cơ quan Điều tra phải làm thông báo tìm chủ sở hữu. Còn những vật mà người phạm tội dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội là vật bị chôn giấu, bị chìm đắm mà người phạm tội tìm thấy thì Cơ quan Điều tra không phải thông báo tìm chủ sở hữu.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong tịch thu tài sản do phạm tội mà có hoặc do mua bán đổi chác những thứ ấy mà có

a) Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong xác định tài sản do phạm tội mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có:

Luật hình sự Việt Nam chưa có định nghĩa pháp lý về “tài sản do phạm tội mà có” nhưng có thể dựa vào định nghĩa pháp lý về “tài sản tham nhũng” để định nghĩa “tài sản do phạm tội mà có” vì tài sản tham nhũng là một trong những loại tài sản do phạm tội mà có. Khoản 1 - Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định: “Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”. Theo đó có thể định nghĩa tài sản do phạm tội mà có như sau:

“Tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được từ hành vi phạm tội, tài sản có nguồn gốc từ hành vi phạm tội”.

“Tài sản do tham nhũng mà có” theo định nghĩa tại khoản (d) và (e) của Điều 2 Công ước của liên hợp quốc về chống tham nhũng thì được hiểu là bao gồm mọi loại tài sản (cụ thể hay không cụ thể, động sản hay bất động sản, hữu hình hay vô hình, các văn bản pháp lý hay giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó) có nguồn gốc hay có được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc thực hiện một tội phạm tham nhũng. Như vậy, tài sản do phạm tội mà có theo tinh thần pháp luật của Liên hợp quốc sẽ bao gồm tài sản trực tiếp có được do phạm tội, tài sản đã bị biến đổi hoặc trộn lẫn đến mức không thể phân tách được với tài sản trực tiếp có được do phạm tội, và mọi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó [16]. Quan niệm trên của Liên hợp quốc đã được đa số quốc gia thừa nhận xuất phát từ thực tiễn đấu tranh và xử lý tội phạm.

Trên cơ sở so sánh quan điểm về “tài sản do tham nhũng mà có” của pháp luật Việt Nam với quy định của Liên hợp quốc có thể thấy tinh thần của các nhà làm luật Việt Nam về vấn đề tài sản do phạm tội mà có cũng theo hướng của nhiều nhà làm luật trên thế

giới, tuy nhiên còn chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Do sự quy định chưa đầy đủ và thiếu chính xác đó đã gây ra nhiều cách hiểu khác nhau về tài sản do phạm tội mà có, dẫn đến việc xác định phạm vi tài sản có được do phạm một tội phạm cụ thể nào đó gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù tinh thần của các nhà làm luật nước ta cũng cho rằng tài sản do phạm tội mà có là tài sản có được từ hành vi phạm tội, tài sản có nguồn gốc từ hành vi phạm tội, tức là bao gồm tài sản trực tiếp có được do phạm tội, tài sản đã bị biến đổi hoặc trộn lẫn đến mức không thể phân tách được với tài sản trực tiếp có được do phạm tội, và mọi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó nhưng trong luật hình sự lại có sự phân tách nội dung khái niệm đó thành hai khái niệm đồng đẳng và song song tồn tại, đó là: “vật hoặc tiền do phạm tội mà có” và “vật hoặc tiền do mua bán, đổi chác những vật, tiền do phạm tội mà có”. Mà thực tế, khái niệm “tài sản do phạm tội mà có” đã bao hàm cả khái niệm “vật hoặc tiền do mua bán, đổi chác những vật, tiền do phạm tội mà có”. Vì vậy, nội dung điểm b khoản 1 điều 41 – BLHS 1999 chỉ cần thay thế bằng cụm từ “tài sản do phạm tội mà có” là sẽ đảm bảo bao quát được hết các đối tượng mà điều khoản này muốn đề cập đến.

b) Thực tiễn áp dụng và những tồn tại, hạn chế trong xử lý tài sản do phạm tội mà có hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có:

Điểm b khoản 1 Điều 41 BLHS quy định tịch thu sung công vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có. Tuy nhiên, hiện lại chưa có hướng dẫn rõ là nếu tài sản do phạm tội mà có đã bị bán và số tiền mà người phạm tội

bán được cũng đã bị tiêu xài thì xử lý ra sao?

Trong bản án số 65/2006/HSST ngày 27/10/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên các bị cáo Nguyễn Hà Duy, Nguyễn Tiến Thành về tội cướp tài sản thì số tiền 250.000 đồng (có được do cầm cố chiếc xe đạp đã cướp của anh Vũ Khắc Lực) Duy đã sử dụng mua 1 áo sơ mi màu tím than hết 130.000 đồng; Thành và Duy thuê xe ôm về cổng trường lái xe H13 hết 15.000 đồng, ăn kem hết 5.000 đồng, để rơi mất 6.000 đồng; Thành chiếm hưởng 94.000 đồng còn lại. Và khi xử lý vật chứng, Tòa án đã áp dụng điều 41 Bộ luật hình sự, nhưng chỉ tịch thu sung quỹ Nhà nước 94.000 đồng mà không truy thu số tiền còn lại mà các bị cáo đã tiêu xài.

Nhưng trong bản án số 25/2011/HSPT ngày 22/12/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên các bị cáo Đặng Trường Khoa và Nguyễn Như Thi về tội trộm cắp tài sản thì khi áp dụng điều 41 Bộ luật hình sự, Tòa án không chỉ tịch thu

1.300.000 đồng của bị cáo Thi đã nộp mà còn truy thu cả

3.800.000 đồng còn lại trong tổng số 5.100.000 đồng do các bị cáo đã bán tài sản trộm cắp mà có được.

Hay trong trường hợp tài sản do phạm tội mà có đã được hoàn trả cho người bị hại, người có quyền lợi liên quan đến vụ án hoặc người phạm tội đã bồi thường giá trị tài sản cho người bị hại, người có quyền lợi liên quan đến vụ án thì có áp dụng khoản b điều 41 Bộ luật hình sự để tịch thu tiền do phạm tội mà có nữa hay không?

Trong bản án số 52/2007/HSST ngày 27/09/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên các bị cáo Nguyễn Văn Thiện,

Phạm Văn Cường và Phạm Văn Hùng về tội cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản, tòa án tuyên các bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho những người bị hại và người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Khi xử lý vật chứng, Tòa án đã không áp dụng điều 41 Bộ luật hình sự để tịch thu sung quỹ Nhà nước số tiền do phạm tội mà có.

Nhưng trong bản án số 25/2011/HSPT ngày 22/12/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên các bị cáo Đặng Trường Khoa và Nguyễn Như Thi về tội trộm cắp tài sản, những tài sản mà các bị cáo đã trộm cắp đã được trả lại cho những người bị hại. Khi xử lý vật chứng, Tòa án lại áp dụng khoản b điều 41 Bộ luật hình sự, tịch thu sung quỹ Nhà nước toàn bộ số tiền các bị cáo đã đang chiếm hưởng do phạm tội mà có.

Hay trong bản án 65/2006/HSST ngày 27/10/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên các bị cáo Nguyễn Hà Duy, Nguyễn Tiến Thành về tội cướp tài sản, chiếc xe đạp mà các bị cáo cướp của anh Vũ Khắc Lực đã được trả lại cho anh Lực nhưng khi xử lý vật chứng, tòa án vẫn áp dụng điều 41 Bộ luật hình sự để tịch thu sung quỹ Nhà nước số tiền mà các bị cáo đã cầm cố chiếc xe đạp của anh Lực mà có.

Và còn thêm một thắc mắc khác nữa, đó là: chỉ có những vật, tiền do trực tiếp mua bán, đổi chác những tài sản do phạm tội mà có mới bị tịch thu hay tất cả những khoản lợi nhuận phát sinh từ tài sản do phạm tội ban đầu đều bị tịch thu?

Ví dụ trường hợp: A do buôn bán ma túy có được 2 tỉ đồng, sau đó A dùng 2 tỉ đồng đó mua một căn nhà. Sau đó A bán lại căn nhà đó được 2,5 tỉ đồng. Rồi A dùng 2,5 tỉ đồng đó

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023