nghi ngờ về tình trạng năng lực TNHS của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án. Mặt khác, trong thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều trung tâm giám định pháp y tâm thần cho ra kết quả giám định trái ngược nhau về cùng một trường hợp đã gây lúng túng cho đội ngũ người tiến hành tố tụng, nếu không được trang bị những kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm thần sẽ dẫn đến tình trạng khi giải quyết vụ án họ (người tiến hành tố tụng) sẽ không biết phải căn cứ vào kết luận giám định nào hoặc khó khăn trong việc định hướng xử lý khi có trường hợp kết luận giám định không giống nhau.
Kiến thức và trình độ chuyên môn vẫn chưa thể là đủ đối với những người được quyền nhân danh Nhà nước thực hiện các quyền năng trong đó có quyền xác định một người nào đó là có tội hay không có tội do đó ở họ cần phải có ý thức pháp luật, ý thức về đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong quá trình giải quyết vụ án. Cho nên bên cạnh việc tăng cường nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cần phải tăng cường ý thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và đề cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ người tiến hành tố tụng đặc biệt là đội ngũ điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên.
Thứ tư, để đảm bảo sự chủ động trong quá trình giải quyết vụ án hình sự khi có trường hợp nghi ngờ tình trạng năng lực TNHS của bị can, bị cáo ngày 28/7/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành BPBBCB. Tuy nhiên, về thẩm quyền đề nghị áp dụng BPBBCB chỉ thấy Nghị định đề cập đến giai đoạn điều tra và thi hành án, còn thẩm quyền đề nghị áp dụng BPBBCB trong giai đoạn xét xử thì không thấy Nghị định quy định, trong khi trường hợp có nghi ngờ về tình trạng năng lực TNHS của bị cáo trong giai đoạn xét xử vẫn có xảy ra trong thực tế nhưng không được điều chỉnh. Do đó, để thống nhất cho việc áp dụng biện pháp này theo tác giả cần quy định như sau:
“Điều 5. Đề nghị và quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong các giai đoạn tiến hành tố tụng
Trong quá trình tố tụng, nếu có căn cứ nhất định cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm
hình sự do Bộ luật hình sự quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tùy theo giai đoạn tố tụng phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu Hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì:
1. Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án gửi đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần và yêu cầu của cơ quan điều tra Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Trong giai đoạn truy tố, căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
3. Trong giai đoạn xét xử, căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần Chánh án hoặc Phó chánh án Tòa án nhân dân hoặc Tòa án quân sự các cấp thụ lý vụ án hoặc thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”
Thứ năm, mở rộng mối quan hệ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự với các nước trên thế giới
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Áp Dụng Biện Pháp Bắt Buộc Chữa Bệnh Trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Hiện Hành Của Các Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Trên Địa Bàn Thành Phố
- Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 10
- Hoàn Thiện Một Số Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Về Biện Pháp Bắt Buộc Chữa Bệnh
- Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nghiên cứu so sánh các quy định của pháp luật hình sự nước ngoài với pháp luật hình sự Việt Nam nói chung trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là cần thiết, nhằm lựa chọn, tiếp thu những nội dung tiến bộ, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời kỳ mới. Như đã trình bày, việc quy định và áp dụng BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế do đó tiếp tục nghiên cứu pháp luật của các nước có liên quan đến chế định này để rút ra những ưu điểm nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các quy định của pháp luật nước ta về BPBBCB.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 của Bộ chính trị thì việc sửa đổi, hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói chung và BPBBCB nói riêng là hết sức cần thiết. Khi mà nhận thức của đại bộ phận dân cư về quyền và lợi ích hợp pháp trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự ngày càng được nâng cao và cần phải được đảm bảo thì những hạn chế, bất cập trong các quy định cũng như việc áp dụng trên thực tế các quy định của Bộ luật hình sự nói chung và BPBBCB nói riêng không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn làm giảm sút lòng tin c ủa người dân vào vai trò của các cơ
quan tố tụng. Bởi lẽ, tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp hình sự phải nhằm
mục đích góp phần tạo nên lòng tin của công dân vào sự nghiêm minh của pháp chế, tính minh bạch và sự bình đẳng của pháp luật, sức mạnh và uy tín của hệ thống tư pháp hình sự (nói riêng) và bộ máy công quyền (nói chung), cũng như tính nhân đạo và dân chủ của xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền [16, tr.23]. Do đó việc đi sâu nghiên cứu một cách đồng bộ, có hệ thống các quy định của pháp luật hình sự và tìm hiểu thực tiễn áp dụng để góp phần nâng cao hiệu quả các quy định của Bộ
luật hình sự ở tầm vĩ mô và của các quy định về các biện pháp tư pháp , đăc BPBBCB là việc làm hết sức có ý nghĩa.
biệt là
Qua đề tài này tác giả cố gắng làm sáng tỏ về mặt lý luận của BPBBCB: Khái niệm, đặc điểm, bản chất, mục đích đồng thời so sánh với các chế tài pháp lý hình sự và phi hình sự khác nhằm làm nổi bật những nét đặc trưng của biện pháp
này. Trên cơ sở đó có thể thấy được vị trí, vai trò của BPBBCB trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự cũng như trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm hiện nay. Tác giả đã phân tích quy định của pháp luật về BPBBCB một cách cụ thể để làm rõ bản chất, mục đích áp dụng, điều kiện và cách thức áp dụng biện pháp này cho đúng pháp luật và phát huy tối đa khả năng của chúng trên thực tế. Để tìm hiểu thực tiễn tác giả đã có những cuộc khảo sát công tác áp dụng BPBBCB ở các cơ quan chức năng như VKSND, TAND (thành phố Hồ Chí Minh), Phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam (Biên Hòa, Đồng Nai) và Trung tâm giám định pháp y tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm cơ sở lý luận của luận văn. Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy công tác áp dụng BPBBCB của các cơ quan chức năng trên còn tồn tại nhiều bất cập, và vướng mắc. Qua phân tích các nguyên nhân cũng như về công tác quản lý; cách thức tổ chức, áp dụng BPBBCB ở những cơ quan trên tác giả xin đưa ra một số kiến nghị xoay quanh những vấn đề chính sau đây:
(i) Các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các văn bản giải thích chính thức và rõ ràng các quy định về BPBBCB còn nhiều tranh cãi và có nhiều cách hiểu khác nhau như hiện nay để tránh sự tùy tiện, áp dụng không thống nhất, hoặc hiểu sai ý đồ của nhà làm luật.
(ii) Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác tố tụng như Giám định viên tư pháp, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và nâng cao nhận thức của họ về vị trí, vai trò, hiệu quả của việc áp dụng BPBBCB trong pháp luật hình sự như tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm giữa các thẩm phán trong nước cũng như với các chuyên gia trong và ngoài nước để nâng cao trình độ và kỹ năng cho đội ngũ người tiến hành tố tụng nói trên.
(iii) Sửa đổi bổ sung một số quy định có liên quan đến BPBBCB trong pháp luật hình sự hiện hành cho phù hợp với thực tiễn để đảm bảo tính khả thi.
Những nghiên cứu trong luận văn chỉ là những nghiên cứu bước đầu cho quá trình dài hoàn thiện BPBBCB trong Luật hình sự Việt Nam. Những nghiên cứu và đề xuất của tác giả chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và cần phải hoàn
thiện hơn nữa. Việc nghiên cứu đề tài này đã mang lại cho tác giả những hiểu biết nhất định về BPBBCB và những vấn đề liên quan. Qua những gì tác giả đã nghiên cứu và trình bày trong luận văn này, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm cho các nhà áp dụng pháp luật có một cái nhìn tổng quát về BPBBCB, đồng thời có một sự quan tâm hơn nữa đối với quy định này. Thông qua luận văn này tác giả mong muốn góp phần trong việc phát hiện những hạn chế và vướng mắc khi áp dụng BPBBCB trong pháp luật hình sự, để từ đó các cơ quan chức năng sớm có những bước đi cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự về BPBBCB, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Cuối cùng, tác giả hy vọng công trình nghiên cứu của mình có thể đi vào thực tiễn nhằm giúp việc giải quyết vụ án có liên quan một cách khách quan, công bằng và hiệu quả, cũng như đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo, người đang chấp hành hình phạt tù bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên) (2012), Bình luận Luật thi hành án hình sự năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Bộ luật hình sự năm 1985.
3. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
4. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
5. Bộ luật hình sự năm 1985.
6. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
7. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
8. Bộ luật hình sự Tây Ban Nha, Bộ tư pháp dịch.
9. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
10. Bộ luật hình sự Thụy Điển, Bộ tư pháp dịch
11. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Pháp năm 1994
12. Bộ luật hình sự Đức, Bộ tư pháp dịch.
13. Bộ luật hình sự, ngày 20/12/1972 của chính phủ Việt Nam Cộng hòa
14. Bộ tư pháp (Viện khoa học pháp lý) (2005), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội
15. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học - Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
16. Lê Văn Cảm (2010), “Những vấn đề chung về bảo bệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, Sách chuyên khảo Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam (TS. Võ Thị Kim Oanh chủ biên), Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
17. Lê Văn Cảm (Lê Cảm) (2012), Sách chuyên khảo Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
18. Đỗ Văn Chỉnh (1999), “Về bắt buộc chữa bệnh và những thiếu xót cần khắc phục”, Tạp chí TAND, (03), tr.2
19. Nguyễn Đăng Đức (2001), Tâm thần học tư pháp, Trung tâm sức khỏe tâm thần, Tp. Hồ Chí Minh
20. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992.
21. Học viện quân y (2007), Giáo trình Tâm thần học và Tâm lý học y học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
22. Phạm Hồng Hải (2000), “Các biện pháp tư pháp trong BLHS năm 1999 và vấn đề hoàn thiện LTTHS về trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp đó”, Tạp chí luật học, (05), tr.19
23. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội
24. Nguyễn Thị Ánh Hồng (2012), “Biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người”, Tạp chí khoa học pháp lý, (3), tr.29.
25. Trần Minh Hưởng (2007), Sách tìm hiểu hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội
26. Trần Minh Hưởng (2009), Sách hệ thống pháp luật hình sự - tập 1: Bình luận khoa học BLHS (đã được sửa đổi bổ sung năm 2009), thực hiện từ 01/01/2010, Nxb Lao động, Hà Nội
27. Luật giám định tư pháp năm 2012
28. Luật thi hành án hình sự năm 2010
29. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
30. Nguyễn Đức Mai, Đỗ Thị Ngọc Tuyết (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 phần chung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
31. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 và chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 của Bộ chính trị.
32. Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của Chính Phủ quy định việc thi hành Biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
33. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2007, 2008
34. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 phần chung, Nxb Tp. Hồ Chí Minh
35. Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
36. Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về loại trừ trách nhiệm hình sự (bình luận chuyên sâu có viện dẫn các vụ án đã xét xử), Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
37. Đinh Văn Quế (2010), Tìm hiểu Tội phạm và hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Phương đông
38. Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 24/09/1997 của Bộ nội vụ - Bộ y tế - Bộ quốc phòng - Bộ tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
39. Trịnh Quốc Toản (2003), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự Hà Lan”, Tạp chí kiểm sát, (5), tr 48-52.
40. Nguyễn Minh Tuấn (2004), Các rối loạn tâm thần chuẩn đoán và điều trị, Nxb Y học, Hà Nội
41. Phan Hồng Thủy (2002), “Bàn về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”, Tạp chí Kiểm sát, (04), tr.34
42. Lương Hữu Thông (2005), Sức khỏe tâm thần và các rối loạn tâm thần thường gặp, Nxb Lao động, Hà Nội
43. Nguyễn Duy Thuân (1999), Các biện pháp ngăn chặn trong Tố tụng hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội
44. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về phần chung của Bộ Luật hình sự luật hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
45. Trường Đại học luật Hà Nội (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1,