cũng nên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT chấm dứt áp dụng BPKCTT. Đây cũng là một cơ chế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị áp dụng BPKCTT.
3.2. Những vấn đề pháp lý cần giải quyết khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng
3.2.1. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng nên phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng nói chung. Do tính khẩn cấp nên theo quy định tại Điều 139 BLTTDS năm 2015, quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT cần có hiệu lực pháp luật ngay, đương sự không có quyền kháng cáo, VKS không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm [11]. Tuy nhiên, vì quyết định áp dụng BPKCTT cũng chỉ là một quyết định của một cơ quan trong bộ máy nhà nước nên quyết định này có thể bị đương sự khiếu nại. Đồng thời, với chức năng giám sát các hoạt động tư pháp, đặc biệt là hoạt động xét xử, VKS cũng có quyền kiến nghị về việc giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT của cơ quan đã ban hành. Để có cơ sở cho việc khiếu nại, kiến nghị như theo áp dụng BPKCTT trong tố tụng thì khoản 2 Điều 139 BLTTDS năm 2015 có quy định: “Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định đó cho người yêu cầu áp dụng BPKCTT, người bị áp dụng BPKCTT, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự và VKS cùng cấp”. Điều 140 BLTTDS năm 2015 còn quy định cụ thể về thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định của tòa án về giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT.
Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT cần được tiến hành theo các quy định tố tụng. Nếu trong thời hạn mà luật đã định mà chưa được giải quyết, các bên liên quan có quyền gửi khiếu nại, khiến nghị lên cơ quan cấp
trên nhằm đảm bảo quyền lợi và việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng giải quyết.
Các quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho việc giải quyết yêu cầu áp dụng BPKCTT tiền tố tụng của tòa án được minh bạch, đúng đắn, khách quan. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng BPKCTT ngay trong giai đoạn tố tụng cho thấy số vụ mà đương sự có đơn khiếu nại, VKS có văn bản kiến nghị về việc tòa án áp dụng BPKCTT là rất ít. Ví dụ: theo số liệu thống kê của Cục thống kê VKSNDTC về số vụ áp dụng BPKCTT bị VKS kiến nghị thì năm 2005 có 11 VADS VKS kiến nghị quyết định áp dụng BPKCTT, năm 2006 có 2 vụ VKS kiến nghị, năm 2007 có 17 vụ VKS kiến nghị, năm 2008 có 1 vụ VKS kiến nghị, năm 2009 và 2010 VKS không thống kê việc kiến nghị quyết định áp dụng BPKCTT. Do đó, việc tạo điều kiện cho các bên liên quan dễ dàng tiến hành khiếu nại về BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng là cần thiết.
3.2.2. Trách nhiệm pháp lý của các bên khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn tiền tố tụng
Trách nhiệm của người đã đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng nên được dựa theo quy định của BLTTDS năm 2015 làm căn cứ để từ đó có thể đồng nhất các trách nhiệm pháp lý, nếu xây dựng một chế định trách nhiệm pháp lý riêng, mang tính đặc thù cho việc BPKCTT ngoài giai đoạn tố tụng sẽ gây cho hệ thống văn bản quy phạm những quy định rời rạc, thiếu đồng nhất.
Theo khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 có quy định “Người có yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba thì phải bồi thường”. Như vậy, song song với việc ghi nhận quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT, BLTTDS năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường nếu việc thực hiện quyền yêu cầu đó là không đúng, gây thiệt hại cho người khác. Quy định này là quy định mới so với PLTTDS trước đây, thể hiện sự tiến bộ đáng
Có thể bạn quan tâm!
- Tạm Dừng Việc Đóng Thầu Và Các Hoạt Động Có Liên Quan Đến Việc Đấu Thầu
- Xây Dựng Chế Định Về Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Giai Đoạn Tiền Tố Tụng
- Người Có Quyền Yêu Cầu Áp Dụng Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Giai Đoạn Tiền Tố Tụng
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 12
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
kể trong tư tưởng lập pháp của Việt Nam. Tuy nhiên, từ quy định này bộc lộ một số vướng mắc như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 112 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền xem xét, giải quyết yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT là của tòa án. Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện vì lợi ích của người khác chỉ có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT mà không có quyền quyết định áp dụng BPKCTT. Nhưng sau này, nếu việc áp dụng BPKCTT là không đúng, gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại hoàn toàn là của người đã đưa ra yêu cầu, mặc dù họ không phải là người đã ra quyết định về việc áp dụng BPKCTT không đúng. Người đã ra quyết định áp dụng BPKCTT không đúng là tòa án lại không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Có lẽ quy định này được xây dựng trên cơ sở cho rằng quyết định áp dụng BPKCTT xuất phát từ yêu cầu của người có quyền yêu cầu, nếu không có yêu cầu thì tòa án đã không ra quyết định áp dụng BPKCTT, vì thế nếu việc áp dụng BPKCTT là không đúng, gây thiệt hại thì mặc dù tòa án là người trực tiếp ra quyết định đó nhưng tòa án không phải chịu trách nhiệm bồi thường mà người có trách nhiệm bồi thường phải là người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT. Quy định này có vẻ như sẽ hạn chế được tình trạng lạm quyền của người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, buộc người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT phải suy nghĩ chin chắn trước khi đưa ra yêu cầu và khi đã đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT, người đưa ra yêu cầu đó sẽ phải nỗ lực để đưa ra được những chứng cứ chứng minh cho yêu cầu áp dụng BPKCTT và như vậy tòa án sẽ rất thuận lợi trong việc xem xét, giải quyết để quyết định áp dụng hay không áp dụng BPKCTT. Tuy nhiên, quy định như tại khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 là “bất hợp lý” [41, tr. 95], bởi tòa án không phải chịu trách nhiệm gì trong việc ra quyết định áp dụng BPKCTT không đúng thì tòa án quá “an toàn” trong các hoạt động của mình. Chính sự quá an toàn này dễ làm cho tòa án có thái độ thiếu trách nhiệm trong việc xem xét, quyết định áp dụng BPKCTT.
Thứ hai, Điều 111 và Điều 134 BLTTDS năm 2015 quy định chưa có sự
thống nhất. Điều 134 BLTTDS năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức khởi kiện VADS theo quy định tại Điều 186 BLTTDS năm 2015 để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác có quyền kiến nghị tòa án áp dụng BPKCTT nhưng trước đó, Điều 111 BLTTDS năm 2015 lại quy định là quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT. Quy định không nhất này gây khó khăn cho việc xác định trách nhiệm bồi thường bởi nếu là “quyền yêu cầu” như Điều 111 BLTTDS năm 2015 quy định thì mới liên quan đến vấn đề xác định trách nhiệm của người đã yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT không đúng theo Điều 101 BLTTDS năm 2015. Còn nếu “có quyền kiến nghị” theo Điều 134 BLTTDS năm 2015 thì không có cơ sở để xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi kiến nghị áp dụng BPKCTT không đúng bởi Điều 113 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định về trách nhiệm bồi thường nếu như chủ thể có yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng. Về nguyên tắc mọi chủ thể đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, cơ quan, tổ chức có quyền kiến nghị tòa án áp dụng BPKCTT thì cơ quan, tổ chức đó vẫn phải chịu trách nhiệm khi kiến nghị của mình là không đúng. Tuy nhiên, việc quy định trách nhiệm bồi thường của cơ quan, tổ chức khi đưa ra kiến nghị không đúng cần phải tính đến khả năng có thể vì trách nhiệm bồi thường sẽ làm cho cơ quan, tổ chức có tâm lý e ngại, không tích cực bảo vệ quyền, lợi ích cho người khác. Vì thế, căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan, tổ chức đã khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích cho người khác khi đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng cần được quy định phù hợp, các căn cứ đó phải cho thấy rõ ràng cơ quan, tổ chức đã có lỗi trong việc đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT. Có như vậy mới giữ được sự chủ động của cơ quan, tổ chứctrong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người khác, đồng thời nâng cao được trách nhiệm của tòa án trong các hoạt động của mình.
Thứ ba, theo như quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 thì trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi có hai điều kiện: thứ nhất là việc áp dụng BPKCTT là không đúng và thứ hai là việc áp dụng không đúng phải làm cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba bị thiệt hại. Bồi thường
thiệt hại do áp dụng BPKCTT không đúng là một trường hợp của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và như vậy đòi hỏi phải có căn cứ là có thiệt hại thực tế xảy ra. Quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 đã được xây dựng đúng theo nguyên tắc đó, tức là phải có thiệt hại xảy ra do việc áp dụng BPKCTT không đúng thì mới đặt ra trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 cần tính đến căn cứ pháp lý của việc xác định trách nhiệm bồi thường bởi người bị thiệt hại có quyền tự định đoạt trong việc họ có yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không chứ không phải cứ có quyết định áp dụng BPKCTT không đúng, gây ra thiệt hại là dẫn đến trách nhiệm bồi thường của người đưa ra yêu cầu. Khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015cần phải có quy định bổ sung về vấn đề này.
Thứ tư, Khoản 1, khoản 2 Điều 113 BLTTDS năm 2015 được xây dựng theo hướng bảo vệ quyền, lợi ích của người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba. Việc bảo vệ này là rất cần thiết bởi có như vậy mới đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các đương sự trong TTDS. Nhưng cũng từ nguyên tắc công bằng, bình đẳng này BLTTDS năm 2015 cũng cần phải có quy định bảo vệ quyền, lợi ích của người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT nếu yêu cầu của họ là đúng đắn, là có căn cứ bởi khi đưa ra yêu cầu họ đã phải nộp một khoản tiền để bảo đảm cho yêu cầu của mình. Khoản tiền bảo đảm đó trong nhiều trường hợp là không hề nhỏ. Có thể vì phải lo có khoản tiền đó và duy trì khoản tiền đó mà người đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT đã gặp phải những khó khăn nhất định trong đời sống hoặc trong công việc làm ăn, kinh doanh. Vì vậy, nếu yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ là đúng, là có căn cứ thì mặc dù số tiền mà họ đã nộp để bảo đảm sẽ được hoàn trả nhưng lợi tức phát sinh từ số tiền đó và những khó khăn mà họ phải gánh chịu để có và duy trì số tiền đó trong suốt quá trình giải quyết vụ án cũng cần phải được phía người bị áp dụng BPKCTT bù đắp. Hiện tại, khoản 1 Điều 113 BLTTDS năm 2015 mới chỉ bảo vệ quyền, lợi ích cho bên bị áp dụng BPKCTT, vì thế điều luật này cần được bổ sung quy định để bảo vệ quyền, lợi ích của cả bên yêu cầu áp dụng BPKCTT. Tìm hiểu thực tiễn TTDS trong thời gian gần đây, mặc dù
BLTTDS năm 2015 đã quy định về trách nhiệm bồi thường do yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng nhưng do số vụ án có áp dụng BPKCTT là quá ít nên chưa thấy yêu cầu đòi bồi thường do áp dụng BPKCTT không đúng nào được đưa ra.
3.2.3. Trách nhiệm của cơ quan áp dụng áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng
Như theo các lý lẽ đã đề cập ở trên thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng mà tác giả đã đề cập ở trên chính là tòa án hay hội đồng trọng tài. Do đó, nếu để đề cập về trách nhiệm của cơ quan áp dụng BPKCTT trong giai đoạn tiền tố tụng cũng cần phải phù hợp với quy định về áp dụng BPKCTT trong quá trình tố tụng mà cụ thể là:
Khoản 2 Điều 113 BLTTDS năm 2015 có quy định: “Tòa án áp dụng BPKCTT không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng BPKCTT hoặc người thứ ba thì tòa án phải bồi thường...”. Như vậy, tòa án - cơ quan có quyền lực nhà nước cũng có trách nhiệm bồi thường nếu tòa án tự mình áp dụng BPKCTT không đúng. Đây là một quy định mới chưa từng được quy định trong các văn bản PLTTDS trước đây.
Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của tòa án vì áp dụng BPKCTT không đúng được quy định tại khoản 2 Điều 113 BLTTDS năm 2015: tòa án tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT, tòa án quyết định áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu, tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Về căn cứ “tòa án áp dụng BPKCTT khác với BPKCTT mà cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu. Tòa án chỉ xem xét để quyết định áp dụng hay không áp dụng BPKCTT cụ thể được ghi trong đơn. Nếu xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì ra quyết định áp dụng BPKCTT đó, nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Trong trường hợp họ có yêu cầu thay đổi áp dụng BPKCTT khác thì tòa án phải yêu cầu họ làm đơn yêu cầu mới theo đúng quy định tại Điều 117 BLTTDS năm 2015… Khi
xem xét để quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể, tòa án chỉ có quyền chấp nhận toàn bộ, một phần hoặc không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT cụ thể đó của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuyết đối không được áp dụng vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổchức...[42] Với tâm lý muốn an toàn, tránh rủi ro, tòa án sẽ dựa vào yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơquan, tổ chức có quyền yêu cầu để quyết định áp dụng chính BPKCTT đã được yêu cầu. Như thế vừa rất thuận lợi trong việc quyết định áp dụng BPKCTT, vừa tránh được khả năng phải bồi thường thiệt hại hoặc không mất thời gian giải quyết khiếu nại.
Về căn cứ “tòa án áp dụng BPKCTT vượt quá yêu cầu áp dụng BPKCTT của cá nhân, cơ quan, tổ chức”. Cũng xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, căn cứ này được quy định theo hướng đương sự yêu cầu áp dụng BPKCTT đến mức độ nào, phạm vi nào thì tòa án quyết định áp dụng đến mức độ đó, phạm vi đó. Nếu tòa án tự ý vượt quá mức độ mà người yêu cầu đề nghị, gây ra thiệt hại thì tòa án phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, cũng giống như hai căn cứ trước, căn cứ này rất ít khi xảy ra trong thực tiễn bởi giải pháp “tuyệt đối dựa trên yêu cầu đặt ra” là giải pháp an toàn và đơn giản nhất cho tòa án khi quyết định áp dụng BPKCTT.
Như vậy, từ những phân tích trên về quy định tại khoản 2 Điều 113 BLTTDS năm 2015 cho thấy mặc dù BLTTDS năm 2015 có quy định về trách nhiệm bồi thường của tòa án do áp dụng BPKCTT không đúng và trong quy định này các nhà làm luật đã dự liệu ra tương đối nhiều căn cứ để xác định trách nhiệm của tòa án nếu quyết định của tòa án là không đúng, gây thiệt hại. Tuy nhiên, các trường hợp được dự liệu, các căn cứ để xác định trách nhiệm của tòa án trong Điều 113 BLTTDS năm 2015 còn chưa thực sự phù hợp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn TTDS. Theo ý kiến của Viện Khoa học pháp lý, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Vụ Bổ trợ tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý Bộ Tư pháp thì các căn cứ xác định trách nhiệm của tòa án trong việc áp dụng BPKCTT là “chưa đầy đủ”, thiếu căn cứ “tòa án không áp dụng BPKCTT mà gây thiệt hại cho người yêu cầu áp dụng
BPKCTT [41, tr. 89]. Những hạn chế trên từ quy định tại khoản 2 Điều 113 BLTTDS năm 2015 đã là lý do cơ bản dẫn đến tình trạng trong thực tiễn TTDS chưa tìm thấy vụ việc nào mà người đã quyết định áp dụng BPKCTT phải bồi thường.
Tham khảo vấn đề này trong PLTTDS của một số nước, tác giả nhận thấy có điểm khác nhau nhất định. Ví dụ trong BLTTDS của Liên bang Nga, Điều 146 có quy định: “...Trong trường hợp đơn kiện không được chấp nhận thì sau khi có phán quyết của tòa án đã có hiệu lực, bị đơn có quyền đòi nguyên đơn bồi thường thiệthại gây ra do việc áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của nguyên đơn”. Như vậy, nếu việc áp dụng BPKCTT là không đúng thì trách nhiệm bồi thường chỉ đặt ra đối với trường hợp nguyên đơn đã đưa ra yêu cầu áp dụng BPKCTT mà không đặt đối với trường hợp tòa án tự mình áp dụng BPKCTT. Quy định này rất gần với quy định của BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: trách nhiệm bồi thường chỉ đặt ra khi tòa án áp dụng biện pháp bảo toàn tài sản, không đặt ra đối với áp dụng BPKCTT và chỉ đặt ra đối với người đã đưa ra yêu cầu (Điều 96). Tham khảo BLTTDS của Cộng hòa Pháp, tác giả nhận thấy các nhà lập pháp không đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường của tòa án khi quyết định BPKCTT không đúng. Chánh án hay thẩm phán có thẩm quyền có quyền độc lập, chủ động trong việc quyết định áp dụng mọi BPKCTT cần thiết, có quyền quyết định tạm thời những biện pháp bảo toàn hoặc giữ nguyên hiện trạng nhằm phòng ngừa thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra hoặc chấm dứt tình trạng lộn xộn bất hợp pháp (Điều 848, 893 BLTTDS Pháp). Nếu đương sự cho rằng quyết định áp dụng BPKCTT là không đúng, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chứ không đặt ra vấn đề bồi thường. Quy định này thể hiện tư tưởng tôn trọng tuyệt đối thẩm phán, trao cho thẩm phán phạm vi quyền hạn rất rộng, tạo ra cho thẩm phán môi trường làm việc rất chủ động và bảo vệ tuyệt đối các quyết định của thẩm phán. Tuy nhiên, quy định theo hướng này chỉ phù hợp nếu thẩm phán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất nghề nghiệp đảm bảo và có ý thức tuân thủ pháp luật tốt. Thực tiễn áp dụng PLTTDS Việt